Phát động Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn
Chủ trì thông tin tới báo chí có ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập báo Lao Động và nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
![]() |
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về Cuộc thi. |
Cuộc thi được Ban Tổ chức phát động nhằm động viên, tạo cơ hội để các nhà văn chuyên nghiệp và không chuyên, người lao động trong và ngoài nước sáng tạo những tác phẩm văn học phản ánh thực tiễn phong phú, nhiều màu sắc về đời sống, viêc làm của người công nhân, khích lệ, động viên công nhân hăng say lao động đổi mới, sáng tạo; tôn vinh lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vai trò, hoạt động thiết thực, hiệu quả của tổ chức Công đoàn Việt Nam; góp phần phát triển văn hóa đọc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
Thông qua Cuộc thi cũng nhằm góp phần làm đa dạng, sinh động thêm đời sống văn học từ mảng đề tài mang đậm chất liệu đời sống đương đại này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Trong nhiều năm qua, mảng đề tài văn học viết về người lao động, công nhân, Công đoàn, nhất là những người lao động di cư làm việc tại các khu công nghiệp, cuộc sống người lao động trước tác động của dịch Covid-19… còn rất thiếu.
Theo Ban Tổ chức, với 2 thể loại (tiểu thuyết và truyện ngắn), các tác phẩm văn học viết về đề tài công nhân, công đoàn có thể hướng tới các nội dung: Đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của công nhân lao động trong lĩnh vực công nghiệp; đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của công nhân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các ngành nghề, lĩnh vực; vai trò, vị trí, hoạt động thiết thực, hiệu quả của tổ chức Công đoàn; đời sống, công việc, tâm tư, tình cảm và những đóng góp của cán bộ công đoàn. |
Cùng với việc thúc đẩy phong trào sáng tác văn học về đề tài công nhân, Công đoàn, việc tổ chức Cuộc thi góp phần tôn vinh những người lao động, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, là hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, triển khai tinh thần, nhiệm vụ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
"Tổng LĐLĐ Việt Nam hy vọng thông qua các tác phẩm văn học giúp xã hội nhìn nhận đầy đủ, chia sẻ và thấu hiểu đời sống, vai trò, vị trí của người công nhân và giai cấp công nhân trong bối cảnh mới; đánh giá đúng vai trò, đóng góp của tổ chức Công đoàn Việt Nam đối với người lao động và đất nước", Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu kỳ vọng.
Thông tin tại lễ phát động, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: "Đây là cuộc thi rất cần thiết. Triển vọng cuộc thi sẽ thu hút sự quan tâm của người viết, tạo dòng chảy mạnh trong văn học Việt Nam mà ở đó người lao động, công nhân, nhất là ở lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, và tổ chức Công đoàn sẽ là nhân vật văn học có vị trí trung tâm. Chúng tôi mong muốn các tác phẩm văn học từ cuộc thi sẽ cổ vũ, tôn vinh những đóng góp của giai cấp công nhân, người lao động - lực lượng đông đảo có vai trò quan trọng trọng quá trình xây dựng và phát triển đất nước cũng như vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng đỡ, động viên người lao động”.
Ban Tổ chức cho biết, Cuộc thi diễn ra trong 2 năm. Thời hạn nhận bài từ tháng 11/2021 đến hết tháng 8/2023. Lễ tổng kết và trao giải dự kiến vào Quý IV/2023 - dịp Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Hội đồng Sơ khảo và Chung khảo của cuộc thi gồm những nhà văn, nhà phê bình văn học có uy tín, đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, Báo Lao Động.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và sẽ được lựa chọn đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Lao Động và Hội Nhà văn Việt Nam.
Tổng giải thưởng của cuộc thi lên tới khoảng 2,5 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Ngoài các giải thưởng chính thức, Ban Tổ chức sẽ trao một số giải chuyên đề khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

LĐLĐ quận Long Biên - LĐLĐ tỉnh Hậu Giang chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn
Hoạt động 28/03/2025 21:29

Công đoàn triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí
Hoạt động 27/03/2025 21:50

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh "Nét đẹp người lao động Long Biên" lần thứ I năm 2025
Hoạt động 27/03/2025 19:50

Hội nghị người lao động Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Nghĩa năm 2025
Hoạt động 27/03/2025 17:14

Cải tiến trong công tác vệ sinh môi trường giúp Urenco hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Vì lợi ích đoàn viên 27/03/2025 15:47

Sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ khoa học LĐLĐ thành phố Hà Nội kỳ 1 năm 2025
Hoạt động 27/03/2025 14:43

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong hệ thống Công đoàn
Hoạt động 27/03/2025 14:34

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn với LHCĐ Hàn Quốc khu vực Jeju
Hoạt động 26/03/2025 19:53

Tiếp tục nâng cao đời sống cho người lao động
Hoạt động 25/03/2025 15:41

LĐLĐTP Hà Nội khảo sát về ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành thành lập CĐCS quận Long Biên
Hoạt động 25/03/2025 14:31