Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Đi kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại quận Hoàn Kiếm, chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, đây là đợt nước lũ sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008. Diễn biến thời tiết cực kỳ bất thường, do vậy phải đặt ra tình huống ngập lụt cao hơn với thực tế để lên phương án di dời người dân.
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” Bí thư Thành ủy Hà Nội gửi Thư thăm hỏi đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do bão, lũ Quận Hoàng Mai: Tiếp tục di chuyển người dân đi tránh trú bão số 3

Theo báo cáo của quận Hoàn Kiếm, những ngày qua, nước sông Hồng dâng cao, làm ngập úng nhiều nơi, khiến cuộc sống của một số hộ dân ven sông tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khảo sát thực địa của Ủy ban nhân dân (UBND) phường Chương Dương cho thấy, từ 19h ngày 9/9, mực nước sông Hồng tại trạm là 7,5m, đến lúc 8h ngày 10/9 là 9,18m (xấp xỉ mức báo động 1 là 9,5m).

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đi kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại quận Hoàn Kiếm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đến 12h ngày 10/9, mực nước lũ sông Hồng vẫn tiếp tục lên cao với cường suất 10cm/h, vượt mức báo động 1 là 4cm. Đến 13h ngày 10/9, mực nước lũ sông Hồng vẫn tiếp tục lên tao với cường suất 8cm/h, vượt mức báo động 1 là 12cm.

Vị trí bờ vở sông Hồng thuộc phường Chương Dương có chiều dài 1,6km, nguồn gốc đất là đất bãi bồi sông Hồng, chia làm hai khu vực chính: Khu vực bồi đắp từ đầu ngõ 114 Hàm Tử Quan - 405 Bạch Đằng; khu vực bờ vở sông và bãi bồi ven sông đã ngập nhanh. Phần đất bãi giữa đã ngập hoàn toàn, các thuyền chài ở khu vực này đã được sơ tán từ trước đó, trước khi cơn bão số 3 đổ bộ.

Khu vực từ địa chỉ 407 Bạch Đằng đến 727 Bạch Đằng (giáp với phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng), đoạn bờ sông qua khu dân cư phường Chương Dương (nhà dân tiếp giáp bờ sông), có chiều dài khoảng 800m, đã được đầu tư xây dựng chân kè để bảo đảm ổn định, tránh sạt lở.

Hiện tại, có 46 hộ dân ven sông Hồng tiếp giáp với phần kè trên (gồm 162 nhân khẩu). Các nhà dân ở đây đã được tổ dân phố, cảnh sát khu vực vận động di dời sang nhà hàng xóm hoặc nhà người thân ở khu vực địa hình cao hơn trong phố.

Trước diễn biến bất thường của mưa lũ năm nay, Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm đã yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin tình hình mưa lũ, mực nước sông Hồng, chủ động kiểm tra, rà soát, tổ chức triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án di dời, hỗ trợ người dân và phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Trong đó, tổ chức thông báo, cảnh báo ngay đến người dân, các tổ chức, đơn vị có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông, ven sông thuộc phường Chương Dương, Phúc Tân biết để chủ động phòng, tránh bảo đảm an toàn.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm triển khai xuồng cứu hộ phục vụ công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

Quận ủy cũng giao UBND quận chỉ đạo UBND phường Chương Dương, phường Phúc Tân và các đơn vị liên quan chủ động rà soát, xây dựng phương án ứng phó, di dời người dân, tài sản cao hơn 1 mức so với hiện tại, xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lập danh sách các hộ dân cần di dời.

Đồng thời, chuẩn bị nơi ở an toàn cho người dân phải di dời, bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân; phân công lãnh đạo, cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, bảo đảm không bỏ sót người dân; thực hiện sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, vật tư y tế, hóa chất xử lý môi trường để ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; tổ chức các đội y tế lưu động, sẵn sàng khám, chữa bệnh, cấp cứu cho người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng; phối hợp các đơn vị liên quan để bảo đảm an toàn sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân trong và sau mưa lũ.

Trực tiếp kiểm tra các điểm nước dâng, và nghe báo cáo của quận Hoàn Kiếm, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, đây là đợt nước lũ sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008. Diễn biến thời tiết cực kỳ bất thường, do vậy phải đặt ra tình huống ngập lụt cao hơn với thực tế để lên phương án di dời người dân.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan của quận Hoàn Kiếm tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó thiên tai; rà soát các khu vực nguy hiểm, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lập danh sách các hộ dân cần sơ tán. Đồng thời, quận cần chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, bảo đảm đủ phương tiện thiết yếu để phòng, chống lũ như: Xuồng máy, trang thiết bị, phao cứu sinh… và các nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân. Quận thực hiện sơ tán ngay, bảo đảm người dân đến nơi an toàn trong chiều 10/9.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho giáo viên, nhân viên

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho giáo viên, nhân viên

(LĐTĐ) Hiện nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm học 2024 - 2025. Tại các hội nghị, cán bộ, giáo viên, nhân viên đã tích cực thảo luận, thẳng thắn đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho giáo viên, nhân viên; đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chuyên môn.
Hội cựu phụ trách thiếu nhi Thủ đô tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Sơn Tây

Hội cựu phụ trách thiếu nhi Thủ đô tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 60 năm Phong trào "Ba sẵn sàng" (9/8/1964 - 9/8/2024), và 4 năm ngày thành lập Hội cựu phụ trách thiếu nhi Thủ đô, đoàn công tác thuộc Hội cựu phụ trách thiếu nhi Thủ đô đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Sơn Tây.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tối 12/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, nhân dịp Thủ tướng Lý Cường sang thăm chính thức Việt Nam.
Tiền đạo Nguyễn Văn Quyết tuyên bố kết thúc sự nghiệp thi đấu quốc tế

Tiền đạo Nguyễn Văn Quyết tuyên bố kết thúc sự nghiệp thi đấu quốc tế

(LĐTĐ) Sau trận đấu giao hữu với đội tuyển Ấn Độ tối ngày 12/10 trên Sân vận động Thiên Trường, tiền đạo kỳ cựu Nguyễn Văn Quyết đã chia sẻ ý nguyện khép lại sự nghiệp thi đấu quốc tế ở cấp đội tuyển quốc gia.
Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi gần 2.500m2 đất mở rộng phố Nguyễn Tuân

Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi gần 2.500m2 đất mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Theo dự kiến, trong 2 ngày 14 - 15/10, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi 2.479,64m2 đất và công trình trên đất đối với 84 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân.
Quận Hai Bà Trưng: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Quận Hai Bà Trưng: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng hiện đang quản lý trực tiếp 389 Công đoàn cơ sở, trong đó có 290 Công đoàn cơ sở thuộc khối doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước và 99 Công đoàn cơ sở khối Nhà nước và hành chính sự nghiệp với tổng số 21.983 đoàn viên/tổng số 24.345 người lao động.
LĐLĐ huyện Thạch Thất trao quà cho con đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật

LĐLĐ huyện Thạch Thất trao quà cho con đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật

(LĐTĐ) Trong những năm qua, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất cũng đặc biệt quan tâm và chăm lo cho trẻ em là con của đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, nhất là trẻ em mồ côi, khuyết tật kém may mắn.

Tin khác

Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ

Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ

(LĐTĐ) Các học sinh của Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường Trung học cơ sở Nam Phương Tiến A (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) đã được trở lại trường học tập sau một thời gian phải đi học nhờ vì trường bị ngập.
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 216 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 3

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 216 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Số tiền các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi) đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đến nay là hơn 216 tỷ đồng.
Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do cơn bão số 3; trong đó đã hỗ trợ ngay cho các huyện là 220 tỷ đồng và đưa vào các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới khoảng 2.346 tỷ đồng.
Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nỗ lực ổn định nền nếp dạy học, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình đến quý III năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra; nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm.
Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
Báo Lao động Thủ đô trao tặng kinh phí cải tạo trường học tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Báo Lao động Thủ đô trao tặng kinh phí cải tạo trường học tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Đoàn công tác của Báo Lao động Thủ đô do ông Nguyễn Văn Bình - Tổng Biên tập làm Trưởng đoàn cùng đại diện các đơn vị tài trợ, đã đến trao tặng kinh phí hỗ trợ cải tạo Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 24/9, toàn Thành phố chỉ còn 4 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Xem thêm
Phiên bản di động