Phát triển hệ thống giao thông kết nối, đồng bộ

(LĐTĐ) Với vai trò là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm, năng động phía Nam, hướng đi của thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, tạo sự lan tỏa và kết nối cho toàn vùng.
TP.Hồ Chí Minh: Tổ chức lại giao thông sau khi đưa vào khai thác cầu Thủ Thiêm 2 Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh đề xuất tất cả hàng, quán được phục vụ thức uống có cồn Triển lãm ảnh du lịch Argentina lần thứ I tại TP.Hồ Chí Minh

Diện mạo hạ tầng hiện đại

Sau 47 năm thống nhất đất nước, đô thị TP.HCM đã được đầu tư mới, nâng cấp mở rộng và đưa vào khai thác nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, qua đó đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa ngày càng gia tăng khu vực Thành phố, kết nối với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc tế.

Phát triển hệ thống giao thông kết nối, đồng bộ
Cầu Thủ Thiêm 2 – biểu tượng cho sự hiện đại của TP.HCM.

Đơn cử về lĩnh vực hàng không là việc nâng cấp sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đường thủy là dự án nạo vét luồng sông Soài Rạp, xây dựng cầu Sài Gòn 1, 2, cầu Bình Triệu 1, 2, cầu Thủ Thiêm 1, cầu Thanh Đa, hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, di dời cụm cảng trên sông Sài Gòn ở khu vực trung tâm ra cảng Hiệp Phước, cảng Cát Lái, đưa vào khai thác tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu…

Trong lĩnh vực đường bộ, các công trình ghi rõ dấu ấn của một đô thị hiện đại bậc nhất khu vực phía Nam phải kể đến như tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây, đại lộ Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, đường Phạm Văn Đồng, Xa lộ Hà Nội, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn TP.HCM, đường Xuyên Á, Quốc lộ 13…

Vừa qua mặc dù Thành phố và cả nước trải qua đại dịch Covid-19 với nhiều thiệt hại nặng nề nhưng đầu tư phát triển đô thị không vì thế mà “chùng xuống”. Nhiều tin vui mới khi Thành phố khánh thành cầu Thủ Thiêm 2, bắc thêm “nhịp cầu vui” đôi bờ Khu đô thị mới thủ Thiêm với Trung tâm quận 1. Thành phố cũng đã khánh thành và thông xe đường song hành đường Võ Văn Kiệt, hoàn thành dự án nâng cấp, sửa chữa đường Đặng Thúc Vịnh (tỉnh lộ 9), huyện Hóc Môn, gia tăng năng lực giao thông từ khu vực trung tâm Thành phố về vùng ven huyện Hóc Môn, Củ Chi cũng như tăng cường kết nối TP.HCM với tỉnh Bình Dương và Long An.

Đáng chú ý, vừa qua tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (trên địa bàn Tiền Giang) đã chính thức hoàn thành, đưa vào khai thác, nối tiếp dự án cao tốc Tp. HCM - Trung Lương (địa bàn TP.HCM - Long An), tạo thêm huyết mạch cho giao thông từ TP.HCM tiến sâu hơn, thuận lợi hơn vào các tỉnh miền Tây (Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ…).

Tương tự, tỉnh Bình Dương vừa khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 13, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là tuyến giao thông huyết mạch cửa ngõ phía Đông TP.HCM kết nối trực tiếp với tỉnh Bình Dương, Bình Phước để đến với các tỉnh Tây Nguyên. Còn tại Đồng Nai, dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đang được đầu tư, xây dựng rầm rộ, tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng đang được xúc tiến khẩn trương.

Dự án quốc gia khác cũng đang dần rõ “hình hài” là tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Tính đến nay tiến độ toàn dự án đạt 90,31%, thành phố đón 2 đoàn tàu cuối cùng (đoàn 16, 17) của tuyến, tái lập và hoàn trả mặt bằng một phần đường Lê Lợi của gói thầu CP1a (thi công đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát Thành phố). Trong khi đó, tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã giải phóng mặt bằng được 83,62%, đang thực hiện điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, cơ cấu tổng mức đầu tư, cơ chế tài chính, di dời hạ tầng kỹ thuật,..

Đánh giá về những nét nổi bật về đầu tư hạ tầng giao thông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm cho biết: Trong năm 2021, ngành Giao thông đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua chủ trương đầu tư nút giao thông An Phú, mở rộng Quốc lộ 50; thông qua Nghị quyết đồng thuận đề xuất thực hiện dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải cũng đã tham mưu, đề xuất UBND Thành phố cơ chế, chính sách và kế hoạch huy động các nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách thuộc lĩnh vực giao thông.

Đầu tư cao tốc, khép kín vành đai

Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế. Điều này càng đặc biệt hơn đối với TP.HCM, trung tâm kinh tế, tài chính của cả nước, nơi diễn ra nhộn nhịp các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước. Thời gian qua, bên cạnh việc đã đầu tư, hoàn thành, đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, giao thông TP.HCM nói riêng và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung vẫn chưa được đầu tư tương xứng, nhất là vẫn thiếu các tuyến cao tốc, đường vành đai. Điều dẫn tới sự liên kết giữa hệ thống giao thông đô thị TP.HCM với hệ thống giao thông các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn còn hạn chế, không đáp ứng nhu cầu thực tế.

Hiện nay nhiều dự án giao thông kết nối liên vùng khác cũng đang trong quá trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư như cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tuyến tàu cao tốc TP.HCM đi Côn Đảo (Vũng Tàu), đề án phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM, đầu tư cảng container trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ. TP.HCM và một tỉnh phía Nam cũng kiến nghị Trung ương xem xét cơ chế, chính sách để đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Cần Thơ, tuyến đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép, sớm thực hiện dự án cầu thay phà Cát Lái, cầu thay phà Bình Khánh. Bổ sung quy hoạch hệ thống đường sắt chuyên dùng kết nối giữa các cảng hàng hóa và cảng container khu vực TP. Thủ Đức và khu vực dọc sông Sài Gòn…

Theo quy hoạch, Vùng TP.HCM (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang) có 5 tuyến cao tốc, trong đó chỉ mới đầu tư, hoàn thành tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang đầu tư, trong khi 2 tuyến còn lại gồm TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, TP.HCM - Mộc Bài đang giai đoạn nghiên cứu.

Tương tự, theo quy hoạch TP.HCM có 3 tuyến vành đai (Vành đai 2, 3, 4) với tổng chiều dài 356km tuy nhiên đến nay chỉ mới đưa vào khai thác được 71km, trong đó có 55 km đường Vành đai 2 và 16km đường Vành đai 3. Riêng Vành đai 4 đang trong quá trình nghiên cứu chuẩn bị dự án, chưa đầu tư xây dựng, thậm chí tuyến Vành đai 2 cũng chưa hoàn thành khép kín. Việc đầu tư thiếu đồng bộ hệ thống đường vành đai như hiện nay đã trở thành điểm nghẽn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Hệ thống đường vành đai TP.HCM sẽ tiếp nhận và giải tỏa các luồng xe quá cảnh, giảm tải các tuyến đường nội đô và cải thiện tình trạng giao thông của TP.HCM, kết nối Thành phố với các tỉnh lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Nình, Bình Phước, qua đó rút ngắn thời gian lưu thông, thúc đẩy các hoạt động thương mại, vận tải, mua bán trong khu vực.

Hiện nay Trung ương, các Bộ ngành và các địa phương nơi dự án đường Vành đai 3 đi qua đang khẩn trương hoàn thành thủ tục, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án. Với tổng chiều dài 76,34km, đường Vành đai 3 TP.HCM đi qua TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Bình Dương, là đường vành đai cao tốc liên vùng, là điểm đầu của các tuyến cao tốc hướng tâm TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, TP.HCM - Trung Lương, sẽ mở ra hướng mới về phát triển đô thị vệ tinh như Nhơn Trạch (Đồng Nai), Khu đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi, TP.HCM), Đức Hòa (Long An).

Tại dự án đường Vành đai 3, Lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần chủ trì các cuộc họp để tìm giải pháp thực hiện hiệu quả, khả thi nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án đường Vành đai 3 rất quan trọng, có ý nghĩa lớn, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế-xã hội, đô thị cho vùng Đông Nam Bộ, tạo ra không gian phát triển mới cho TP.HCM và các tỉnh xung quanh, tạo kết nối về kinh tế vùng, giúp chia sẻ và giải quyết nhu cầu giao thông, kết nối và phát huy hiệu quả hơn nữa các tuyến đường hướng tâm, khai thác quỹ đất lớn để phát triển, giảm chi phí logistics và thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân trong vùng. Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật để báo cáo Chính phủ và các cấp có thẩm quyền. /.

Xuân Tình – Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.

Tin khác

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong 10 tháng năm 2024, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.061 người, bị thương 14.685 người. So với 10 tháng năm 2023, tăng 1.334 vụ, giảm 844 người chết và tăng 2.137 người bị thương.
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

(LĐTĐ) Thông tư mới của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định sẽ có 12 đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Trụ trì Chùa Yên Phú thuộc xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã bàn giao 1.188,2m2 đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội để thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.
Xem thêm
Phiên bản di động