Phim Việt thua trên “sân nhà”, do đâu?
Phim nghệ thuật vẫn loay hoay tìm khán giả Tuần phim miễn phí chào mừng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23 |
Phim ngoại áp đảo các phòng vé
Theo khảo sát, số lượng các nhà phát hành, các cụm rạp chiếu, phòng chiếu hiện đại tăng lên nhanh chóng, song tiếc rằng, số lượng phim Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng rất ít so với phim ngoại.
“Nhà bà Nữ”– bộ phim do Trấn Thành đạo diễn đạt doanh thu 460 tỷ đồng, hiện đang là phim Việt ăn khách nhất phòng vé. |
Một số đạo diễn, nhà sản xuất khi được hỏi đều cho rằng: Điện ảnh Việt Nam mất thị phần ngay trên “sân nhà”. Việc các công ty nước ngoài ồ ạt đầu tư vào xây dựng các cụm rạp, phòng chiếu hiện đại đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiếp cận, hưởng thụ điện ảnh của người dân, song cũng khiến nhiều cơ sở chiếu phim của Việt Nam gần như tê liệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động điện ảnh, sự phát triển của điện ảnh, văn hóa Việt Nam. Phim Việt Nam khi sản xuất ra khó vào được hệ thống rạp của họ, nếu có vào được thì số suất chiếu cũng chỉ ở mức tối thiểu và chịu một tỷ lệ phân chia lợi nhuận không công bằng, dẫn đến việc những người làm phim Việt Nam không thể thu hồi vốn.
Bà Ngô Thị Bích Hạnh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH BHD cho biết, hiện tại tổng quan thị trường điện ảnh, các hệ thống rạp có phim Việt chiếm khoảng 30% thị phần, so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ này khoảng 70-90%. Doanh thu phim Việt thì khoảng từ 18-33%, so với những nước như Hàn Quốc, Trung Quốc là 50-70%.
Bà Ngô Thị Bích Hạnh cũng cho biết, không chỉ với phim sản xuất trong nước mà phim nhập khẩu của nước ngoài, do nhiều nhà nhập khẩu nắm trong tay hệ thống rạp chiếu hiện đại nên để phim hay, phim tốt ra các cụm rạp nhỏ lẻ, địa phương phục vụ khán giả cũng khá gian nan.
“Thị phần các công ty Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong thị trường chiếu bóng Việt Nam. Nếu không có Nhà nước điều tiết bằng chính sách doanh nghiệp mà cứ thả nổi theo kinh tế thị trường, các tập đoàn khổng lồ của nước ngoài sẽ chiếm toàn bộ thị phần rạp chiếu và quyết định sẽ chiếu phim gì có lợi về kinh tế”, bà Hạnh bày tỏ.
Do vậy, bà Ngô Thị Bích Hạnh mong rằng Nhà nước cần có chính sách điều tiết về tỷ lệ chia sẻ doanh thu cho chủ phim của các rạp bằng nhau, để các hệ thống rạp nhỏ không bị mất lợi thế cạnh tranh.
Bà Ngô Thị Bích Hạnh cũng kiến nghị Nhà nước cần điều tiết tỷ lệ chia sẻ doanh thu cho chủ phim Việt Nam và phim Hollywood công bằng, không để phim Việt thua thiệt ngay trên “sân nhà”. Điều này cũng giúp tăng tỷ lệ phim Việt chiếu rạp.
Với mong muốn tạo ra một môi trường phát hành mang tính khích lệ đối với người làm phim trong nước, nhiều nhà sản xuất phim trong nước cho rằng, Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, vai trò điều tiết trong lĩnh vực nhập khẩu và phát hành phim. Điều tiết mâu thuẫn lợi ích giữa công ty phát hành và đơn vị phổ biến phim (các rạp), đảm bảo công bằng, tránh tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” và độc quyền trong lĩnh vực phổ biến, phát hành phim. Đặc biệt, phải có chính sách quy định bắt buộc đối với các công ty phát hành phim tư nhân có trách nhiệm phát hành phim đối với các tỉnh…
Thiếu những giải pháp mang tính đường dài
Trong phát hành, phim Việt lép vế ngay trên “sân nhà” là thực trạng hiển hiện. Song điều đó không có nghĩa là các rạp chiếu hay khán giả “quay lưng” lại với phim Việt, bởi thực tế, rất nhiều tác phẩm điện ảnh trong nước đã nhanh chóng chiếm vị trí áp đảo, trở thành bom tấn ở các phòng chiếu. Đứng đầu là “Nhà bà Nữ” do Trấn Thành đạo diễn đạt doanh thu 475 tỷ đồng, đây cũng là phim Việt có doanh thu phòng vé cao nhất hiện nay; một phim khác là “Bố già” do Trấn Thành đạo diễn cùng với sự kết hợp của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cũng đã thu về 430 tỷ đồng; tiếp sau là “Lật mặt 6” của đạo diễn Lý Hải với doanh thu 300 tỷ đồng; “Hai Phượng” của Ngô Thanh Vân là 200 tỷ đồng; “Cua lại vợ bầu” của Nhất Trung là 191 tỷ đồng; “Mắt biếc” của Victor Vũ (được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) là180 tỷ đồng;…
Dẫn chứng trên cho thấy, nếu phim được đầu tư nắm bắt đúng thị hiếu khán giả thì sẽ nhanh chóng vượt qua các rào cản về giờ chiếu, suất chiếu… Về lý thuyết là vậy nhưng rõ ràng để nắm bắt lợi thế đó với phim Việt không hề đơn giản trong mặt bằng phát triển chung hiện thời của điện ảnh trong nước.
Giống như đạo diễn Trần Anh Hùng đã nói, một bộ phim thành công phải có ba chân. Chân đầu tiên là năng lực, hai là tiền, ba là thời gian. Nếu năng lực có, tiền ít thì thời gian phải nhiều. Tối thiểu phải có hai chân. Một bộ phim chất lượng thường nhà làm phim phải làm rất lâu, họ cần có thời gian chuẩn bị…
Nhiều người nghĩ rằng đầu tư ít tiền thì khả năng hòa vốn nhiều hơn, nhanh hơn trong khi từ quan sát và trải nghiệm cá nhân đạo diễn nhận ra thế giới tư duy ngược lại. Đó là phải đầu tư phim chất lượng để phục vụ khán giả, cơ hội hoà vốn sẽ cao hơn, đi đường dài hơn. Chất lượng phim là yếu tố quan trọng đầu tiên kéo khán giả ra rạp và mở rộng thị trường ra thế giới. Rất hiếm phim kinh phí thấp, thời gian ngắn, thiếu đầu tư mà đi được đường xa.
Có thể nói, trong điện ảnh, mối liên hệ cộng sinh giữa sản xuất, phát hành, phổ biến không thể tách rời. Bởi vậy, muốn điện ảnh có những bước phát triển nhanh, mạnh, đưa điện ảnh Việt trở thành ngành công nghiệp thì cần cùng lúc đầu tư đồng bộ có tính đường dài về nguồn nhân lực, ngân sách đầu tư, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị… và tháo gỡ những vướng mắc về chính sách. Chỉ có như vậy thì điện ảnh Việt mới không còn lâm vào cảnh thua trên chính sân nhà.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Điện ảnh 10/12/2024 11:55
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"
Điện ảnh 25/11/2024 12:44
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31