Ngọt thơm chè kho Đại Đồng ngày Tết

(LĐTĐ) Bên cạnh những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh gio, chè lam… thì chè kho là món không thể thiếu được khi bày lên mâm cúng tổ tiên, hay mang ra mời khách ngày Tết của người dân xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Niềm vui đọng lại với người lao động Thủ đô ngày Tết sum vầy Ngày Tết, cảnh giác cao độ với “bà hỏa” Mứt - Thức quà mang đậm hương vị Tết cổ truyền

Nói đến Tết cổ truyền, những người dân xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất) sẽ nhắc ngay đến món chè kho, nhà nào cũng có người biết làm chè kho. Món ăn đã trở thành nét đặc trưng và thân thiết, gợi nhớ nhiều kỷ niệm với các thế hệ của người dân nơi đây.

Để làm được món chè kho ngon, theo kinh nghiệm của các bà, các chị ở Đại Đồng, có rất nhiều yêu cầu. Trong đó, ngay từ khâu chọn đậu xanh đã phải chỉn chu. Đỗ xanh để làm chè kho phải là loại đỗ ngon, hạt mẩy và đều, nếu mua được loại đỗ tương “ta” giống cũ thì lại càng thơm ngon. Sau khi mua về đỗ được đãi sạch để loại bỏ những bụi bẩn, tạp chất có trong hạt đỗ. Sau đó, là giai đoạn làm vỡ đỗ (xiết đỗ).

Ngọt thơm chè kho Đại Đồng ngày Tết
Với người dân Đại Đồng, món chè kho không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.

Giờ đây, đã có thể mua đỗ tách vỏ sẵn, tiện lợi. Nhưng theo kinh nghiệm của những người làm chè kho lâu năm, mua đỗ xanh cả vỏ, sau đó về xiết đỗ thì món ăn sẽ thơm ngon hơn. Xiết đỗ cũng cần người có kỹ năng khéo léo. Theo đó, người xiết sẽ dùng một cái chai thủy tinh, lăn đều hạt đỗ được rải đều lên một cái thớt. Phải dùng lực tay xuống chai sao cho vừa đủ, vừa ấn vừa lăn đều để hạt đỗ vỡ làm đôi chứ không vỡ vụn.

Sau đó, ngâm đỗ xanh trong nước lạnh ít nhất 6-8 tiếng với chút muối tinh hoặc có thể ngâm đỗ qua đêm để hạt đỗ nở ra, mềm hơn khi nấu. Đỗ sau khi ngâm, sẽ được đãi vỏ cho thật sạch, nhặt những hạt hỏng, “rọn”, sau đó trộn với đường theo tỷ lệ nhất định rồi cho lên đồ.

Bà Vũ Thị Quý, 67 tuổi (thôn Lươn Ngoài, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất) đã có kinh nghiệm nhiều năm làm chè kho. Bà Quý cho biết, ban đầu bà cũng chỉ học theo những người đi trước làm chè kho để ăn. Theo đó, hồi bà còn nhỏ, mỗi khi đến Tết là cả làng lại chộn rộn làm chè kho. Đặc biệt, trước đây, trong mâm cỗ cúng tổ tiên chiều 30 Tết, bên cạnh các món ăn truyền thống thì món chè kho là không thể thiếu.

“Trong mùi hương trầm dìu dịu, hương hoa mùa xuân phảng phất, mưa xuân bay bay, cùng nhau ăn miếng chè kho, nhấp ngụm chè xanh, ngoài ngõ tiếng trẻ em cười đùa, tiếng chào nhau, chúc Tết rộn ràng… bỗng thấy lại ký ức của những Tết xưa với những kỷ niệm, gương mặt người thân” bà Quý xúc động chia sẻ.

Cũng như một số gia đình khác ở Đại Đồng, nhà bà Vũ Thị Quý từ việc tự tay làm chè kho để phục vụ gia đình thì đã biến thành một nghề để kiếm sống. Trên 20 năm nay, gia đình bà Quý là một trong những hộ làm chè kho để bán với số lượng nhiều nhất, và duy trì làm trong suốt cả năm, không riêng gì ngày Tết.

Nhiều năm nay, mỗi dịp Tết Nguyên đán, bà Quý đều làm việc luôn tay, không ngừng nghỉ suốt từ 20 tháng Chạp. Thậm chí, đến chiều 30 Tết vẫn còn có người đến nhà hỏi mua chè kho.

“Trước đây, tôi làm hoàn toàn bằng tay cho nên năng suất không được cao. Năm nào đến Tết cả gia đình cũng cố gắng trả đủ cho khách đặt trước. Thế nhưng cũng còn rất nhiều người không mua được hàng. Giờ có máy móc hỗ trợ, nên mọi công đoạn làm cũng đã nhanh hơn, bảo quản cũng được lâu hơn”, bà Quý cho biết.

Ngọt thơm chè kho Đại Đồng ngày Tết
Nhiều năm nay, mỗi dịp Tết Nguyên đán, bà Quý đều làm việc luôn tay, không ngừng nghỉ suốt từ 20 tháng Chạp.

Theo đó, sản phẩm được hút chân không. Sau khi hút chân không, chè kho có thể để được khoảng 10 ngày trong điều kiện thời tiết lạnh, còn trong thời tiết nóng thì để được từ 3-4 ngày. Nếu để vào ngăn mát tủ lạnh, muốn ăn nóng và có lò vi sóng thì trước khi ăn, bóc bỏ giấy bạc, cho vào lò quay khoảng hai phút là lại giống như chè vừa mới làm.

Còn nếu thích ăn nguội, ăn mát cũng rất ngon. Đây là ưu điểm so với cách làm truyền thống, phải “lẩn” bánh vào bột chè lam, nhưng thời gian bảo quản được ít hơn, trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm dễ bị ôi, thiu.

Mới đây, sản phẩm chè kho Đại Đồng đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận. Riêng sản phẩm chè kho gia đình bà úy là cũng đã được chứng nhận OCCOP. Đây là kết quả mà theo bà Quý, người dân chờ đợi từ rất lâu. Người dân Đại Đồng mong rằng, những món ăn truyền thống của quê hương sẽ được giữ gìn, như một cách nhắc nhớ con cháu về tổ tiên, cội nguồn, vẻ đẹp văn hóa của vùng quê giàu bản sắc.

Bà Quý cho biết, giờ chè kho không chỉ được người dân mua vào dịp Tết mà trở thành một thức quà được người dân mua biếu tặng nhau quanh năm, thậm chí là quà gửi ra nước ngoài. Bởi vừa là món ăn nhắc nhớ truyền thống, dễ ăn, lại an toàn, bởi không hề có chất bảo quản.

“Tôi làm nghề, cố giữ nghề làm chè kho để giữ lại hương vị Tết xưa cho các thế hệ sau này. Cùng với chè lam, bánh gio… món chè kho cùng với chén nước chè xanh sẽ làm các thế hệ trẻ không mất đi kết nối ký ức với tổ tiên, ông bà, luôn nhớ và yêu gốc gác, nguồn cội”, bà Quý bộc bạch.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động