Phụ huynh Việt Nam có chỉ số tự tin cao thứ ba trong khu vực châu Á khi dạy con về tiền
Kết quả khảo sát của Eastspring Investments trực thuộc Tập đoàn Prudential cho thấy phụ huynh Việt Nam có chỉ số tự tin cao thứ ba trong khu vực châu Á khi dạy con về tiền.
Cụ thể, theo khảo sát được Eastspring Investments thực hiện năm 2020 trên gần 10.000 người đến từ 9 quốc gia châu Á về việc giáo dục tài chính cho trẻ, 95% người tham gia khảo sát cho rằng việc dạy con dùng và quản lý tiền là quan trọng. Tuy nhiên, hơn 51% không biết mình đã dạy con đúng cách hay chưa và 43% phụ huynh muốn tự học thêm về kỹ năng quản lý tài chính để dạy con tốt hơn.
Kết quả từ khảo sát này cũng cho thấy, phụ huynh Việt Nam đứng thứ ba trong nhóm phụ huynh có điểm tự tin dạy con về tiền cao nhất trong các nước khảo sát, chỉ sau Indonesia và Thái Lan.
So sánh cách giáo dục về tài chính cho trẻ giữa phụ huynh truyền thống và hiện đại. |
Nối tiếp kết quả khảo sát của khu vực, tháng 5/2021, Prudential Việt Nam thực hiện nghiên cứu định tính về nhận thức, thực trạng và nỗi lo của phụ huynh Việt Nam khi dạy con về tiền.
Kết quả nghiên cứu trên nhóm phụ huynh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, về nhận thức, có 2 nhóm phụ huynh với luồng quan điểm trái ngược.
Nhóm phụ huynh truyền thống cho rằng việc dạy con quản lý tiền ở độ tuổi nhỏ không quan trọng bằng việc học văn hóa. Nhóm phụ huynh hiện đại thường áp dụng các khuyến khích con học thêm các kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng về quản lý tiền bạc.
Đặc điểm của nhóm thứ nhất là các phụ huynh thường áp dụng tính kỷ luật cao khi dạy con quản lý tiền bạc, và không cho con cầm tiền sớm. Ngược lại, nhóm thứ hai theo đuổi cách dạy con cởi mở, để quyền chủ động cho con và cho con quản lý tiền bạc từ sớm. Điểm chung ở cả hai nhóm là các cha mẹ đều cho rằng con cần có nhận thức đúng đắn và hiểu giá trị đồng tiền.
Về thực trạng dạy con kiến thức quản lý tiền, cả hai nhóm đều đang áp dụng những cách thức chung như: Thông qua các hoạt động mua sắm, chi tiêu gia đình hoặc hoạt động thiện nguyện. Các phụ huynh cũng thường dạy con về tiền qua các bài học ngẫu nhiên trong đời sống hoặc dựa trên khoản tiền con nhận được từ lì xì, khen thưởng.
Điểm khác biệt duy nhất là nhóm phụ huynh hiện đại có xu hướng để con sở hữu và quản lý tiền của mình sớm hơn so với nhóm truyền thống khoảng 3-4 năm.
Chia sẻ về những nỗi lo và mối quan tâm, các phụ huynh đều cho rằng nếu không được hiểu đúng giá trị đồng tiền, trẻ sẽ có thái độ và hành vi không tốt trong tương lai như tiêu xài hoang phí hoặc quá ham mê vật chất. Rào cản lớn nhất mà các phụ huynh gặp phải khi dạy con về tiền là không có giáo trình bài bản, kỹ năng và môi trường cho các con học và thực hành. Các bậc phụ huynh tham gia nghiên cứu mong đợi nhà trường sẽ đưa vào các giáo trình giảng dạy về tài chính một cách có hệ thống và áp dụng cách truyền đạt phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
Chia sẻ về mục đích thực hiện nghiên cứu, ông Phương Tiến Minh - CEO Prudential Việt Nam cho biết: “Mục tiêu của Prudential hướng đến trang bị những kiến thức về tài chính cho trẻ từ sớm để xây dựng nền tảng vững chắc cho một thế hệ hiểu biết, độc lập tài chính trong tương lai. Nghiên cứu này cho thấy để làm được điều đó, chúng tôi cần cung cấp một nguồn kiến thức mở để nhà trường và các phụ huynh có thể dễ dàng áp dụng. Dự án Cha-Ching là một trong những hành động cụ thể mà Prudential đã và đang thực hiện vì mục tiêu đó.”
Được biết, trong năm học 2020-2021, dự án giáo dục tài chính cho trẻ nhỏ Cha-Ching đã được triển khai trên 72 trường tiểu học tại địa bàn Hà Nội và Hưng Yên, giúp trang bị kiến thức cho 18.000 học sinh khối 4-5 và hơn 500 giáo viên về 4 kỹ năng cơ bản: Kiếm tiền, Tiết kiệm, Tiêu tiền, Quyên góp. Dự án sẽ tiếp tục được triển khai trong các năm học tiếp theo với quy mô ngày một lớn hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07