Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Đại lễ Phật đản
Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni (vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch, năm 624 trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.
Đức Phật Thích Ca đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, nằm dưới chân núi Himalaya, ở địa phận đất nước Nepal, cách biên giới Sonauli của Ấn Độ khoảng 36 km. Ngài được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sinh Thái tử La Hầu La.
Đại lễ kính mừng Phật đản (PL.2564-DL.2020) tại điện Tam Thế chùa Bái Đính được tổ chức vào mùng 6 tháng 4 âm lịch năm 2020 vừa qua. |
Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: Sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh trầm luân sinh tử, cho nên Ngài lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát.
Sau sáu năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài giác ngộ thành Phật vào năm Ngài 30 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi giảng pháp, đem chân lý giác ngộ giảng dạy cho mọi người trong 50 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập Niết bàn, năm 80 tuổi.
Đại lễ Phật đản được tổ chức hàng năm, vào ngày 15 tháng 4 âm lịch ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Phật đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Campuchia... Tại Việt Nam, ngày này không phải là ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.
Vào ngày lễ, phật tử thường vinh dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng tại các chùa và thực hành ăn chay và giữ ngũ giới, từ bi hỉ xả, thực hành bố thí và làm từ thiện... chia sẻ niềm vui, hạnh phúc, hoà bình đến cho mọi người.
Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, đến ngày này, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ. Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát", của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ.
Còn tại Ấn Độ và Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễu hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen rất lớn.
Tại Việt Nam, những năm gần đây, ngày Phật đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam. Ngày lễ này ngày càng được Giáo hội Phật Giáo tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễn hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác. Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak đã được tổ chức tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014 và 2019.
Năm nay, theo thông tư của Ban Thường trực Hội đồng Trị Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại lễ Phật đản 2020 thực hiện theo tinh thần giãn cách để đảm bảo phòng chống Covid-19, không được chủ quan, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, Đại lễ Phật đản năm nay tổ chức gọn nhẹ, không lễ đài, không tập trung đông người, không có đoàn xe hoa rước, không tổ chức các chương trình nghệ thuật chào mừng thu hút đông người. Chính lễ được tổ chức vào 15/4 Âm lịch (ngày 7/5) sẽ được tổ chức trang trọng tại chùa Quán Sứ, trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nghi lễ cử hành trang nghiêm, truyền hình trực tiếp trên các kênh của An Viên, VTV cab, các nền tảng số để người dân theo dõi lễ Phật đản ấm áp, đúng tinh thần trong dịp dịch bệnh Covid-19. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49