Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Công đoàn cơ sở
Góp phần nâng cao ý thức, tác phong lao động của NLĐ
Bày tỏ quan điểm về mục tiêu “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển của doanh nghiệp, vì việc làm, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ”, bà Ngô Thị Huyền - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Công ty cổ phần may mặc QTNP cho rằng: Đây là vấn đề không mới, đã được bàn bạc, trao đổi rất nhiều, nhưng có một vấn đề cần hiểu và giải quyết đó là mối quan hệ giữa các bên gồm: Doanh nghiệp - Công đoàn - NLĐ là mối quan hệ sự gắn kết, những giá trị và lợi ích đem lại cho mỗi bên, trong đó Công đoàn giữ vai trò trung tâm, phải xây dựng được mối quan hệ gần gũi, tin tưởng của doanh nghiệp và NLĐ.
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Chính Hữu (thứ 3 từ trái sang) và lãnh đạo quận Long Biên nắm bắt tình hình việc làm, đời sống NLĐ tại Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên. Ảnh: B.D |
Từ thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp, theo bà Ngô Thị Huyền: CĐCS cần làm tốt hoạt động tuyên truyền, giáo dục đoàn viên và NLĐ. Cụ thể: Hoạt động tuyên truyền, giáo dục cần hướng tới nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách, lề lối làm việc, kỷ luật lao động, để NLĐ chủ động, tự giác làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Khi NLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực hoàn thành kế hoạch kinh doanh, đưa Công ty phát triển, thông qua đó nâng cao thu nhập, giữ ổn định và cải thiện đời sống của NLĐ. Và khi Công ty đạt được kết quả cao hơn trong kinh doanh, NLĐ sẽ được hưởng nhiều hơn các chế độ, chính sách phúc lợi xã hội.
“Khi hoạt động của CĐCS tạo nên sự thay đổi về chất trong hoạt động của Công ty, Giám đốc - Công đoàn - NLĐ thêm hiểu nhau, xích lại gần nhau, vì lợi ích của nhau và những giá trị chung, vì sự phát triển của Công ty. Khi đó, CĐCS đã tạo được sự tin tưởng của Giám đốc và NLĐ và khẳng định được vai trò trong Công ty”, bà Huyền khẳng định.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Đinh Thị Nhung - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty in Hàng Không cho rằng: Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, NLĐ đóng vai trò quan trọng, và cần bắt đầu từ Tổ Công đoàn. Việc nâng cao nhận thức cho đoàn viên, NLĐ, theo bà Nhung, cần tập trung giáo dục để CNLĐ trở thành những công dân mới có tư tưởng, lập trường của giai cấp công nhân, có tác phong công nghiệp, có trình độ để làm chủ các phương tiện, kỹ thuật hiện đại tiên tiến... và trở thành những người tiên phong đi đầu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vận động đoàn viên, NLĐ trong tổ chấp hành tốt kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
Nhấn mạnh Tổ Công đoàn là nơi gần gũi với đoàn viên, NLĐ, do đó, cán bộ Tổ Công đoàn cần vận động NLĐ tích cực tham gia các phong trào thi đua trong doanh nghiệp như: Thi đua chấp hành nội quy lao động, tuân thủ quy trình công nghệ; thi đua nâng cao trình độ tay nghề; thi đua nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật; thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo... Qua đó, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sản xuất, kinh doanh có lãi, việc làm, tiền lương, tiền công của đoàn viên, NLĐ ổn định, đời sống NLĐ được nâng lên.
Chú trọng các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa
Khẳng định giá trị cốt lõi của CĐCS là chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ, ông Trần Quốc Tuấn - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Nhựa Hàng Không chia sẻ kinh nghiệm: Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ và người sử dụng lao động như để đảm bảo hai bên cùng tuân thủ, thực hiện theo pháp luật thì CĐCS đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; giúp các doanh nghiệp ổn định, phát triển bền vững, NLĐ có đủ việc làm, thu nhập.
Theo ông Tuấn, mục tiêu của cả người sử dụng lao động và NLĐ là phải cùng nhau đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. Nếu doanh nghiệp phát triển thì lợi ích của các bên sẽ được đảm bảo, cụ thể: Doanh nghiệp có lợi nhuận, quyền và lợi ích của NLĐ được đảm bảo và nâng cao.
Theo đó ông Tuấn cho rằng, CĐCS phải phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức phát động các phong trào thi đua, đồng thời tham gia ban hành các chính sách đòn bẩy kinh tế để khuyến khích NLĐ tích cực làm việc và làm việc sáng tạo đạt hiệu quả cao. Thu nhập của NLĐ được hình thành từ hai nguồn chính: Tiền lương, trợ cấp, phụ cấp và tiền thưởng là nguồn thu chính để NLĐ có thể làm giàu cho bản thân nếu họ tích cực làm việc và có nhiều sáng tạo trong công việc.
“Công ty cổ phần Nhựa Hàng Không luôn thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; trong đó Ban Chấp hành CĐCS chú trọng tổ chức tốt đối thoại định kỳ, Hội nghị NLĐ, tổ chức thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều quy định có lợi hơn luật. Từ các nội dung đã thỏa thuận cụ thể trong Thỏa ước, Ban Chấp hành CĐCS đã tiếp tục cụ thể hóa bằng các chương trình chăm lo cụ thể đến NLĐ, góp phần quan trọng tăng cường sự gắn bó, phát triển nghề nghiệp, tăng năng suất lao động, thi đua sáng kiến cải tiến trong đoàn viên NLĐ, giúp Công ty hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh chính được giao”, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Nhựa Hàng Không chia sẻ.
Từ thực tế hoạt động tại cơ sở, khẳng định Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, bà Vũ Thị Thùy Linh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên cho rằng: Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, hệ quả là NLĐ không có việc làm ổn định, nghỉ việc luân phiên, hoặc phải chấm dứt hợp đồng lao động, chậm trả lương… Trong bối cảnh đó, Công đoàn Công ty đã đổi mới về nội dung, phương pháp hoạt động, đạt nhiều kết quả trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Tại Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên, với vai trò của mình, Công đoàn Công ty đã chủ động phối hợp, tham gia xây dựng các quy chế, quy định liên quan đến chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của NLĐ; xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị NLĐ, đối thoại định kỳ tại nơi làm việc… qua đó phát huy hiệu quả quyền dân chủ trực tiếp của NLĐ. Cũng theo bà Linh, qua việc thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở sẽ thiết lập được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và phát triển, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20
Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"
Hoạt động 30/10/2024 19:26
Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội
Hoạt động 30/10/2024 10:53
Tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục huyện Đông Anh năm học 2023 - 2024
Hoạt động 29/10/2024 19:43