Ôtô lắp camera hành trình không lưu trữ hình ảnh bị xử phạt ra sao?
Hiệu quả từ hệ thống camera giám sát giao thông Tăng cường tiện nghi và an toàn nhờ công nghệ kết nối trên xe hơi |
Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), hiện nay với tình hình giao thông ngày càng phức tạp, cơ sở hạ tầng phát triển không đáp ứng kịp so với sự gia tăng về số lượng phương tiện.
Camera hành trình còn được gọi là thiết bị giám sát hành trình hay camera giám sát hành trình là hệ thống camera giúp lưu trữ các thông tin ghi được trên suốt quá trình xe lăn bánh.
Ngoài ra, camera hành trình còn có khả năng quan sát xung quanh với góc quay rộng, hỗ trợ cho việc lái xe an toàn cũng như tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Đối với bất cứ phương tiện nào khi tham gia giao thông cũng cần phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Vì thế, việc sử dụng camera hành trình đối với những loại phương tiện phổ biến như ôtô, xe máy là điều hết sức cần thiết.
Ngày 17.1.2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2020 Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, trong đó quy định thời hạn đối với các xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo; ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trước ngày 1.7.2021 (camera giám sát).
Tại Khoản 6 Điều 28 Nghị định số 100/2019 ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau: Phạt tiền từ 5-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10 -12 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Sử dụng xe ôtô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;
Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ôtô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 1 - 3 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm.
Theo Việt Dũng/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44