Nhiều khó khăn trong công tác quản lý
Bài 2: Mỹ phẩm giả, hậu quả thật | |
Bài 1: Lạc vào... “ma trận” mỹ phẩm |
Người tiêu dùng và doanh nghiệp còn thờ ơ
Mỹ phẩm giả, kém chất lượng tồn tại trên thị trường có rất nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là ở người tiêu dùng. Nhiều người vẫn chọn mua mỹ phẩm bằng cảm quan, không chú tâm đến nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, tâm lý sính ngoại, ham hàng giá rẻ khiến nhiều người tiêu dùng sẵn sàng lựa chọn những sản phẩm xách tay không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chính sự thờ ơ trong mua sắm và sử dụng là một yếu tố khiến cho mỹ phẩm giả, kém chất lượng vẫn có “đất sống” trên thị trường.
Nói về thói quen mua mỹ phẩm của người tiêu dùng hiện nay, một chủ cửa hàng mỹ phẩm trên địa bàn phường Ngọc Khánh (Ba Đình) cho biết: “Hầu hết các khách hàng đến đây đều xem các loại mỹ phẩm nước ngoài như Estee Lauder, SK II, Ohui, Lancome… Thế nhưng, rất ít người chịu bỏ tiền ra mua luôn mà còn so sánh với giá trên mạng xã hội. Thông thường, họ lựa chọn các sản phẩm cùng thương hiệu nhưng giá rẻ, thậm chí càng rẻ càng tốt.
Lực lượng chức năng đang kiểm tra tại cơ sở kinh doanh mỹ phẩm Shin House trên đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy. |
Tuy nhiên, đây là lựa chọn nhiều rủi ro, vì các sản phẩm chính hãng được nhập khẩu qua con đường chính ngạch, có nguồn gốc xuất xứ, được kiểm tra chất lượng nên giá lúc nào cũng cao hơn các sản phẩm trôi nổi, không có nhãn, mác”. Nắm bắt được tâm lý này, một số cơ sở kinh doanh, buôn bán mỹ phẩm đã trục lợi bằng cách sản xuất, làm giả các mỹ phẩm có thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài. Chính điều đó, đang gây cho thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng nhiễu loạn, mỹ phẩm giả vẫn tràn lan, tồn tại trên thị trường.
Không chỉ người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) sản xuất, phân phối hàng thật, bên được xem là “bị hại” thì lại “im hơi lặng tiếng”. Đại diện một công ty có sản phẩm bị làm giả tiết lộ việc không dám công bố tình trạng hàng giả đối với sản phẩm của công ty vì lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, khiến người tiêu dùng không muốn mua hàng của mình nữa. Còn nếu thông tin rộng rãi về đặc điểm phân biệt hàng thật - giả, đối tượng gian lận sẽ biết được đặc điểm hàng thật để tiếp tục “cải tiến” hàng giả. Do đó, khi phát hiện hàng giả, DN đành âm thầm xử lý, thậm chí chấp nhận “sống chung” với hàng giả.
Gian nan phát hiện, xử phạt
Mỹ phẩm giả có thể “lộng hành” trên thị trường gây thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng và các DN làm ăn chân chính. Thế nhưng, công tác đấu tranh chống hàng giả đang gặp nhiều khó khăn từ việc giám định hàng thật - hàng giả, cho đến phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan chức năng, cũng như xử lý tiêu hủy hàng giả. Đặc biệt là các chiêu trò, đe nạt, thông tin thất thiệt nhằm gây áp lực khiến lực lượng chức năng khi tiến hành kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm gặp nhiều khó khăn.
Thực tế, trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hàng mỹ phẩm, dược liệu cho thấy, lực lượng QLTT Hà Nội chịu không ít áp lực. Đơn cử tại điểm kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm trên phố Hàng Đường (Hoàn Kiếm, Hà Nội), lực lượng quản lý thị trường mới đề nghị kiểm tra nhưng ngay sau đó đã có những cú điện thoại từ một số cơ quan quản lý khác gọi đến “can thiệp”. Có trường hợp xuất hiện nhân vật là lãnh đạo một cơ quan nhà nước đến nhận là họ hàng với chủ cơ sở kinh doanh này để “hỏi thăm” công tác kiểm tra, xử lý...
Chia sẻ về những áp lực khi thực thi công vụ, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Trưởng Phòng Pháp chế Cục QLTT (Bộ Công thương) cho biết: “Trong quá trình kiểm tra, lực lượng QLTT có nhận được một số cuộc gọi, tuy nhiên về nguyên tắc chúng tôi cũng sẽ không tiếp nhận bất kì cuộc gọi nào có tính chất can thiệp vào việc kiểm tra của QLTT. Đặc biệt, sẽ không có “vùng cấm” hoặc các mối quan hệ làm sai lệch vụ việc hay hồ sơ. Chúng tôi luôn đảm bảo việc kiểm tra khách quan, công bằng...”.
Không chỉ áp lực trong quá trình kiểm tra, lực lượng QLTT còn chịu nhiều áp lực thông tin từ phía cơ sở vi phạm. Một số cơ sở sau khi kiểm tra, bị thu giữ hàng hóa vi phạm thường phản ứng tiêu cực bằng cách tung tin thất thiệt về lực lượng chức năng làm sai, chèn ép DN. Điển hình phải nhắc đến sự kiện tổ công tác 334 (Bộ Công Thương) phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an và Chi CụcQLTT Hà Nội thu giữ lô hàng 3.000 sản phẩm phẩm mỹ phẩm đông y của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Tú tại thị trấn Cầu Bươu, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Mặc dù, tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm, cũng như giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên, sau gần 2 tháng thu giữ lô sản phẩm này, ngày 11/8/2018 Công ty Ngọc Tú bất ngờ công bố Giấy phép sản xuất mỹ phẩm vừa được Sở Y tế Hà Nội cấp. Đặc biệt, công ty này tự ý sử dụng logo, hình ảnh các cơ quan báo chí truyền hình như VTV, VTC... trên phông nền trong buổi ra mắt sản phẩm nhằm khẳng định sự uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty được sự bảo trợ của các cơ quan truyền thông. Sự kiện công bố giấy phép, ra mắt sản phẩm như thách thức các lực lượng chức năng...
Còn lỗ hổng trong quản lý?
Đánh giá về việc lỗ hổng trong quản lý mỹ phẩm, ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công Thương) cho rằng: “Thực tế cho thấy, triển khai thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều vụ việc vượt quá thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của QLTT. Một số vụ đã bị lực lượng QLTT phát hiện, chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý như vụ mỹ phẩm ung thư Vinaca, mỹ phẩm đông y Ngọc Tú. Tuy nhiên, sau một thời gian cơ quan điều tra cho biết vẫn cần nghiên cứu, điều tra, như vậy lại hết thời hạn theo quy định, cơ quan QLTT không làm gì được...”.
Ông Hùng cũng cho biết thêm, hiện nay đang thiếu chế tài xử phạt, mức phạt còn quá nhẹ nên khiến các cơ sở vi phạm “nhờn luật’.“Điều 25 Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đưa ra quy định về khung hình phạt với hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa mức phạt cao nhất chỉ từ 7 - 10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng. Chế tài xử phạt quá thấp không đủ sức răn đe vi phạm”, ông Hùng nói.
Một nguyên nhân khách quan khác, việc tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, pháp luật chỉ yêu cầu doanh nghiệp công bố cho cơ quan quản lý nhà nước là sẽ đưa sản phẩm ra thị trường, đồng thời chỉ cần cam kết không có những chất cấm, chất không được phép sử dụng là có thể sản xuất, đưa sản phẩm đó ra thị trường. Cơ chế thông thoáng nhưng lại thiếu hậu kiểm đang là tác nhân khiến mỹ phẩm giả, kém chất lượng vẫn có đất sống.
Trong vụ cấp phép cho công ty Ngọc Tú sau khi công ty này bị tổ công tác liên ngành phát hiện sai phạm và thu giữ 3.000 sản phẩm, ông Nguyễn Văn Khải- Trưởng phòng Nghiệp vụ dược (Sở Y tế Hà Nội) cho biết: “Việc cấp phép sản xuất cho Công ty Ngọc Tú là thực hiện theo đúng các quy định. Dẫu biết rằng, công ty này có sai phạm trước đó, tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN, Bộ Y tế đã có kế hoạch hành động triển khai NSW và ASW thực hiện gọn nhẹ, đơn giản các thủ tục cấp giấy phép mỹ phẩm đã công bố lưu hành tại Việt Nam.
Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy phép sản xuất đều thực hiện đúng các thủ tục thì không có lý gì mà không cấp. Có chăng, nếu sau khi lưu hành sản phẩm, sẽ có công tác hậu kiểm, đánh giá chất lượng, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý ”, ông Khải nói.
Văn Hùng
Kỳ 4: Đâu là giải pháp?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07