Quán Thanh xuân tháng 9: “Bữa tiệc” lắng đọng và giàu cảm xúc
“Lưu Quang Vũ là một phần của cuộc đời tôi” | |
Thắm mãi màu xanh |
Chủ đề của chương trình “Ở hai đầu nỗi nhớ” nhắc nhớ khán giả đến một ca khúc rất nổi tiếng của cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - một người nhạc sĩ miền Nam tập kết ra Bắc - với những ca từ đã “găm” vào lòng người nghe suốt mấy chục năm qua: “Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ/Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương/Ở đầu này nỗi nhớ em mơ về bên anh…” Và hôm nay trên sân khấu của chương trình Quán Thanh xuân, tiếng hát da diết của ca sĩ Phương Thanh đã thực sự làm “tan chảy” trái tim của khán giả.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực chia sẻ câu chuyện với khán giả (Ảnh: VTV) |
Mở đầu chương trình là phần trò chuyện với Tiến sĩ Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông. Ông kể, ông quê ở Tam Quan - Bình Định khi mới 10 tuổi thì được đưa ra Bắc.
Ông vẫn tiếc khi không thể giữ lại được bộ quần áo bà ba (quần áo dài tay) mà mẹ của ông may cho trước khi ra Bắc. Và còn nữa kỷ niệm mà ông không thể nào quên đó, đó là hơi ấm của nồi khoai vào mùa đông năm 1954 khi được bà con xứ Nghệ luộc cho ăn trong những ngày đầu sống trên đất Bắc.
Ông nhớ hồi ở Hưng Yên khi mới học lớp 4, năm 1956 biết không thể trở về quê, mấy đứa nhỏ ở nhà ôm cái cột khóc thút thít. Buồn vậy nhưng một thế hệ được nuôi dạy tập trung nội trú cũng rất lạc quan, học rất giỏi, thể thao cũng rất mê. Bạn bè của ông rất nhiều, trưởng thành có hàng trăm người quay lại miền Nam chiến đấu, có 49 bạn là phi công, trong đó có 29 người hy sinh.
Ông tự hào vì thế hệ ông có nhiều người trưởng thành và không làm xấu hổ người dân miền Nam và không làm xấu hổ đồng bào miền Bắc nuôi dưỡng đồng bào miền Nam. Hôm nay đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng nhớ về trường học sinh miền Nam, ông vẫn vô cùng biết ơn ngôi trường này đã dạy cho ông sống biết ơn, gắn bó, sống hết mình….
Đến với chương trình diễn viên Huyền Mai- con gái của nhà thơ, nhà báo Trang Nghị đem đến kỷ vậy là chiếc dây chuyền có hình bác Hồ bên trong. Chị kể đây là kỷ vật mà các cô chú trong tù truyền tay nhau gìn giữ. Kỷ vật chất chứa cả tấm lòng và xương máu của người dân miền Nam với Bác. Chị kể vào ngày 30/4/1975, ba của chị được cử trong chuyến bay đầu tiên viết bài. Ba má đã khóc rất nhiều vì sắp được về nhà.
PGS.TS Phan Túy - Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội (Ảnh:VTV) |
Còn PGS.TS Phan Túy - Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Dược, Trưởng Ban liên lạc Học sinh miền Nam tại Hà Nội & các tỉnh phía Bắc- ra Bắc khi mới 12, 13 tuổi. Ban đầu, ông cứ nghĩ đi chơi vài hôm rồi về nhưng đi quá lâu, quá xa. Ông đến Qúy Cao, Thái Bình mặc dù bà con hết mực yêu thương nhưng lại bất đồng ngôn ngữ và ấn tượng lớn nhất trong ông là được phát quần áo mới.
Tuy nhiên, cái vui ấy không lấn được cái nhớ nhà, ban ngày vui ca hát nhưng tối nằm khóc. Một số người khi ra Bắc còn bị sốt rét, ghẻ, nhiều khi đi bệnh viện không về nữa khiến ông vừa sợ, vừa lo, vừa nhớ nhà. Kỷ niệm xé lòng ông đến tận bây giờ là mấy người bạn rủ nhau ra đường 10 xem xe nào đi qua cũng nhìn xem có người quen nào của mình trên xe không?
Là người nhạc sĩ miền Bắc có nhiều gắn bó với các nhạc sĩ miền Nam tập kết ra Bắc- Nhạc sĩ - nghệ sĩ ưu tú Lương Nguyên kể hồi ấy có một đơn vị bộ đội đóng quân tại làng ông và ký ức đầu tiên của ông là câu chuyện ngôn ngữ bất đồng.
Ông vẫn nhớ như in những kỷ niệm là học sinh miền Nam quậy lắm và bản thân ông hồi ấy cũng rất muốn vào trường học sinh miền Nam học. Cảm nhận của ông nhạc sĩ miền Nam tập kết ra Bắc là, sau ngày 30/4 họ nhanh chóng về Sài Gòn mà không kịp chia tay nhau. “Theo tôi giá trị là ở chỗ các nghệ sĩ phía Nam đã đem được nghệ thuật truyền thống của đồng bào ra phổ biến ở miền Bắc và dần trở thành tài sản chung của đất nước” - nghệ sĩ ưu tú Nguyên lương cho biết.
Và với một người nhiều năm nghiên cứu âm nhạc thì ông cho rằng những đóng góp của các nhạc sĩ miền Nam là vô cùng to lớn, họ thổi một “làn gió mới” vào âm nhạc nước nhà một hồn cốt âm nhạc đặc trung của miền đất phương Nam.
Nghệ sĩ ưu tú cải lương Phi Điểu (Ảnh: VTV) |
Còn vị khách mời cao tuổi nhất của chương trình - nghệ sĩ ưu tú cải lương Phi Điểu - phu nhân nhạc sĩ Phan Nhân kể bà ra năm 1954. Tuy nhiên, khi mới cập bến Thanh Hóa mấy hôm lại nhận lệnh quay vào Quảng Ngãi, Quảng Nam phục vụ đồng bào.
Bà còn kể kỷ niệm về chuyến đi B ngắn mà đi bằng ý chí, tức bằng cái đầu. Vào năm 1968 với bà còn có một kỷ niệm khó quên là khi cùng đoàn nghệ thuật biểu diễn ở khu vực miền Trung và chỉ còn quãng đường ngắn nữa là được về nhà, trong đoàn đã có ý định quay về nhà. Tuy nhiên, khi Trung ương có lệnh, các nghệ sĩ lại trở ra, vượt qua hết nỗi nhớ nhà da diết.
Trong chương trình, khán giả còn được nghe con con gái của nhạc sĩ Thuận Yến (một người nhạc sĩ miền Nam tập kết ra Bắc), là nghệ sĩ ưu tú Thanh Lam thể hiện ca khúc của cha cô - “Chia tay hoàng hôn”. Chị còn kể hoàn cảnh ra đời là khi mẹ của chị có bầu chị, sức khỏe giảm sút nên không thể cùng cha vào Nam. Thương nhớ người vợ ở Hà Nội, nhạc sĩ áo lính Thuận Yến đã sáng tác ca khúc này.
Nhà báo Thế Thanh lại kể câu chuyện về lần đầu tiên ra Hà Nội, đó là vào mùa đông năm 1958, đó cũng là lần đầu tiên chị được gặp người cha của mình. Một đứa bé 5 tuổi chỉ qua những bức hình nhưng đã nhận ra người cha, đó là câu chuyện khiến người nghe xúc động về tình phụ tử.
Nhà báo Thế Thanh (Ảnh: VTV) |
Chị Bạch Dương- con gái nhạc sĩ Thanh Tùng, kể người cha của chị lại ngược lại cảm xúc với những vị khách mời, đó là nhạc sĩ Thanh Tùng lại thương nhớ miền Bắc và coi miền Bắc như quê hương của mình. Nếu để ý một số ca khúc của ông thì trong những không gian ấy khung cảnh đều là ở miền Bắc. Chị còn nhớ những kỷ niệm được ba mang về “đặc sản” của miền Bắc như: cá khó giềng, nem chua, ổi găng… và tấm tắc khen ngon.
Có thể nói với thời lượng hơn một tiếng đồng hồ, không quá dài để những người làm chương trình có thể kể đầy đủ câu chuyện bằng những kỷ niệm và âm nhạc gửi đến khán giả. Tuy nhiên, với những nỗ lực và cố gắng của mình, chương trình đã phần nào phác họa được, làm “sống lại” ký ức của một thời đã qua. Đó là sự kiện lịch sử đáng nhớ của dân tộc khi Bắc - Nam chia cắt, sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước thành “Hai miền thương nhớ”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07