Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”

(LĐTĐ) Huyện Thường Tín (Hà Nội) được mệnh danh là mảnh đất “danh hương”, cũng là mảnh đất “trăm nghề” khi chứa đựng trong mình 126 làng nghề và hàng nghìn cơ sở sản xuất liên quan. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống Thường Tín kết tinh giá trị thẩm mỹ, bàn tay và khối óc tài hoa của các nghệ nhân, thợ lành nghề qua nhiều thế hệ. Phát huy giá trị sản phẩm làng nghề cũng chính là đưa văn hóa truyền thống hội nhập sâu rộng trong thời đại mới.
Thường Tín đón nhận Quyết định điểm du lịch Làng nghề mộc cao cấp xã Vạn Điểm Hà Nội phấn đấu 100% làng nghề đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã Sức sống mới trên làng nghề Đại Áng

Thế mạnh của mảnh đất trăm nghề

Thường Tín nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, có 126 làng cổ. Trên địa bàn huyện có một quần thể di tích lịch sử văn hóa đồ sộ, với trên 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 126 di tích được xếp hạng. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như chùa Đậu; Đền, bến Chương Dương; Nhà thờ Nguyễn Trãi; Văn từ Thượng Phúc…

Gắn liền với di tích là lễ hội. Toàn huyện có 7 lễ hội quy mô lớn và 26 lễ hội được tổ chức thường xuyên. Thường Tín cũng là vùng đất có kho tàng di sản phong phú, trong đó có 129 di sản trong Danh mục Di sản văn hóa, là một trong những huyện có danh mục di sản nhiều nhất thành phố Hà Nội.

Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”
Những sản phẩm làm từ sừng Thụy Ứng không chỉ được người dân trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. (Ảnh: Bảo Thoa)

Nói về nghề, thì Thường Tín là mảnh đất trăm nghề. Toàn huyện có 126 làng nghề, trong đó có khoảng 16 nghìn cơ sở sản xuất và hàng trăm doanh nghiệp tư nhân, thu hút khoảng 40 nghìn lao động làm nghề. Huyện có 2 Hiệp hội làng nghề là Sơn mài và Thêu truyền thống; 12 Hội làng nghề, trong đó 1 hội cấp huyện, 11 hội cấp xã. Có 49 làng được vinh danh Làng nghề truyền thống và Làng nghề Hà Nội.

Trong 129 di sản của huyện Thường Tín được ghi trong Danh mục Di sản Văn hóa Hà Nội, có 19 di sản là nghề thủ công truyền thống. Toàn huyện có 35 nghệ nhân được nhà nước và các tổ chức phong tặng danh hiệu, trong đó có 3 nghệ nhân nhân dân, 5 nghệ nhân ưu tú và 27 nghệ nhân Hà Nội.

Thường Tín có nhiều làng nghề nổi tiếng hình thành từ sớm và gắn bó với người dân địa phương hàng trăm năm nay. Các làng nghề của Thường Tín có tính sáng tạo cao với các sản phẩm thủ công đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc văn hóa, như bánh dày Quán Gánh, thêu Thắng Lợi, thêu Quất Động, điêu khắc Nhân Hiền… nổi tiếng trong và ngoài Hà Nội.

Đặc biệt, nghề thêu phục chế trang phục cung đình ở làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng nghề sơn mài Hạ Thái được vinh danh làng nghề tiêu biểu cấp Thành phố và được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận là “Điểm du lịch làng nghề” năm 2019. Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân, làng nghề lược sừng Thụy Ứng và đồ gỗ cao cấp Vạn Điểm cũng được công nhận là “Điểm du lịch làng nghề”.

Sản phẩm của các làng nghề truyền thống Thường Tín có sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kỹ thuật của người làm nghề, kết tinh giá trị thẩm mỹ, bàn tay và khối óc tài hoa của các nghệ nhân, thợ lành nghề qua nhiều thế hệ; chúng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế cho người dân, mà còn phản ánh sinh động lối sống, phong tục, tập quán và ước mơ, khát vọng của người Thượng Phúc, người Thường Tín từ xưa đến nay.

Do đó, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa của các làng nghề truyền thống của huyện vừa khơi dậy và lan tỏa sức sáng tạo, vừa góp phần hình thành thương hiệu riêng.

Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”
Những người thợ thêu Quất Động bằng đôi bàn tay khéo léo đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động tô đẹp cho đời. (Ảnh: Phạm Thảo)

Chính vì vậy, các làng nghề truyền thống thực sự là nguồn tài nguyên văn hóa đặc sắc, là thế mạnh để phát triển du lịch; du khách khi đến với làng nghề Thường Tín vừa có cơ hội được tham quan nơi sản xuất, tiếp xúc với thợ thủ công, được trải nghiệm một vài công đoạn sản xuất, vừa có thể mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc.

Các làng nghề trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định cho người dân và đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tìm chỗ đứng cho nghề truyền thống

Tại buổi tọa đàm về Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển, ông Bùi Công Thản - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín cho biết, những năm qua, huyện Thường Tín luôn quan tâm phát triển nghề nói chung, công tác duy trì và phát triển nghề truyền thống nói riêng; đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch; đầu tư xây dựng cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn.

Hằng năm, huyện dành một phần kinh phí hỗ trợ công tác đào tạo, nhân cấy nghề cho lao động, nhất là lao động trẻ, lao động tại các xã vùng sâu...

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Bùi Công Thản, công tác phát triển nghề và làng nghề trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp không ít khó khăn. Nguồn nguyên liệu không ổn định, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm; do thị trường biến động nên một số nghề truyền thống không phát triển...

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng các làng nghề, nhất là đường giao thông đã xuống cấp, hoặc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm… Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ và đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống.

Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”
Huyện Thường Tín nổi tiếng với bánh dày Quán Gánh. (Ảnh: Đinh Luyện)

“Việc Hà Nội chính thức trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO được nhân dân Thủ đô, trong đó có người dân Thường Tín phấn khởi và kỳ vọng về một hình ảnh mới của Thành phố. Trong xu thế đó, làng nghề truyền thống với nhiều ưu thế nổi bật đã và đang góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô”, ông Bùi Công Thản nhấn mạnh.

Đại diện huyện Thường Tín cũng cho rằng, trước xu hướng thương mại hóa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trọng mục tiêu lợi nhuận, coi nhẹ các giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là người dân ở các làng nghề về vị trí, vai trò và giá trị văn hóa của các sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề. Phát huy tính sáng tạo của người dân làng nghề, góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.

Cùng với đó là rà soát các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế. Có phương án bảo tồn, khôi phục và phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương và làng nghề có giá trị bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa truyền thống…

Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”
Xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín đón nhận Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, công nhận Làng nghề mộc Vạn Điểm là điểm du lịch Làng nghề mộc cao cấp.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chú trọng công tác quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các làng nghề được công nhận theo tiêu chuẩn về vốn đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức các tuyến du lịch làng nghề, bảo đảm hiệu quả kết hợp giữa các làng nghề truyền thống với du lịch.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề cho người lao động và các cơ sở sản xuất để tạo ra các sản phẩm phong phú, có giá trị kinh tế cao mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa.

Tiếp tục có chính sách chăm lo, hỗ trợ, tôn vinh các thế hệ nghệ nhân làng nghề. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển ngành, nghề nông thôn, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, góp phần giữ gìn và quảng bá văn hóa truyền thống và đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp - nông thôn.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

(LĐTĐ) Dệt may là một trong những lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn của tỉnh Nghệ An. Toàn tỉnh hiện có hơn 50 công ty, nhà máy đang hoạt động, sản phẩm xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
LĐLĐ quận Long Biên kỷ niệm 20 năm thành lập, gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn

LĐLĐ quận Long Biên kỷ niệm 20 năm thành lập, gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều nay (8/12), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập LĐLĐ quận (9/12/2003 - 9/12/2023); gặp mặt cán bộ Công đoàn qua các thời kỳ.
Công an quận Hà Đông lắp đặt chuông báo trộm tại các tiệm vàng

Công an quận Hà Đông lắp đặt chuông báo trộm tại các tiệm vàng

(LĐTĐ) Các nút chuông báo động được lắp đặt trong khu vực quầy giao dịch các tiệm vàng, ngân hàng. Nghi vấn có kẻ gian hoặc xảy ra tình trạng đối tượng cướp tiền, vàng tại đây, chủ hoặc nhân viên kinh doanh nhấn nút chuông báo động.
Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

(LĐTĐ) Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán thường là cao điểm mua sắm, nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm. Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội về khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu, dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với Tết năm 2023).
Cảnh sát giao thông Hà Nội tập trung phòng ngừa ùn tắc giao thông dịp cuối năm

Cảnh sát giao thông Hà Nội tập trung phòng ngừa ùn tắc giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao. Bên cạnh đó thành phố Hà Nội đang rào chắn hè phố, thi công nhiều công trình giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ùn tắc. Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã huy động, bố trí lực lượng để hướng dẫn, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông tại các điểm "nóng".
Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

(LĐTĐ) Trong các ngày 12 và 13/12/2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động đón Đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam. Để bảo đảm an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện...
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.

Tin khác

Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

(LĐTĐ) Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán thường là cao điểm mua sắm, nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm. Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội về khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu, dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với Tết năm 2023).
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.
Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội

Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nêu rõ trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
HĐND thành phố Hà Nội thông qua dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách năm 2024

HĐND thành phố Hà Nội thông qua dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 8/12, tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua 4 nghị quyết liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công

Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua việc phê duyệt chủ trương đầu tư 23 dự án (gồm 21 dự án nhóm B và 2 dự án nhóm C); phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 5 dự án cấp thành phố (gồm 1 dự án nhóm A, 4 dự án nhóm B).
Thành phố Hà Nội đã ủy quyền 578 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 94%

Thành phố Hà Nội đã ủy quyền 578 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 94%

(LĐTĐ) Đến nay, toàn Thành phố đã ủy quyền 578 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 94%. Hiện, Thành phố chỉ đạo tập trung đánh giá kết quả xây dựng, triển khai thực hiện phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính sau 1 năm thực hiện.
Hà Nội còn 224 định mức, đơn giá chưa hoàn thành

Hà Nội còn 224 định mức, đơn giá chưa hoàn thành

(LĐTĐ) Sáng 7/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Sở, ngành đã làm rõ cam kết hoàn thành công tác rà soát, xây dựng các định mức đơn giá lĩnh vực rác thải, nước thải, vận tải hành khách công cộng và chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố.
Đẩy nhanh tiến độ dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, nhà máy xử lý chất thải rắn Châu Can

Đẩy nhanh tiến độ dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, nhà máy xử lý chất thải rắn Châu Can

(LĐTĐ) Sáng 7/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông thông tin về kết quả thực hiện một số nội dung nghị quyết, kết luận, những cam kết, lời hứa của UBND Thành phố và các cơ quan tại các phiên chất vấn của HĐND Thành phố.
Kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính: Để hoạt động công vụ hiệu quả

Kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính: Để hoạt động công vụ hiệu quả

(LĐTĐ) Một trong những hoạt động nhằm kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thành phố Hà Nội thực hiện trong thời gian qua là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã ban hành kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC, làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch kiểm tra tại đơn vị mình.
Nỗ lực vì mục tiêu chuẩn văn minh đô thị

Nỗ lực vì mục tiêu chuẩn văn minh đô thị

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 14/11/2023 triển khai thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Để được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị cùng người dân trong việc tham gia xây dựng cảnh quan đô thị được đặt lên hàng đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động