Những shipper “0 đồng” giúp dân bảo vệ “vùng xanh”
Hà Nội sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động tại các quận, huyện phục vụ người dân Không tăng giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh chiều ngày 27/5 |
Những shipper “0 đồng”
Đầu tuần, mới 7 giờ sáng, chị Nguyễn Thị Thanh (quận Hoàn Kiếm) đã có mặt tại siêu thị Fujimart để thực hiện các đơn hàng mà khách đặt từ tối hôm trước qua điện thoại. Chị Thanh cho biết, do giãn cách xã hội, nhiều người lo ngại khi đến siêu thị phải xếp hàng lâu, sợ đông, dễ bị lây dịch bệnh nên đã liên hệ trực tiếp với chị để đặt đơn hàng. Mặc dù siêu thị chưa có ứng dụng đặt hàng online nhưng để giảm tải người đến mua trực tiếp, chị cùng nhiều nhân viên khác đã tự nguyện giúp khách hàng “đi chợ”.
Mô hình “đi chợ giúp dân” tại nhiều xã ở huyện Thanh Trì. |
Chị Thanh chia sẻ: “Mỗi ngày tôi nhận được khoảng từ 7-8 đơn, trị giá mỗi đơn thường trên 1 triệu đồng do tâm lý khách hàng muốn đặt nhiều một lần. Sáng sớm, tôi mua hàng giúp khách để thực phẩm được tươi ngon hơn. Tôi cũng báo để khách hàng biết chỉ giúp đi chợ với những đơn trên 500 nghìn đồng để hạn chế mua hàng nhiều lần, cũng không nhận những đơn hàng quá xa vì phải thực hiện giãn cách. Những nhu yếu phẩm hết hàng hoặc không có, tôi đều báo lại cho khách hàng để lựa chọn thay thế.
Do chúng tôi đều phải làm việc theo ca ở siêu thị nên mọi người chỉ có thể tranh thủ lúc chưa đến ca để mua hàng giúp khách. Khách hàng hoàn toàn không phải trả bất kỳ chi phí nào khác, vẫn như khi chính mình đi mua trực tiếp”.
Chị Phạm Thị Hoa (45/24 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm) cho hay, kể từ khi giãn cách, mỗi tuần chị đều nhắn tin qua zalo gửi đơn hàng tới nhân viên siêu thị và được chở đến tận nhà không mất phí. “Ví dụ khi gửi đơn từ tối hôm trước, nhân viên siêu thị sẽ hồi đáp đã nhận được. Sáng sớm hôm sau nhân viên sẽ gọi điện trao đổi, nếu như một số mặt hàng không có rồi chốt đơn. Chỉ hơn hai tiếng sau là tôi đã nhận được đầy đủ từ thực phẩm đến nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày. Tiền mua hàng có thể chuyển khoản trước hoặc sau khi nhận hàng. Nhân viên chuyển hàng thực hiện giao hàng nhanh chóng, đảm bảo phòng, chống dịch”, chị Hoa chia sẻ.
Sống ở khu vực quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), chị Phạm Thu Thảo từ lâu cũng dùng biện pháp “đi chợ tại nhà” qua việc cài đặt ứng dụng của Siêu thị Big C. Mỗi tuần chị đặt một đơn hàng qua ứng dụng và được nhân viên siêu thị chuyển đến tận cửa “vùng xanh”. Tuy đôi lúc phải chờ 1 đến 2 ngày, nhưng chị Thảo cho biết chỉ cần kiểm tra thực phẩm, nhu yếu phẩm trong nhà để đặt hàng sớm một chút là được, vẫn hơn phải đến tận siêu thị xếp hàng và chờ đợi.
Hiện nay, ở nhiều siêu thị trên địa bàn Hà Nội cũng đã thực hiện cách làm linh động và hiệu quả này. Thay vì đến siêu thị xếp hàng, người dân có thể đặt hàng qua ứng dụng (App) của siêu thị hoặc qua hotline của siêu thị.
“Đi chợ” giúp dân để bảo vệ “vùng xanh”
Đối với một số quận, huyện lại có những cách làm khác rất hiệu quả. Tại thôn Vĩnh Trung (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì), người dân không cần ra chợ mà vẫn mua được thực thẩm tươi mỗi ngày. Đi chợ “tại nhà” giúp người dân thực hiện nghiêm chỉ đạo “ai ở đâu ở yên đó” và cũng là cách để họ bảo vệ “vùng xanh” của mình.
“Đi chợ giúp dân” để bảo vệ “vùng xanh” |
Từ 6 giờ ngày 24/7, khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, mô hình “Đoàn viên thanh niên đi chợ giúp dân” của xã Đại Áng được triển khai đã giúp người dân có thể mua được hàng hóa thiết yếu, phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày. Theo đó, đội thanh niên tình nguyện nhận đơn hàng mỗi ngày qua mạng xã hội zalo, facebook, điện thoại… tổng hợp và lên phương án mua sản phẩm. Các sản phẩm được mua tại các cửa hàng kinh doanh tại chợ Vĩnh Trung rất phong phú như: Thịt, cá, rau xanh, gia vị, hoa quả… đảm bảo chất lượng, giá cả bình ổn. Đi chợ về, các thành viên của đội phân chia thực phẩm theo đơn hàng của từng hộ gia đình đã đăng ký và mang đến cho các hộ dân. Trong quá trình triển khai mô hình, các tình nguyện viên thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Anh Nguyễn Văn Thắng - Bí thư Đoàn Thanh niên xã Đại Áng cho biết, với hình thức này, người dân không phải đi ra khỏi nhà, không lo thiếu hàng hóa thiết yếu để sử dụng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các loại thực phẩm, rau củ quả luôn tươi ngon, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. “Chúng tôi cũng khuyến khích bà con mua đủ ăn trong vài ngày chứ không cần mua nhiều, khi nào hết, chúng tôi lại đi chợ mua tiếp. Như vậy vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch, vừa có đủ hàng hóa cho người dân sử dụng”, anh Thắng cho hay.
Cũng bắt đầu từ ngày 6/8, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân xã Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) cũng làm nhiệm vụ đi chợ, chuyển hàng giúp người dân khi toàn bộ thôn Lạc Thị với 1.390 hộ dân bị phong tỏa vì có người mắc Covid-19. Xuất phát từ thực tế mong muốn được chia sẻ khó khăn, giúp ổn định tâm lý và đời sống cho người dân, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân xã Ngọc Hồi đã thành lập 7 Tổ với 21 thành viên để “đi chợ giúp dân”. Ngay khi các Tổ được thành lập, bà con khu vực phong toả và các tiểu thương tại các chợ ủng hộ rất nhiệt tình. Trung bình mỗi ngày 7 Tổ chốt từ 200 đến 250 đơn gồm rất nhiều hàng hoá, nhu yếu phẩm, thuốc men. Các thành viên của 7 Tổ ai cũng luôn trong tâm thế bận rộn, ghi chép cẩn thận, chi tiết từng loại thực phẩm kèm theo giá tiền. Căn cứ vào danh sách đó, từng nhóm người chia nhau mua sắm.
Những thành viên ở “vùng xanh” sẽ có nhiệm vụ hậu cần, phụ trách đi chợ và chuyển đồ đến chốt đầu thôn Lạc Thị nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch được an toàn. Thực phẩm khi được đưa vào khu phong tỏa cũng đảm bảo nghiêm ngặt quy định phòng, chống dịch Covid-19, thành viên bên trong khu phong tỏa sẽ ra nhận và giao hàng đến từng hộ gia đình.
Chị Lã Thị Vần - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ngọc Hồi chia sẻ: “Tất cả hàng hóa mua đều được ghi chép lại chi tiết để đảm bảo minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Sau khi đi chợ về, thực phẩm sẽ được các tình nguyện viên phân chia theo đơn, ghi tên từng hộ dân một cách cẩn thận, danh sách thực phẩm và số tiền cũng được ghi rõ ràng để thuận tiện cho nhóm vận chuyển thu tiền”.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì cho biết, ngoài việc đảm bảo phòng, chống dịch, “ai ở đâu ở yên đó”, thì mô hình đã giúp bình ổn giá cho bà con, đảm bảo cung cấp đủ nhu yếu phẩm trong nhân dân trong thời gian giãn cách xã hội.
Trong tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, mô hình “đi chợ giúp dân” giữa vùng tâm dịch của xã Ngọc Hồi đã mang lại ý nghĩa thiết thực, vừa hỗ trợ kịp thời cho người dân vừa góp phần đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28
Ngày 19/12: Giá dầu thế giới giảm, trong nước giá xăng dự báo tăng chiều nay?
Thị trường 19/12/2024 08:11
Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm
Thị trường 18/12/2024 07:45