Quyết liệt đấu tranh xóa tệ nạn mại dâm

(LĐTĐ) Hiện nay, hoạt động mại dâm diễn biến ngày càng phức tạp, khó phát hiện, nhận biết. Trước thực trạng này, trên địa bàn Hà Nội các cơ quan chức năng đã tăng cường phòng, chống tệ nạn mại dâm bằng nhiều giải pháp linh hoạt.
Triệt xóa nhiều tụ điểm hoạt động mại dâm ở Hà Nội Hà Nội triệt xóa 13 tụ điểm phức tạp về hoạt động mại dâm

Diễn biến phức tạp

Gần đây, tệ nạn mại dâm có dấu hiệu gia tăng, biến tướng dưới nhiều hình thức. Đối tượng tham gia hoạt động mại dâm sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, thông qua mạng internet, mạng xã hội, các diễn đàn… Đặc biệt, các hoạt động mại dâm trá hình trong các cơ sở dịch vụ vẫn khó kiểm soát vì để phát hiện được phải có quá trình theo dõi sát sao của lực lượng liên ngành. Trong khi đó, việc nắm bắt tình hình của các cơ quan chức năng ở một số địa phương còn chậm, chưa có phương án giải quyết, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, triệt để với những địa bàn có tụ điểm phức tạp về mại dâm…

Quyết liệt đấu tranh xóa tệ nạn mại dâm
Ảnh minh họa.

Theo số liệu thống kê của Công an Thành phố, trên địa bàn Hà Nội có gần 3.700 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, nhạy cảm về an ninh trật tự dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Hà Nội cũng đặt mục tiêu triệt xóa 100% điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trước năm 2025. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm ở một số khu vực thuộc quận Ba Đình, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Hà Đông, huyện Thanh Trì, Hoài Đức.

Trong khi đó, thành phố Hà Nội là địa bàn giáp ranh với nhiều tỉnh, đây cũng là nơi tập trung không ít cơ sở kinh doanh dễ phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm, nên việc đấu tranh đẩy lùi hoạt động mại dâm còn nhiều gian nan, thách thức. Trong năm 2021, Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm (Đội liên ngành 178) các cấp đã kiểm tra hơn 2.600 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, qua đó phát hiện, xử phạt, đình chỉ kinh doanh 407 cơ sở vi phạm.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, các Đội đã kiểm tra gần 1.800 cơ sở; trong đó phát hiện 100 cơ sở vi phạm. Công an các cấp cũng đã phát hiện, đấu tranh, triệt phá 84 vụ án liên quan đến hoạt động mại dâm; bắt giữ 360 đối tượng, trong đó xử lý hình sự 82 vụ, 92 đối tượng (tội danh chứa mại dâm, môi giới mại dâm).

Trước đó, theo công bố của thành phố Hà Nội, trên địa bàn có 7 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm và cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố, đặt mục tiêu triệt xoá năm 2022. Trong 7 điểm này có 4 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn xã hội và 3 điểm tại địa điểm công cộng.

Cụ thể, huyện Thanh Trì có 3 điểm gồm: Ngã ba Ngọc Hồi - Liên Ninh (xã Ngọc Hồi - Liên Ninh); Đường Kim Giang (đoạn từ Cầu Tó đến đường Nghiêm Xuân Yêm thuộc địa bàn xã Thanh Liệt); Đường 70 cầu Bươu (xã Tân Triều Tả Thanh Oai - Vĩnh Quỳnh - Tam Hiệp). Các địa bàn này chủ yếu có các hoạt động gội đầu, thư giãn, tẩm quất, massage, được xác định ở mức độ có hoạt động mại dâm, hoạt động phức tạp. Quận Cầu Giấy có đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hoà), được xác định ở mức độ có hoạt động, chủ yếu liên quan đến hoạt động karaoke, massage, nhà nghỉ, khách sạn.

Trong 3 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm tại địa bàn công cộng, quận Hai Bà Trưng có 2 điểm gồm Phố Yersin - Vườn hoa Pasteur (phường Phạm Đình Hổ), mức độ ít hoạt động; phố Nguyễn Huy Tự - Trần Khánh Dư (phường Bạch Đằng), mức độ hoạt động phức tạp; quận Hoàng Mai có 1 điểm là đường Giải Phóng (khu vực ngã 3 bến xe Giáp Bát đến lối rẽ vào phố Đại Từ, phường Thịnh Liệt), mức độ có hoạt động…

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Được biết, nhằm đẩy lùi các hoạt động mại dâm, đạt mục tiêu triệt xóa 100% điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Hà Nội xác định 13 chỉ tiêu cần thực hiện đến năm 2025. Cụ thể: 100% các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống mại dâm. 100% xã, phường, thị trấn triển khai mô hình phòng, chống mại dâm cấp xã. Ít nhất 50% các quận, huyện, thị xã lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Hàng năm, tăng từ 3-5% số tội phạm liên quan đến mại dâm được xử lý theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm tra trên 60% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý. Triệt xóa 100% điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm, không để phát sinh điểm mới. Duy trì không để tái hoạt động trở lại tại các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm đã triệt xóa. Ít nhất 10% địa bàn cấp huyện xây dựng, triển khai mô hình thí điểm về phòng, ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm. Ít nhất 60% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng; thực hiện các can thiệp giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm…

Trong thời gian tới, Tổ công tác liên ngành phòng, chống mại dâm của Thành phố tiếp tục phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm và phòng, chống tệ nạn xã hội tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn năm 2022; triển khai công tác của Đội Kiểm tra liên ngành 178 Thành phố; phối hợp các Sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Đồng thời, tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật trong công tác phòng, chống mại dâm tại các địa phương trên địa bàn; tập huấn nâng cao nghiệp vụ trong công tác phòng, chống mại dâm cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp. Huy động nguồn lực các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS; tranh thủ sự tài trợ về tài chính, giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ huy động được của các tổ chức quốc tế trong công tác phòng, chống mại dâm./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Công an Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy tại các bến xe

Công an Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy tại các bến xe

(LĐTĐ) Ngày 31/10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố Hà Nội đã chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật về phòng, chống ma túy cho cán bộ, công nhân viên, lái xe và người lao động tại bến xe Nước Ngầm, bến xe Giáp Bát và các khu vực lân cận.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
Công an Hà Nội giành Cúp vàng Liên hoan Truyền hình Phát thanh Công an nhân dân

Công an Hà Nội giành Cúp vàng Liên hoan Truyền hình Phát thanh Công an nhân dân

(LĐTĐ) Tối 23/10, lễ bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình, Phát thanh Công an nhân dân lần thứ XIV năm 2024 đã diễn ra tại nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Với 5 giải Vàng, 1 giải Bạc, 5 giải Đồng và 2 Bằng khen, Công an thành phố Hà Nội xuất sắc được Ban Tổ chức trao Cúp vàng toàn đoàn.
Công an quận Hà Đông triệt phá đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe máy liên tỉnh

Công an quận Hà Đông triệt phá đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe máy liên tỉnh

(LĐTĐ) Ngày 19/10, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, lực lượng Cảnh sát hình sự đã bóc gỡ trọn vẹn đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe máy liên tỉnh, xuyên quốc gia, bắt 8 đối tượng...
Công an Hà Nội hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

Công an Hà Nội hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2024. Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập...
Nhiều kết quả trong tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Nhiều kết quả trong tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

(LĐTĐ) Từ ngày 15/8 - 14/10/2024, thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động, các đơn vị thuộc Công an Thành phố đã tiếp nhận, thu hồi 186 khẩu súng các loại...
Sôi nổi hội thi giữa những tổ hòa giải cơ sở quận Hà Đông

Sôi nổi hội thi giữa những tổ hòa giải cơ sở quận Hà Đông

(LĐTĐ) Ngày 8/10, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) đã tổ chức Hội thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật và kỹ năng xử lý tình huống hòa giải" của các Tổ hòa giải cơ sở trên địa bàn quận. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an Thành phố dự và chỉ đạo hội thi.
Phòng Tham mưu Công an thành phố Hà Nội: Hoàn thành vượt chỉ tiêu số hóa đề ra

Phòng Tham mưu Công an thành phố Hà Nội: Hoàn thành vượt chỉ tiêu số hóa đề ra

(LĐTĐ) Với nỗ lực, quyết tâm và sự sáng tạo trong công tác, phòng Tham mưu Công an Thành phố đã hoàn thành tốt mục tiêu số hóa đã đề ra trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tạo tiền đề để “về đích” trong thực hiện chỉ tiêu số hóa trong giai đoạn tiếp theo.
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"; gặp mặt nguyên cán bộ Công an Thành phố thời kỳ kháng chiến chống Pháp và tham gia tiếp quản Thủ đô.
Công an quận Bắc Từ Liêm cảnh báo thủ đoạn mới của đối tượng cướp giật tài sản

Công an quận Bắc Từ Liêm cảnh báo thủ đoạn mới của đối tượng cướp giật tài sản

(LĐTĐ) Ngày 2/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Duy Thái (sinh năm 1985; trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để điều tra làm rõ về hành vi cướp giật tài sản. Bằng thủ đoạn mới, từ tháng 3/2024 đến nay, Thái đã thực hiện cướp giật 3 điện thoại di động, tổng trị giá khoảng 50 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động