Nhìn lại đợt dịch Covid-19 thứ 4: Những cột mốc đáng nhớ góp phần thích ứng an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả
Thanh Hóa khẩn trương, quyết liệt xử lý ổ dịch Covid-19 tại thị xã Bỉm Sơn Ngày 16/10, cả nước có 3.221 ca mắc Covid-19 tại 48 tỉnh, thành phố Ngày 16/10, Hà Nội ghi nhận 12 ca mắc Covid-19 |
Những cột mốc đáng nhớ
Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch, quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn. Đến nay, dịch bệnh đã được ghi nhận tại 62/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Tính đến sáng 17/10, cả nước đã ghi nhận khoảng 860.000 ca mắc; riêng đợt dịch thứ 4 ghi nhận 858.000 ca mắc và 21.000 ca tử vong.
Đợt dịch thứ 4 khởi đầu ngày 27/4/2021 với đa nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh và đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế, trường học, cơ quan hành chính, nhóm sinh hoạt tôn giáo... và tại các khu vực có mật độ dân cư cao làm số mắc tăng nhanh trong thời gian ngắn. Số ca mắc và tử vong tăng cao, chiếm hơn 99% tổng số của 3 đợt dịch trước đó.
Đợt dịch thứ 4 xuất hiện đã lan rộng ra 62 tỉnh, thành phố trên cả nước |
Cuối tháng 5/2021 dịch đã lây lan ra hơn 30 tỉnh, thành phố và bùng phát mạnh tại các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh, nơi có hơn 400 nghìn công nhân đến từ 60 tỉnh, thành trong cả nước, trong khi kinh nghiệm phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp và lực lượng, trang thiết bị, vật tư y tế theo phương châm 4 tại chỗ còn hạn chế. Tại Bắc Giang, dịch tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nơi ở và sinh hoạt tập trung đông công nhân, cộng đồng dân cư nơi có công nhân lưu trú, đặc biệt là 2 khu công nghiệp Vân Trung và Quang Châu.
Đến cuối tháng 6/2021, Bắc Ninh, Bắc Giang đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian này tại Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác cũng ghi nhận các ca bệnh không rõ nguồn lây. Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận rải rác các ca mắc mới từ cuối tháng 4/2021, đầu tháng 5/2021. Dịch bắt đầu bùng phát từ ngày 26/5/2021 với các ca bệnh được phát hiện từ nhóm truyền giáo Phục Hưng; sau đó số mắc tăng nhanh với hơn 20 chuỗi lây nhiễm trên toàn địa bàn Thành phố.
Đến 31/5/2021, thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 260 ca mắc và quyết định áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15/CT-TTg. Trong hơn 1 tháng thực hiện giãn cách, dịch bệnh vẫn tiếp tục gia tăng và lan rộng trên địa bàn Thành phố, số mắc hằng ngày tăng liên tục, đến ngày 05/7/2021 đã vượt 1.000 ca mắc mới mỗi ngày. Đến ngày 9/7/2021, Thành phố quyết định áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg trong vòng 15 ngày trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, do dịch bệnh tiếp tục bùng phát mạnh với nhiều trường hợp mắc và tử vong, số mắc hằng ngày tăng tới vài nghìn ca.
Tại các tỉnh trọng điểm kinh tế trong khu vực như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nam Bộ, dịch bắt đầu có xu hướng lan rộng. Trước diễn biến nhanh, phức tạp của dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phố trong vòng 14 ngày kể từ ngày 19/7/2021.
Trong 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp. Số ca mắc hằng ngày tiếp tục gia tăng, tỷ lệ ca mắc được phát hiện tại cộng đồng vẫn ở mức cao. Nguyên nhân do việc thực hiện giãn cách xã hội không nghiêm và không bóc gỡ được triệt để các ca bệnh do tốc độ của biến chủng Delta lây lan nhanh mạnh. Sau 14 ngày giãn cách, hầu hết các tỉnh, thành phố tại khu vực phía Nam đều phải tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 2 tuần.
Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 và Nghị quyết số 86/NQ-CP22, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện tăng cường giãn cách xã hội toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực có nguy cơ cao, rất cao tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An kể từ ngày 23/8/2021. Trong thời gian này, các địa phương đã tăng cường triển khai tích cực, đồng bộ nhiều biện pháp giảm mắc, giảm tử vong, tăng cường xét nghiệm, đẩy mạnh tiêm chủng, an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội nhờ đó dịch bệnh đã có chiều hướng biến chuyển tích cực.
Nỗ lực xoay chuyển tình thế
Đợt dịch thứ 4 đã kéo dài hơn 5 tháng, đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Một số tỉnh, thành phố vẫn có các ca nhiễm cộng đồng không rõ nguồn lây, tiềm ẩn nguy cơ dịch bùng phát trở lại và lây lan trên diện rộng tại bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu.
Có thể thấy, từ khi có dịch, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và mọi người dân đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó đã kiểm soát thành công trong 3 đợt dịch đầu tiên, đã và đang từng bước kiểm soát được đợt dịch thứ 4 trên phạm vi toàn quốc.
Từ những kết quả đã đạt được, có thể thấy, các biện pháp phòng, chống dịch cho đến nay cơ bản là đúng hướng, kịp thời và hiệu quả. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, các địa phương đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo tinh thần các Chỉ thị 15, 16, 19 và lần đầu tiên thực hiện tăng cường giãn cách xã hội tại một số địa bàn với một số biện pháp tương tự như tình trạng khẩn cấp. Đồng thời, kết hợp hài hòa giữa lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, xuyên suốt và phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện.
Cụ thể, xác định xã phường là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong hoạt động phòng chống dịch; đề cao khẩu hiệu “Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân”. Các nhiệm vụ về bảo đảm an sinh xã hội, tiếp cận, truy vết, cách ly, chăm sóc y tế cho người dân được giải quyết ngay tại cơ sở với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng.
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 được coi là chiến dịch tiêm chủng mở rộng lớn nhất trong lịch sử của Việt Nam |
Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các địa phương đã kế thừa các nguyên tắc, biện pháp được áp dụng trong các đợt dịch trước; đúc kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, bổ sung và hình thành công thức trong phòng, chống dịch: 5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của nhân dân với các trụ cột: xét nghiệm, cách ly, điều trị; đồng thời kết hợp hài hòa giữa phòng ngự và tấn công.
Ngoài ra, các biện pháp chuyên môn y tế cũng được triển khai hiệu quả. Ngay khi dịch bệnh tại Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu có những diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã thành lập các Bộ phận thường trực đặc biệt tại địa phương để trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chống dịch Covid-19.
Xây dựng và cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về truy vết, khoanh vùng, các phương án cách ly, các chiến lược xét nghiệm, hướng dẫn đánh giá nguy cơ, hướng dẫn phòng chống dịch tại khu công nghiệp; chỉ đạo các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, tình huống xấu và chủ động nâng cao tối đa năng lực truy vết, cách ly, xét nghiệm và điều trị. Nhiều biện pháp chuyên môn chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được áp dụng trên thực tiễn đế đáp ứng với diễn biến mới của dịch bệnh, nhất là đối với sự lây lan nhanh của biến chủng Delta.
Các địa phương cũng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp giám sát, truy vết nhằm phát hiện sớm, ngăn ngừa dịch bệnh. Áp dụng các biện pháp công nghệ, chia sẻ thông tin trong hoạt động truy vết ca bệnh, người tiếp xúc. Tổ chức, điều phối hiệu quả các lực lượng hỗ trợ, phát huy mạnh mẽ vai trò của Tổ Covid-19 cộng đồng, phối hợp với lực lượng công an tiến hành truy vết nhanh, khẩn trương ngay khi phát hiện ca bệnh để thực hiện cách ly kịp thời đối với các trường hợp có liên quan tới ca bệnh.
Các biện pháp tổ chức cách ly được điều chỉnh, cập nhật theo diễn biến dịch bệnh và năng lực cách ly của từng địa bàn. Mở rộng, thiết lập thêm các khu cách ly tập trung tại các địa bàn trọng điểm dịch bệnh. Điều chỉnh thời gian cách ly tập trung phù hợp với diễn biến dịch; siết chặt quy trình bàn giao người trở về khi kết thúc cách ly tập trung.
Nhiều biện pháp cách ly lần đầu tiên được triển khai trong phòng, chống dịch tại nước ta như: Cách ly F1 tại trạm y tế xã, tại nhà, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; triển khai giao quản lý cách ly cho chính quyền địa phương, thực hiện cách ly tại chỗ, cách ly ngay tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp; sử dụng camera giám sát cách ly42; đặc biệt, tổ chức triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà đối với các trường hợp không triệu chứng (bảo đảm các điều kiện cần thiết trong quá trình thực hiện cách ly) trong giai đoạn dịch tăng cao tại thành phố Hồ Chí Minh...
Về xét nghiệm, các địa phương đã từng bước tăng cường năng lực xét nghiệm. Công tác điều phối xét nghiệm, lấy mẫu ngày càng được nâng cao qua mỗi giai đoạn dịch, với sự tham gia của nhiều lực lượng; huy động, hỗ trợ lực lượng từ các địa phương lân cận; tổ chức xét nghiệm lưu động; kết hợp hiệu quả phương pháp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm RT-PCR; thực hiện việc gộp mẫu để làm tăng tốc độ xét nghiệm và giảm chi phí; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; chủ động tầm soát lấy mẫu xét nghiệm tại các khu vực nguy cơ cao…
Các địa phương cũng đã tập trung toàn lực để điều trị giảm tử vong bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp điều trị như thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực, bệnh viện dã chiến; tổ chức hiệu quả việc phân tầng điều trị với sự hỗ trợ chuyên môn giữa các tầng; thành lập các trạm y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn; triển khai các mô hình chăm sóc, điều trị người nhiễm tại nhà, huy động sự tham gia của cộng đồng ở các địa phương có nhiều người nhiễm; triển khai các nghiên cứu, ứng dụng, các phương pháp điều trị mới, kết hợp Đông - Tây y trong điều trị như tại Bắc Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đã đặc biệt quan tâm và quyết liệt chỉ đạo, vận động để có vắc xin tiêm chủng miễn phí cho nhân dân. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 92,5 triệu liều vắc xin và tiêm được hơn 61 triệu liều. Đến ngày 16/10/2021, đã có 60,2% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin và 24,7% đã tiêm đủ liều vắc xin.
Có thể thấy, việc kết hợp đồng bộ, hiệu quả các biện pháp trong điều trị người bệnh đã góp phần giảm tử vong, tránh được cuộc khủng hoảng y tế xã hội. Ngoài ra, việc tác động phối hợp của giãn cách xã hội, xét nghiệm rộng, điều trị sớm, bao phủ vắc xin, bảo đảm an sinh đã đem lại kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch suốt thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38