Nhiều thành tựu đáng tự hào trong phát triển kinh tế Thủ đô
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã đặt ra 5 nhiệm vụ chủ yếu, trong đó, với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội xác định phát huy tiềm năng và thế mạnh Thủ đô; đẩy mạnh kinh tế tri thức; đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm kinh tế Thủ đô phát triển nhanh, bền vững.
Theo đó, Thành ủy Hà Nội đã ban hành và thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 về “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020” (Chương trình 03) và nhiều Nghị quyết, đề án, chuyên đề về cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Có thể coi đây là bộ giải pháp nhằm thay đổi về chất cho nền kinh tế Thủ đô.
Bức tranh đô thị Hà Nội ngày càng hiện đại. Ảnh: Cao Tiến |
Năm năm qua, kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch tích cực; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh được cải thiện. Giai đoạn 2015-2020, GRDP tăng bình quân 7,36% trong khung kế hoạch (7,3-7,8%). Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, tăng trưởng ước đạt 3,98% (kế hoạch là 7,5%) nên trung bình 5 năm 2016-2020 đạt 6,68%, trong đó: Dịch vụ tăng 6,43%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,64% (công nghiệp 7,44%; xây dựng 10,77%); nông nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,53%. Quy mô GRDP năm 2020 khoảng 43,4 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người đạt 5.215 USD, gấp khoảng 1,43 lần so với năm 2015.
Đáng chú ý, cơ cấu kinh tế của Hà Nội chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 85,75% năm 2015 lên 86,5% năm 2020. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn trước, bằng 39,2% GRDP, đạt mục tiêu đề ra. Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách 2.850 dự án, vốn đăng ký trên 1,6 triệu tỷ đồng; thu hút mới 2.851 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 23,7 tỷ USD, gấp 3,7 lần giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2019 đạt 8,67 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ hai liên tiếp Hà Nội dẫn đầu cả nước.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô được cải thiện rõ rệt.
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có đóng góp lớn nhất trong GRDP (từ 37,50% năm 2015 lên 39,2% năm 2019). Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 37,77% (2015) xuống còn 34,8% (2019); trong khi mức đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 10,1%.
Bằng những giải pháp quyết liệt, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 liên tục tăng và vượt dự toán, ước đạt gần 1.200.000 tỷ đồng, tăng 11,1%/ năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015.
Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có mức tăng doanh thu 12,1%/năm; năm 2019 đón hơn 7 triệu khách quốc tế - Hà Nội nằm trong top 10 điểm đến hàng đầu thế giới.
Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế.
Chú trọng phát triển kinh tế tri thức, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thời gian qua Hà Nội tập trung vào phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế Thủ đô bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. Các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân quận, huyện,… quyết liệt trong công tác cải cách hành chính, xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực về hiệu quả.
Hà Nội xếp thứ hai cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; 100% sở, ban, ngành, địa phương được kết nối mạng WAN (mạng diện rộng); tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 98%, khai hải quan điện tử đạt 100%; tỷ lệ dịch vụ công thực hiện trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 100%.
Các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế số được chú trọng. Ảnh: Lương Hằng |
Các loại thị trường dần phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học, công nghệ...
Trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 và 2019, Hà Nội đã vượt lên vị trí thứ 9. Con số này cũng đánh giá mức độ cải thiện khá tốt của Thủ đô khi đã tăng 4 bậc so với năm 2017. Đặc biệt, Hà Nội cũng ghi nhận được nhiều thành tựu trong cải thiện Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố (SIPAS). Riêng trong 5 năm qua, thành phố đã hoàn thành rà soát, đơn giản hóa 481 thủ tục hành chính, giúp tiết giảm chi phí tuân thủ hàng trăm tỷ đồng/năm cho người dân và doanh nghiệp.
Nhờ vậy, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong giai đoạn 2016 - 2019 đã có sự tăng đáng kể về số lượng và vốn đăng ký, với 99.503 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 24% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký, với số vốn đăng ký là 1,225 triệu tỷ đồng, tăng 118% so với tổng số vốn đăng ký giai đoạn trước.
Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (năm 2019 đạt gần 300 nghìn tỷ đồng), với 16.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn và có 2 trên tổng số 5 khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của cả nước. Nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị thông minh được sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp tiếp tục được phát triển; đã có 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 70 cụm công nghiệp đang hoạt động ổn định, 43 cụm công nghiệp mới.
Cùng với đó, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn; hỗ trợ tích cực doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Khu vực kinh tế tư nhân có bước phát triển, đóng góp trên 22% trong GRDP, tăng hơn 1,2 điểm % so với năm 2015, giải quyết khoảng 83% lao động xã hội. Doanh nghiệp mới thành lập tăng cả về số lượng và vốn đăng ký. Lũy kế 5 năm có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, gấp 1,6 lần giai đoạn trước; vốn đăng ký bình quân khoảng 14,2 tỷ đồng, gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.
Nên xem
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững
Vạn Phúc City là một trong ba điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2025 tại TP.HCM
Quận Thanh Xuân công bố sáp nhập 4 phường Kim Giang và Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam
Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt
“Be The Celebration” - Chốt lịch đến ngay lễ hội đón năm mới 2025 tại trung tâm mới
Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất với chủ đề “độc lạ miền Viễn Tây"
Nhận định kết quả trận đấu giữa Singapore và Việt Nam: 3 điểm cho các "chiến binh sao Vàng"?
Tin khác
Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt
Nhịp sống Thủ đô 26/12/2024 20:36
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc, bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2025
Chỉ đạo - Điều hành 26/12/2024 13:49
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực
Nhịp sống Thủ đô 26/12/2024 08:47
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”
Nhịp sống Thủ đô 26/12/2024 08:47
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 25/12/2024 11:54
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 22:11
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Chỉ đạo - Điều hành 24/12/2024 21:31
Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế
Chỉ đạo - Điều hành 24/12/2024 16:29
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm
Luật Thủ đô 2024 24/12/2024 16:12
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Dự án đường Vành đai 4 24/12/2024 08:40