Phải đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
Bộ Công an yêu cầu ngăn chặn giao dịch đất đai đối với Công ty Phú Hồng Thịnh Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2024 |
Ngày 29/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2024 để thảo luận đối với 5 nội dung, trong đó có 3 dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và 2 đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe cơ quan chủ trì trình bày tóm tắt các dự án luật, đề nghị xây dựng luật; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến xây dựng các dự án luật; tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành; xem xét về quy trình, thủ tục chuẩn bị; các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng luật; tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; tham khảo kinh nghiệm quốc tế; đồng thời phân tích sâu các vấn đề căn cơ và còn có nhiều ý kiến khác nhau tại các dự án luật.
Trong dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), các đại biểu cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về phòng, chống mua bán người; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn.
Về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), Chính phủ quan tâm thảo luận về thẩm quyền, phạm vi quy định chi tiết thi hành luật; phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính; tiêu chuẩn công chứng viên; việc đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên nhằm nâng cao chất lượng của công chứng viên; về tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng…
Đối với đề nghị xây dựng Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi), các thành viên Chính phủ và khách mời quan tâm thảo luận các nội dung liên quan vấn đề phân cấp, phân quyền trong thi hành án dân sự; kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan liên quan; khuyến khích mở rộng thỏa thuận dân sự, song phải được luật pháp công nhận; bảo đảm quyền, nghĩa vụ của công dân và các bên có trách nhiệm, liên quan; chế tài xử phạt, bảo đảm tính khả thi…
![]() |
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Với đề nghị xây dựng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Chính phủ tập trung thảo luận các giải pháp thực hiện các chính sách để bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật nhằm tạo thuận lợi, công bằng cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường đầu tư, kinh doanh; việc xác định đối tượng áp dụng các chính sách thuế phù hợp với từng loại doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị công lập, thực hiện nhiệm vụ chính trị…; chính sách ưu đãi; chế tài chống thất thu thuế; bảo đảm tính minh bạch, tránh trục lợi chính sách trong quá trình triển khai; phù hợp với chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước an toàn và bền vững; phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay.
Cùng với việc cho ý kiến đối với từng nội dung và giao các nhiệm vụ cụ thể hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật, kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các bộ đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, tích cực chuẩn bị, trình các dự án, đề nghị xây dựng luật; đồng thời nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ, có cơ sở; bảo đảm tiến độ, chất lượng; đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát với tinh thần xây dựng cao của các thành viên Chính phủ và các đồng chí đại biểu tham dự phiên họp.
Nhấn mạnh "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", Thủ tướng khẳng định thể chế, cơ chế, chính sách chính là nguồn lực của sự phát triển. Do đó phải đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật; có cơ chế, chính sách để huy động sức mạnh tổng hợp cho phát triển; đổi mới cách làm để tạo ra nguồn lực, động lực mới, truyền cảm hứng cho toàn xã hội phát triển.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể; đầu tư nguồn nhân lực, nguồn lực cho xứng tầm là đột phá chiến lược; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các ủy ban của Quốc hội; lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, tiếp thu ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, người dân và tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu những nội dung phù hợp với điều kiện Việt Nam; tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng thể chế; tăng cường công tác tuyên truyền xây dựng pháp luật, truyền thông chính sách…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính không cần thiết, tiết giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển; tạo môi trường phát triển lành mạnh, điều tiết theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tránh "xin – cho", phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý nghiêm vi phạm.
Đối với một số luật vừa được ban hành như Luật Đất đai (sửa đổi), các luật liên quan đến bất động sản, nhà ở, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan hoàn thiện xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn để sớm đưa luật vào cuộc sống, khơi thông các điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách
Tin khác

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024
Tin mới 15/04/2025 18:31

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin mới 15/04/2025 17:55

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc
Tin mới 15/04/2025 16:15

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025
Tin mới 15/04/2025 16:04

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 14:39

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tin mới 15/04/2025 11:30

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 09:45

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 15/04/2025 00:14

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Tin mới 14/04/2025 23:15

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Tin mới 14/04/2025 23:14