Phát triển du lịch nông nghiệp: Còn nhiều việc cần làm
Tận dụng lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp | |
Hướng đi mới về phát triển du lịch nông nghiệp | |
Mô hình du lịch nông nghiệp: Bỏ ngỏ đến bao giờ? |
Nắm bắt xu hướng du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám phá văn hóa, đặc sản các vùng ven đô Hà Nội, nhiều năm gần đây, hàng loạt mô hình, tour, tuyến du lịch nông nghiệp được các địa phương, hãng lữ hành đầu tư xây dựng, khai thác, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến Thủ đô.
Theo Tổng cục Du lịch, chỉ riêng Hà Nội và khu vực phụ cận, hiện đã có khoảng 40 điểm du lịch, khu trang trại sinh thái đang được khai thác cho du lịch học đường. Các chương trình du lịch chú trọng khai thác yếu tố văn minh lúa nước của vùng đồng bằng Bắc Bộ khá đa dạng như tour thăm mùa lúa chín tại Đường Lâm, Sơn Tây; tour du lịch nông nghiệp kết hợp tham quan văn hóa, di sản, thưởng thức nghệ thuật truyền thống, làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Vạn Phúc; khu du lịch sinh thái Bản Rõm (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn); khu du lịch trang trại Đồng Quê (huyện Ba Vì)...
Du khách trải nghiệm cấy lúa tại Trang trại Đồng quê Ba Vì. |
Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương, hiện tại, Hà Nội có 1.350 làng nghề, làng có nghề, cùng với cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết hoạt động du lịch ở các làng quê vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ…
Điển hình như tại xã Ba Trại (Ba Vì) có hơn 450ha trồng chè, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện và xã đã hỗ trợ người dân trồng chè theo hướng an toàn VietGAP để thu hút khách du lịch tới tham quan, thưởng thức sản phẩm tại địa phương.
Thế nhưng việc xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập, do người dân chưa có trình độ, kỹ năng phát triển, mở rộng các dịch vụ du lịch. Sản phẩm chè thì đơn điệu; các công trình phụ trợ chưa đáp ứng nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của khách tới tham quan…
Có thể thấy, du lịch nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức và khai thác có hiệu quả. Cách làm du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Các sản phẩm du lịch, nhất là du lịch nông nghiệp, chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác những gì sẵn có mà thiếu sự đầu tư dài hạn, thiếu sự liên kết…
Tuy nhiên, không thể phủ nhận du lịch nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp. Phát triển du lịch nông nghiệp thực sự là hướng đi giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả bởi Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, 70% người dân là nông dân.
Hiện nay, lượng khách tham gia vào hoạt động nông nghiệp ngày một tăng, chi tiêu, thu nhập từ hoạt động du lịch nông nghiệp đem lại nguồn thu ổn định cho bà con nông dân, doanh nghiệp và đóng góp cho kinh tế địa phương.
Để phát huy hiệu quả du lịch nông nghiệp, theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cần có quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp theo một quy chuẩn cụ thể, kiểm soát được đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
Nhà nước và Thành phố cần hỗ trợ xây dựng chương trình quảng bá cho loại hình du lịch này, đảm bảo du lịch nông nghiệp được thực hiện quanh năm theo mùa vụ. Đồng thời có giải pháp hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên và tập huấn cho những người tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp nông thôn có trình độ lý luận và thực tiễn.
Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động du lịch mở nhiều phòng trưng bày bán sản phẩm làng nghề, sản vật địa phương đã được chọn lọc, sáng tạo thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách nội địa và quốc tế.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cũng cho biết, thời gian tới, Sở Du lịch sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tham mưu cho thành phố triển khai các biện pháp, chương trình nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, hai ngành tiếp tục rà soát các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề ở địa phương, đề xuất đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phụ trợ...
Về lâu dài, ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần giữ gìn nét văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian… để tạo ấn tượng với khách du lịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22