Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô: Cần phải có “anh cả”
Chìa khóa thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô: Nhiều động lực để phát triển | |
Thị trường Việt Nam lọt vào tầm ngắm của ngành ôtô thế giới |
Chủ yếu vẫn là sản phẩm đơn lẻ
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, có thể thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ôtô vẫn còn yếu, nhỏ lẻ… các linh kiện lắp ráp ôtô tại Việt Nam chủ yếu vẫn phải dựa vào nhập khẩu.
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tính đến thời điểm hiện nay, cả nước có 358 DN sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 50 DN lắp ráp ô tô, 45 DN sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe, 214 DN sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô (quá thấp so với 385 DN ở Malaysia và 2.500 DN ở Thái Lan về sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô).
Cùng đó, các DN hỗ trợ ngành ôtô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được những nhóm linh kiện đơn giản như: Khung gầm xe, thùng xe, vỏ cabin, cửa xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, dây phanh, dây dẫn điện, trục dẫn, vành bánh xe… và được đầu tư nhỏ lẻ không theo chuỗi cung ứng sản phẩm dẫn đến sức cạnh tranh quốc tế còn hạn chế, nhất là sản phẩm của các DN nội địa…
Để ủng hộ cho công nghiệp hỗ trợ, linh kiện nội địa cần cạnh tranh hơn so với linh kiện nhập khẩu về chất lượng, chi phí và giao hàng, trong đó, chi phí, sản lượng đóng vai trò quan trọng. Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần tiếp tục xác định công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực ưu tiên và chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn cho vay theo trần lãi suất quy định. Hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn, thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là thu hút đầu tư FDI từ các tập đoàn sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới. |
Các sản phẩm phụ tùng linh kiện ở mức độ đơn giản, với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp. Do đó, tỉ lệ nội địa hóa của sản phẩm ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn rất thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu mong muốn về tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ôtô ở Việt Nam.
Đánh giá về quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô trong thời gian qua, tại hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô” vừa diễn ra tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, mặc dù thời gian qua công nghiệp hỗ trợ được sự quan tâm, nhưng ngành này vẫn chưa phát triển như kỳ vọng. Tỉ lệ nội địa hoá còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Đứng trước cơ hội, thách thức khi hội nhập để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực, Việt Nam cần có những giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô. Do vậy, trước yêu cầu của thực tại cần phải có các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô là hết sức cần thiết.
Đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết
Đề cập đến nguyên nhân ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do dung lượng thị trường nội địa hạn chế.
Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các Công ty sản xuất (cả sản xuất và lắp ráp ôtô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt, các DN công nghiệp hỗ trợ chưa đủ khả năng tiếp cận các chuỗi sản xuất ôtô ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, các DN chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hoá trong sản xuất, lắp ráp ôtô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Đồng thời, chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Năng lực sản xuất của các DN trong nước còn thấp, số lượng nhỏ phần lớn từ những công ty cơ khí, sản xuất chất dẻo, nhựa, trình độ công nghệ còn kém, không có kinh nghiệm trong ngành ôtô.
Ngoài ra, do chủ yếu DN quy mô nhỏ và vừa hỗ trợ, nên DN Việt Nam khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, dẫn đến việc trình độ quản lý sản xuất và kinh doanh yếu, không đáp ứng được các yêu cầu của các nhà sản xuất ôtô…Do đó, cần phải nâng cao năng lực DN công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thúc đẩy liên kết giữa các DN công nghiệp hỗ trợ và các DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm thị trường trong nước và ngoài nước đặc biệt với một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc… Hỗ trợ các DN nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất, chuyển giao công nghệ, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ.
Để thúc đẩy việc liên kết giữa các DN, theo ông Dương Hồng Quân, đại diện Hiệp hội Cơ khí Việt Nam chia sẻ, trong bối cảnh Việt Nam loay hoay với công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô, thì cần phải có một DN "anh cả" đứng ra tập hợp các DN nhỏ và vừa để kết nối và hình thành các chuỗi cung ứng, thực hiện vấn đề này để phòng trường hợp các DN không thể gia nhập vào các chuỗi của các DN ôtô nước ngoài hiện nay.
Ở một khía cạnh khác, do yếu về năng lực sản xuất, khó cạnh tranh nên các DN công nghiệp hỗ trợ rất thiếu vốn và khó tiếp cận với các gói tín dụng ưu đãi với cơ chế tương tự như gói tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Theo Phó Giám đốc Toyota Việt Nam - Shinjiro Kajikawa, sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô không thể đạt được nếu thiếu sự tăng trưởng của thị trường, sản xuất lắp ráp xe trong nước và công nghiệp hỗ trợ.
Để ủng hộ cho công nghiệp hỗ trợ, linh kiện nội địa cần cạnh tranh hơn so với linh kiện nhập khẩu về chất lượng, chi phí và giao hàng, trong đó, chi phí, sản lượng đóng vai trò quan trọng. Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần tiếp tục xác định công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực ưu tiên và chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn cho vay theo trần lãi suất quy định.
Hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn, thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là thu hút đầu tư FDI từ các tập đoàn sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới. Để đưa ngành công nghiệp ôtô phát triển, đòi hỏi Chính phủ có chính sách hỗ trợ các DN sản xuất trong nước theo hướng rõ ràng, minh bạch và có lộ trình đủ dài để các DN yên tâm đầu tư.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01