Quận Tây Hồ: “Đòn bẩy” giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế
Chính sách mới liên quan đến kinh tế có hiệu lực từ tháng 9/2023 Báo chí Thủ đô phản ánh đậm nét, toàn diện đời sống kinh tế - xã hội "Mở khóa" thu hút nhân tài |
Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Tây Hồ Bùi Thị Ngọc Thúy, hỗ trợ vay vốn là nhiệm vụ có sức hút mạnh mẽ đối với hội viên phụ nữ. Hoạt động này không chỉ giúp chị em phát triển kinh tế gia đình, mà còn góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, giảm hộ cận nghèo, giúp đỡ gia đình hội viên phụ nữ tiếp cận nguồn vốn, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn quận.
Nhiều hội viên phụ nữ đã tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình. |
Đến nay, tổng nguồn vốn vay Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Tây Hồ quản lý trên 230 tỷ đồng, với 3.116 hộ vay. Từ đầu năm đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận đã giúp 40 hộ gia đình hội viên phụ nữ hộ cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức như hỗ trợ vay vốn, giới thiệu việc làm.
Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ quận đã tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về ưu đãi tín dụng vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội; thường xuyên phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội quận xây dựng kế hoạch nguồn vốn làm cơ sở phân bổ nguồn vốn cho các phường đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Công tác cho vay đảm bảo đúng quy định, không có nợ xấu, nợ đọng, quá hạn, xâm tiêu vốn.
Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ quận đã giúp đỡ 1 hội viên phụ nữ khuyết tật vay vốn với số tiền 90 triệu đồng, hỗ trợ 2 hội viên phụ nữ nghèo, khuyết tật xây sửa mái ấm tình thương với tổng số tiền đầu tư là 401 triệu đồng (trong đó: Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 70 triệu đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ phường, gia đình xã hội hóa ủng hộ 321 triệu đồng).
Ngoài ra các cấp Hội còn giới thiệu 583 lao động việc làm tại địa phương, giúp 32 phụ nữ khởi sự kinh doanh bằng nhiều hình thức.
Nhờ nguồn vốn vay, nhiều gia đình đã cải thiện kinh tế, phát triển kinh doanh, điển hình như: Chị Lê Thị Thanh Lý, anh Đỗ Khắc Tiệp, chị Lê Thu Huyền (phường Nhật Tân), đã mạnh dạn vay vốn thuê đất phát triển nghề trồng đào, hàng năm thu nhập từ 400 triệu trở lên; Chị Nguyễn Thị Huyền (phường Phú Thượng) vay vốn để sản xuất, kinh doanh xôi truyền thống; chị Trần Thu Huệ, Trần Thị Hà (phường Yên Phụ) vay vốn mở chuỗi cửa hàng kinh doanh bánh phát triển kinh tế, tạo việc làm cho 4 lao động trong gia đình…
"Được tiếp cận nguồn vốn vay với thủ tục giải quyết nhanh. Từ nguồn vốn đó, tôi có tiền mở rộng sản xuất, đến nay kinh tế gia đình chị đã ổn định hơn, tạo việc làm cho một số hội viên khác. Hoạt động vay vốn đem lại ý nghĩa thiết thực cho các hội viên phụ nữ. Nguồn vốn vay đó không chỉ giúp thay đổi cách nghĩ, cách làm mà còn phát huy khả năng sáng tạo của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng”, chị Trần Thị Hà bày tỏ.
Trong khi đó, chị Lê Thu Huyền chia sẻ: “Được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền và Hội phụ nữ, gia đình tôi được vay 80 triệu đồng. Tôi dùng số tiền được vay, mở rộng diện tích trồng đào lên 6.000m2, kết hợp trồng đào và trồng hoa tươi, hàng năm đem lại nguồn thu nhập ổn định. Nguồn vốn vay đã đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, giúp nhiều hội viên phụ nữ có cơ hội phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương, qua đó giúp chúng tôi yên tâm sản xuất”.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Tây Hồ cho biết, trong thời gian tới Hội Liên hiệp Phụ nữ quận sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo các cơ sở Hội tăng cường công tác tuyên truyền chính sách cho vay đối với nhân dân trên địa bàn quận; rà soát phát hiện kịp thời trường hợp rủi ro, trốn nợ để kịp thời thu hồi, tránh thất thoát nguồn vốn. Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở hội phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội quận triển khai các dự án vay vốn cho hội viên phụ nữ vay đúng đối tượng, đúng mục đích và thu hồi đúng thời gian. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng cận nghèo thoát nghèo, đảm bảo 100% hộ cận nghèo có điều kiện, có nhu cầu được vay vốn.
Nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Tây Hồ cũng tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá trên trang Zalo, Facebook… các sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương như: Quất cảnh Tứ Liên, xôi Phú Thượng…; phối hợp với Hội làng nghề, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hỗ trợ nông dân tiêu thụ các sản phẩm tới các tỉnh, thành phố trên cả nước; phối hợp với các đơn vị tổ chức các buổi tập huấn kiến thức khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp, kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, bán hàng hiệu quả cho hội viên phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tờ lịch ngày cuối năm
Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nỗ lực hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024
Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm
Tin khác
Hà Nội tuyển gần 8.000 chỉ tiêu công chức cấp huyện trong năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 10/12/2024 16:21
Cụ thể phí thăm quan di tích lịch sử, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 10/12/2024 16:19
Điều chỉnh mức đầu tư dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá
Chỉ đạo - Điều hành 10/12/2024 16:11
Giải quyết khó khăn, vướng mắc công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Khu CNC Hòa Lạc
Nhịp sống Thủ đô 10/12/2024 14:10
Biến di tích thành điểm đến của du khách
Nhịp sống Thủ đô 10/12/2024 13:09
Chương Mỹ: Tăng cường kiểm soát, xử lý học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông
Nhịp sống Thủ đô 10/12/2024 13:06
Gỡ khó cho chợ dân sinh
Nhịp sống Thủ đô 10/12/2024 12:20
Học sinh Hà Nội đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế được thưởng 250 triệu đồng
Chỉ đạo - Điều hành 10/12/2024 11:54
Tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 10/12/2024 09:12
Hà Nội: Hoàn thành 13/14 chỉ tiêu văn hóa sau 4 năm thực hiện Chương trình 06
Nhịp sống Thủ đô 09/12/2024 21:37