Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ
Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên |
Sáng 23/4, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”.
Tại chương trình, nhiều đoàn viên, người lao động quan tâm đến các chế độ làm thêm, làm ngoài giờ, đặc biệt là trong dịp Lễ kéo dài 5 ngày sắp tới. Trong đó, quan tâm hàng đầu của người lao động là có thể từ chối đi làm thêm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 không?
Về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, theo quy định tại Điều 107, Bộ luật Lao động 2019, khi làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại trừ như việc làm thêm liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người, thì công nhân buộc phải đi làm theo sự điều động của người sử dụng lao động.
Ngoài 2 trường hợp này, người sử dụng lao động không được ép buộc công nhân đi làm trong dịp Lễ, nếu muốn, 2 bên phải tiến hành thoả thuận.
Các chuyên gia tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động. |
Về chế độ làm thêm giờ trong dịp nghỉ lễ của Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng yêu cầu và phải được sự đồng ý của người lao động.
Cách tính tiền lương làm thêm giờ, theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng; bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm. Đối với lao động làm việc trong thị trường đặc biệt (may mặc, giày da…) thì không quá 300 giờ trong 1 năm.
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày (tổng cộng vào có thể lên đến 400% lương).
Nếu doanh nghiệp nào không thực hiện các chế độ về lương, thưởng đúng như quy định của pháp luật và giao kết lao động, Luật sư Đặng Văn Thành khuyến cáo, người lao động có thể phản ánh đến Công đoàn cơ sở để Công đoàn đứng ra bảo vệ mình hoặc trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động.
Tại chương trình, giải đáp quan tâm của đoàn viên, người lao động về sự cố an toàn vệ sinh lao động, phụ cấp độc hại, Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải xây dựng, ban hành kế hoạch về xử lý sự cố và ứng phó với tình huống nguy hiểm khẩn cấp xảy ra tại nơi làm việc, trong đó đã xác định rõ quy trình, trách nhiệm xử lý sự cố tai nạn lao động.
Đoàn viên, người lao động đặt câu hỏi. |
Đối với người sử dụng lao động, khi có sự cố xảy ra thì trách nhiệm của người lao động là phải ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị vật tư có nguy cơ tai nạn lao động, không được bắt buộc người lao động phải tiếp tục làm việc tại nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, biện pháp khắc phục xử lý đã được quy định tại kế hoạch xử lý.
Nếu sự cố tai nạn lao động xảy ra trong phạm vi đơn vị, doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải huy động nhân lực ứng phó kịp thời; nếu sư cố gây mất an toàn tại đơn vị, doanh nghiệp, phạm vi ảnh hưởng tới địa phương thì chính quyền địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp xử lý; nếu vượt quá tầm xử lý của địa phương và doanh nghiệp thì phải báo cáo lên cấp trên để có chỉ đạo xử lý, ứng phó kịp thời.
Cũng theo chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân, hiện nay, theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, đã có 1.883 nghề thuộc danh mục nặng nhọc độc hại và nguy hiểm (thuộc loại 4, loại 5, loại 6). Có Thông tư 19 bổ sung thêm ngành nghề thuộc ngành xây lắp, ngành y tế.
Việc xác định người lao động có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không thì chúng ta căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
Theo quy định về tiền lương, người làm việc trong lĩnh vực nặng nhọc độc hại thì phụ cấp được tăng thêm 5% so với những người làm việc trong điều kiện bình thường.
Nếu người lao động làm những công việc thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 1/3/2021) thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ tùy theo sự thỏa thuận giữa người lao động và cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động.
Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ. |
Liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, anh Chu Tiến Thịnh, Công ty Thủy lợi sông Đáy hỏi đặt câu hỏi chuyên gia: Hiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của anh bị gián đoạn do thay đổi việc làm, như vậy quyền lợi hưu trí của anh sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Lý giải cho người lao động, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh Nguyễn Nam Long cho biết, về quy định, điều kiện cần và đủ hương lương hưu thì phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Trong thời gian gián đoạn bảo hiểm xã hội sẽ không tính thời gian gián đoạn mà tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động đủ điều kiện cộng dồn, đủ điều kiện tối thiểu 20 năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Lương thì sẽ tính lương bình quân cả quá trình, nếu người lao động tham gia toàn bộ lương theo khối doanh nghiệp. Còn nếu người lao động có một thời gian tham gia doanh nghiệp và một thời gian công tác tại đơn vị hành chính sự nghiệp thì hiện đang áp dụng là lấy mức lương 5 năm cuối của nhà nước và bình quân giá tiền cả quá trình người lao động hưởng lương ở ngoài doanh nghiệp cộng lại chia đôi, lương đó là lương tính bình quan để tính % hưởng lương hưu sau này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Khám sức khoẻ miễn phí cho 200 đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16
Infographic: Hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 15:44
Năm 2025, LĐLĐ quận Long Biên tận tâm chăm lo đoàn viên, phát triển tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 08:14