Người hết mình với phong trào phụ nữ và xây dựng quê hương

(LĐTĐ) Đó là câu chuyện của bà Nguyễn Thị Nhung - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Gia Lâm, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm - người luôn tâm huyết, hết mình với phong trào phụ nữ ở địa phương, từ đó góp phần xây dựng quê hương xã Lệ Chi ngày một giàu đẹp.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ Huyện Gia Lâm bàn giao Nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách Đồng hành cùng chính quyền và doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Về thôn Gia Lâm, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm hôm nay, ai nấy đều ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của một vùng quê thuần nông. Con đường chính dẫn vào thôn đã được trải nhựa sạch sẽ với 2 hàng cây muồng hoàng yến vàng rực và phía dưới một bên là dãy hoa chiều tím, dâm bụt khoe sắc, một bên là những bức tranh tường, tường hoa tái chế làm bừng sáng một vùng quê.

Để có được sự đổi thay đáng khích lệ là có sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của nhân dân trong thôn, đặc biệt là tâm huyết, sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ địa phương, tiêu biểu trong đó là bà Nguyễn Thị Nhung - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Gia Lâm.

Người dân thôn Gia Lâm phát triển kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa nhanh đã tác động không nhỏ đến đời sống của Nhân dân trong thôn. Ngoài nghề nông, Nhân dân trong thôn còn phát triển một số ngành nghề khác như may gia công, cơ khí chế tạo sản phẩm... Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.

Người hết mình với phong trào phụ nữ và xây dựng quê hương
Bà Nguyễn Thị Nhung tại Chương trình Ngày hội xanh - Đổi rác thải nhựa lấy cây xanh

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của thôn cũng như phát huy tốt vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ, bà Nguyễn Thị Nhung luôn nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua. Bà cùng với các cán bộ, hội viên phụ nữ nòng cốt vận động xã hội hóa trong nhân dân trồng mới 02 đoạn đường hàng cây và bê tông hóa 1 đoạn đường làng ngõ xóm với tổng kinh phí trên 36 triệu đồng và đăng ký thực hiện mô hình Nhà văn hóa sáng - xanh - sạch - đẹp kiểu mẫu.

Thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, bà Nhung đã vận động chị em thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm bớt khó khăn. Hằng năm, Tổ vay vốn của Chi hội phối hợp với Hội cấp trên và Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện tạo điều kiện những nguồn vốn vay có lãi suất thấp và thời gian đáo hạn dài để có thể giúp đỡ các gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng với tổng dư nợ hàng trăm triệu đồng.

Ngoài ra, gia đình bà Nhung còn thành lập 02 xưởng cắt, may quần áo thời trang, tạo việc làm ổn định cho 15 công nhân, trong đó, có 10 công nhân nữ may và 5 công nhân nam cắt. Họ đều là hội viên của chi hội và con em hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ cận nghèo trong thôn. Thu nhập bình quân hàng tháng trên 5 triệu đồng/người.

Đặc biệt, năm 2021, sau khi nhận được Kế hoạch liên tịch của Huyện về tổ chức Cuộc thi Khu dân cư xanh - sạch - đẹp - văn minh, với tư cách là Chi hội trưởng, bà Nguyễn Thị Nhung nhận thấy đây là một nhiệm vụ cần thiết của Chi hội trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao, tiêu chí xây dựng xã thành phường nên đã chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trong thôn nâng cao ý thức, vai trò tích cực trong việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Người hết mình với phong trào phụ nữ và xây dựng quê hương
Hội viên Chi hội thôn Gia Lâm tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào mỗi ngày cuối tuần

Trong thôn có khoảng hơn 200 hộ dân sinh sống, song điều kiện kinh tế mặt bằng chung của người dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông, nên tường nhà hay những bức tường rào bao quanh trước nhà đã rêu phong, nấm mốc, cũ kỹ. Nguyên vật liệu xây dựng xếp trên vỉa hè bừa bãi, chưa tự giác tổng vệ sinh mặt đường thường xuyên và đa số thùng rác để ngoài đường. Trước thực trạng như vậy, bà Nhung vô cùng trăn trở.

Bà nhận thấy: “Mình và các chị em phụ nữ trong thôn phải có hành động, việc làm thiết thực, quyết tâm xây dựng tuyến đường này trở thành Tuyến đường xanh - sạch - văn minh theo tiêu chí “Đoạn đường kiểu mẫu ” để thôn Gia Lâm sẽ là thôn có những tuyến được đẹp nhất xã…”. Suy nghĩ là làm, bà Nhung lập tức trao đổi cùng Ban chấp hành Chi hội và bắt tay vào thực hiện.

Bà Nhung đã cùng với các cán bộ phụ nữ tích cực tuyên truyền, vận động xã hội hóa kinh phí, ngày công xây dựng tuyến đường tới toàn thể cán bộ, hội viên và nhân dân trong thôn. Nhận thấy được đây là công trình “ý Đảng, lòng dân”, là công trình đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư, nên sau một thời gian phát động, Nhân dân trong thôn đã ủng hộ trên 50 triệu đồng; Chi hội phụ nữ thôn đã phối hợp với chi hội phụ nữ Trường Mầm non Lệ Chi thực hiện vẽ 350m2 tranh tường với chiều dài tuyến đường trên 1.000m, gồm 15 bức tranh bích họa, với những nét vẽ tỉ mỉ, kỳ công, sắc màu độc đáo, các bức tranh đã tái hiện khung cảnh, nét đẹp văn hóa truyền thống, những địa danh nổi tiếng của Hà Nội xưa và nay.

Mỗi bức tranh là một câu chuyện, một thông điệp tuyên truyền bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, tình yêu quê hương đất nước, con người… Để toàn tuyến được được đồng bộ hơn, Nhân dân thôn Gia Lâm đã treo 400 giỏ hoa treo tường dọc tuyến đường; cán bộ, hội viên phụ nữ thôn tham gia trồng 43 bồn hoa Mười giờ... Ngoài ra, bà Nhung đã cùng các chị em trong Chi hội còn triển khai xây dưng 01 tuyến đường hoa tái chế với trên 250 giỏ hoa treo tường và 10 bồn hoa giấy được tái chế từ những chiếc lốp xe ô tô cũ hỏng.

Người hết mình với phong trào phụ nữ và xây dựng quê hương
Công trình "Đoạn đường bích họa" ở thôn Gia Lâm, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm

Bà Nhung cho biết “Để duy trì tốt các đoạn đường sáng- xanh- sạch- đẹp, cán bộ, hội viên Chi hội thôn Gia Lâm đã tích cực tham gia tổng vệ sinh, đồng thời tuyên truyền, vận động người thâm, nhân dân địa phương tích cực tham gia hoạt động tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, dọn cỏ đoạn đường nở hoa vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần; 100% hộ gia đình không để thùng rác ngoài đường, thường xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm và thực hiện tốt ngày Chủ nhật xanh”.

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các hoạt động về môi trường, thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” do các cấp Hội Phụ nữ phát động, bằng cái tâm của một người bà, người mẹ, bà Nguyễn Thị Nhung đã nhận đỡ đầu thường xuyên cho 1 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Nói về Chi hội trưởng Nguyễn Thị Nhung, bà Nguyễn Thị Dịu - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Lệ Chi tự hào khẳng định: “Bà Nguyễn Thị Nhung là cán bộ Hội năng động, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ của địa phương. Bà thực sự là điển hình cho phụ nữ Lệ Chi, là tấm gương tiêu biểu để phụ nữ địa phương noi theo”.

Với những đóng góp của mình, năm 2021, bà Nguyễn Thị Nhung được Đảng ủy xã Lệ Chi khen thưởng là “Điển hình dân vận khéo” cấp xã với mô hình: “Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân xã hội hóa kinh phí trồng hoa, cây xanh, nhân rộng mô hình cổng nhà có hoa, góp phần hoàn thành tiêu chí vệ sinh môi trường, xây dựng xã thành Phường.” Nhân dịp kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10/2021, bà Nhung còn được Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam”.

Tú Anh- Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động