Những điều ít biết về Phó Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ

Phó Tổng thống Charles Curtis phục vụ trong chính quyền Herbert Hoover. Dù là một thành viên bộ lạc Kaw - bộ lạc người bản xứ ở Mỹ, nhưng ông lại ủng hộ các chính sách đồng hóa.
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chúc mừng Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Ông Joe Biden chính thức được xác nhận thắng cử

Dù việc bà Kamala Harris trở thành Phó Tổng thống Mỹ là một mốc đặc biệt trong lịch sử Mỹ, nhưng bà không phải là người da màu đầu tiên nắm giữ vị trí này. Phó tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ là Charles Curtis, nhậm chức cách đây gần 1 thế kỷ.

Curtis, thành viên của bộ lạc Kaw, là Phó Tổng thống dưới thời Tổng thống Herbert Hoover, nhiệm kỳ 1929-1933, và ông đã để lại một di sản lịch sử phức tạp.

Phó Tổng thống Charles Curtis. Ảnh: Getty
Phó Tổng thống Charles Curtis. Ảnh: Getty

Curtis ủng hộ quyền bỏ phiếu của phụ nữ, luật lao động trẻ em và Đạo luật công dân bản địa 1924. Trong khi đó, ông cũng thúc đẩy các chính sách đồng hóa bất lợi cho nhiều người Mỹ bản địa. Một trong những tác động đáng kể đối với chính sách Mỹ là Đạo luật Curtis 1898, làm suy yếu các chính phủ bản địa và xóa bỏ các khu bảo tồn người bản địa.

Lớn lên ở Kansas

Curtis sinh ra ở Topeka năm 1860, một năm trước khi Lãnh thổ Kansas trở thành bang thứ 34 của Mỹ. Khoảng 3 tuổi, mẹ ông qua đời, cha ông tham gia Quân đội liên minh chiến đấu trong Nội chiến. Ông sống với ông bà nội của mình là Louis và Julie Papan Donville. Bà nội ông là người bản địa, nhưng ông nội ông thì không phải. Thời trẻ, Curtis nổi tiếng với nhiều giải thưởng đua ngựa.

Vào khoảng năm 1873, khi ông bà nội cùng bộ lạc Kaw chuyển đến Lãnh thổ của Người da đỏ, nay là bang Oklahoma, Curtis đã lên kế hoạch đi cùng họ. Nhưng bà nội đã khuyên ông không nên tham gia vào hành trình này.

“Bà của ông chỉ nói rằng ‘Cháu sẽ còn những thứ quan trọng hơn’”, Kent Blansett, một giáo sư về lịch sử và nghiên cứu về các bộ lạc bản địa tại Đại học Kansas, cho biết.

Blansett nói rằng, bà của Curtis không bảo ông quay lưng với bộ lạc của mình, mà hãy giúp họ bằng một con đường khác.

Curtis đã nghe theo lời khuyên của bà và ở lại Topeka, trở thành một luật sư và chính trị gia. Di sản bản địa của ông, điều mà các chính trị gia và các phóng viên da trắng thường nhắc tới một cách miệt thị, là kiến thức cộng đồng trong toàn bộ sự nghiệp chính trị của ông. Năm 1884, ông được bầu làm luật sư Quận Shawnee. 8 năm sau, ông được bầu vào Hạ viện với tư cách là thành viên đảng Cộng hòa.

Đạo luật Curtis xây dựng trên Đạo luật Dawes

Tại Hạ viện, Curtis đã giới thiệu một “đạo luật bảo vệ người dân ở lãnh thổ bản địa”, còn được biết đến với tên gọi Đạo luật Curtis năm 1898. Đạo luật này được xây dựng trên Đạo luật Dawes 1987, trong đó đưa ra chính sách “chia phần”. Theo chính sách này, chính phủ Mỹ buộc phân chia khu bảo tồn người Mỹ bản địa – nơi mà đất đai và các nguồn tài nguyên được chia sẻ cộng đồng - thành các tài sản do tư nhân nắm giữ.

Phó Tổng thống Curtis và Tổng thống Hoover năm 1929. Ảnh: Getty
Phó Tổng thống Curtis và Tổng thống Hoover năm 1929. Ảnh: Getty

Đạo luật Curtis buộc phải áp dụng sự “phân chia: đối với các bộ tộc Cherokee, Choctaw, Chickasaw, Creek and Seminole (còn được người da trắng gọi là “5 bộ lạc đã được khai hóa”), những người vốn được coi là ngoại lệ theo Đạo luật Dawes. Điều này cho phép người da trắng tiếp quản thêm lãnh thổ của 5 bộ lạc, đặt ra một giai đoạn hợp nhất Oklahoma thành một bang của Mỹ. Đạo luật cũng kêu gọi việc xóa bỏ các chính quyền bản địa, khẳng định chủ quyền của chính phủ Mỹ đối với họ.

“Có thể nói, Đạo luật Curtis đã gây ra sự tổn hại không thể thay đổi. Ngay cả những năm sau này, khi Curtis tham gia một chương trình phát thanh với Will Rogers - người Cherokee, vào những năm 1930, ông đã bị Will phản đối gay gắt.

“Vì ở Oklahoma, đặc biệt là những người Cherokee, không ai ủng hộ những gì Đạo luật Curtis đã làm [đối với bộ tộc Cherokee]”, Blansett nói.

Vậy điều gì dã khiến Curtis, hạ nghị sỹ người bản địa đầu tiên, đưa ra một đạo luật như vậy? Sự thuộc địa hóa đã khiến ông tin rằng sự đồng hóa và biến đổi văn hóa là không thể tránh khỏi đối với những người bản địa.

Trở thành phó tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ

Curtis sau đó trở thành một Thượng nghị sỹ, và đến năm 1929, ông trở thành phó tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. Ông và Tổng thống Herbert Hoover không có mối quan hệ gần gũi và nhiều người Mỹ cho rằng, Curtis không thực sự đóng vai trò trong Nhà Trắng. Dù thế nào, vị trí Phó Tổng thống của Curtis cũng bị phủ bóng quá nhiều bởi phản ứng “thảm họa” của Tổng thống Hoover đối với sự sụp đổ thị trường chứng khoán và Đại Suy thoái.

Trong cuộc bầu cử năm 1932, Hoover tái tranh cử với slogan “Chơi an toàn với Hoover”, “Chúng ta đang xoay chuyển” hay “Đừng thay đổi bây giờ” không có nhiều tác dụng trong việc lấy lại niềm tin vào chính quyền của ông. Kết quả là Hoover và Curtis đã thảm bại trước Franklin Delano Roosevelt.

Curtis vẫn tiếp tục sự nghiệp chính trị, trở thành Chủ tịch Ủy ban chiến dịch tranh cử thượng viện đảng Cộng hòa năm 1935. Ông qua đời 1 năm sau đó ở tuổi 76, để lại một di sản chính trị phức tạp./.

Hoàng Phạm/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhung-dieu-it-biet-ve-pho-tong-thong-da-mau-dau-tien-cua-my-836470.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

(LĐTĐ) Theo AP, đến thời điểm 11h45 (giờ Việt Nam), ông Trump có 230 phiếu đại cử tri, trong khi bà Harris được 205 phiếu.
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

(LĐTĐ) Hơn 10 năm sau khi MH370 mất tích, Malaysia sắp khởi động lại cuộc tìm kiếm dựa trên một đề xuất "đáng tin cậy" chỉ ra khu vực cần tìm là phía nam Ấn Độ Dương.
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

(LĐTĐ) Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng số tiền đóng góp lên tới 15,9 tỷ USD.
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

(LĐTĐ) Các bang Mỹ đang tiến hành kiểm phiếu, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng ở bang Florida và Texas.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 6/11 (giờ Hà Nội) ông Donald Trump đang được 101 phiếu đại cử tri, còn bà Kamala Harris được 52 phiếu.
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

(LĐTĐ) Bão nhiệt đới Trami đã trút mưa lớn trên khắp các hòn đảo chính của Philippines, gây ra lũ lụt trên diện rộng ảnh hưởng đến khoảng 150.000 người khi chính phủ đóng cửa hầu hết các hoạt động.
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

(LĐTĐ) Hội nghị về chương trình Erasmus+ (Erasmus+ Day) được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 22 và 23 tháng 10, với sự phối hợp giữa Phái đoàn Liên minh châu Âu (EUDEL) tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Trong một thông điệp gửi tới hàng chục bộ trưởng ngoại giao trên khắp thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Israel, ông Israel Katz, xác nhận rằng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã bị giết. Ông là quan chức Israel đầu tiên công khai xác nhận điều này.
Xem thêm
Phiên bản di động