Ngôi nhà 2 lần được đón Bác Hồ
Cận cảnh ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập" | |
Câu chuyện về cành hoa phong lan Bác tặng | |
Khắc ghi bài học sau những lần gặp Bác Hồ |
Ông Công Ngọc Dũng đã hơn 20 năm làm “hướng dẫn viên” giới thiệu ngôi nhà đến mọi người (Ảnh:K.Tiến) |
Ấm áp những kỉ niệm về Bác
Trong không khí của những ngày mùa thu lịch sử, chúng tôi đến thăm căn nhà đặc biệt tại địa chỉ số 6 ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội). Hơn 70 năm qua đi nhưng những kỉ vật, những câu chuyện về Bác tại ngôi nhà vẫn như còn vẹn nguyên. Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ nằm ẩn khuất bên đê sông Hồng với kiến trúc cổ, màu gạch tường đã rêu phong theo thời gian, bể nước ở góc sân được xây dựng cách đây gần một thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn.
Phía trước ngôi nhà khắc 4 chữ: “Trăng thanh gió mát”. Ngôi nhà gồm 5 gian, với 3 gian chính và 2 chái nhà vẫn được giữ gìn nguyên bản kiến trúc từ lúc mới xây. Hành lang dài thông cả 5 gian nhà và những ô cửa mái vòm được đắp hoa văn…
Ông Công Ngọc Dũng năm nay gần 60 tuổi, hiện là người trông coi, quản lý ngôi nhà đặc biệt này. Theo lời kể của ông, ngôi nhà được cụ Công Ngọc Lâm và cụ Nguyễn Thị An (là ông, bà nội của ông Dũng) xây dựng vào năm 1929. Đầu những năm 40 của thế kỷ 20, khi phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, cụ Nguyễn Thị An và ông Công Ngọc Kha (bố ông Dũng) hoạt động cách mạng, phục vụ kháng chiến nên ngôi nhà là nơi thường xuyên lui tới họp bàn của cán bộ Việt Minh, trong đó có đồng chí Hoàng Tùng (nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa V).
Ngày 19/8/1945, Hà Nội giành chính quyền và cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước đang bước vào giai đoạn quyết định, nhưng tình hình lúc đó vẫn còn phức tạp, do đó, địa điểm để Bác nghỉ khi từ Tân Trào về phải thật an toàn. Đồng chí Hoàng Tùng đang trực tiếp tham gia chỉ đạo khởi nghĩa ở ngoại thành Hà Nội đã chọn ngôi nhà của cụ An để làm điểm dừng chân đầu tiên khi Bác Hồ về Hà Nội. Chiều tối 23/8/1945, Bác Hồ cùng nhiều đồng chí lãnh đạo về đến ngôi nhà này nghỉ và làm việc tại đây 2 ngày.
Mặc dù thời điểm năm 1945, ông Công Ngọc Dũng chưa ra đời, thế nhưng những câu chuyện về Bác Hồ ông đã được nghe bà, nghe bố kể lại đến mức thuộc từng chi tiết nhỏ. “Bố tôi kể lại, chiều tối 23/8/1945, cụ Hồ và nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng về đến ngôi nhà này. Nhưng khi đó, cả nhà không ai biết là cụ Hồ bởi ông Hoàng Tùng chỉ nói có các đồng chí từ chiến khu mới về, nghỉ ở đây mấy hôm. Lúc bấy giờ, trông Bác rất gầy.
Dùng bữa tối xong, Người thường làm việc ngay, gõ máy chữ lạch cạch đến tận đêm khuya, sáng hôm sau dậy sớm đi tập thể dục ở quanh bờ ao. Chiều 25/8, Bác gặp mọi người trong nhà cảm ơn và chào tạm biệt vì phải đi công tác, hẹn lần sau gặp lại”, ông Dũng kể lại.
Ngày 2/9, hòa trong không khí tưng bừng của cả nước, gia đình cụ An cũng ra quảng trường Ba Đình dự mít tinh. Dù được nghe giọng nói rất quen, nhưng không ai nhận ra ông cụ hôm trước là người đứng trên lễ đài đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Chỉ đến khi về nhà, ông Hoàng Tùng tiết lộ thì mọi người trong nhà mới oà lên, vậy là người ở nhà mình hôm trước chính là cụ Hồ.
Mọi người vừa mừng, vừa tiếc nuối vì không nhận ra cụ Hồ sớm hơn. Rồi hơn một năm sau, vào tháng 11/1946, trên cương vị Chủ tịch nước, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn dành thời gian về thăm lại gia đình cụ An như đã hứa. Bác ở lại làm việc, trò chuyện với mọi người gần hết một ngày.
Ngôi nhà vẫn giữ nguyên được lối kiến trúc như khi đón Bác Hồ năm 1945 (Ảnh: K.Tiến) |
Giữ gìn và tiếp nối những giá trị lịch sử
Cứ thế, những kỉ niệm về Bác cứ âm thầm lan tỏa và trở thành niềm tự hào của gia đình ông Dũng bao năm qua. Năm 1996, vợ chồng ông Dũng đã tự nguyện hiến toàn bộ phần đất sân và ngôi nhà lưu niệm cho Nhà nước. Những vật dụng gắn với kỷ niệm khi Bác Hồ về dừng chân năm nào vẫn được gia đình giữ nguyên vẹn.
Đó là bộ tràng kỷ gỗ đã bóng lên theo thời gian, nơi Bác ngồi làm việc, hai chiếc phản gỗ, chiếc chậu đồng Bác sử dụng, máy đánh chữ của Bác…Ở gian giữa ngôi nhà là một bàn thờ có ảnh Bác Hồ, lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc và câu khẩu hiệu: “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.
Thậm chí, cây hoa mộc trước cửa, được trồng từ khi dựng nhà, cũng được ông nâng niu, chăm sóc đến tận bây giờ, bởi nó gắn với kỷ niệm của nhiều thế hệ trong gia đình với Bác Hồ. Phần đất bên cạnh, gia đình ông Dũng xây dựng một ngôi nhà mới để tiện trông nom, chăm sóc và đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan.
Cũng từ đó, ông Công Ngọc Dũng trực tiếp làm hướng dẫn viên không công để tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm ngôi nhà. Mới gần đây, vợ chồng ông được nhận trợ cấp hàng tháng từ Nhà nước cho công việc này, tuy nhiên, ông Dũng chia sẻ, động lực để ông làm việc này chính là niềm tin yêu đối với Bác Hồ và mong muốn lưu giữ lại những kỉ vật, kí ức của cha ông trong những ngày tháng chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc…
Bên cạnh việc giữ gìn những kỉ vật, ông Dũng cũng bỏ nhiều tâm sức sưu tầm những tư liệu, hiện vật về Bác Hồ, về lịch sử, về các hoạt động cách mạng để trưng bày trong nhà. Ông Dũng cũng cho biết, lúc bố ông còn sống, cứ vào ngày 23/8 hằng năm là ngày họp mặt gia đình để ôn lại kỷ niệm về Bác. Hiện nay, gia đình ông vẫn tiếp tục duy trì truyền thống ấy với niềm tự hào riêng và mong muốn lan tỏa cho mọi người để cùng nhau phấn đấu, học tập làm theo Bác.
Được biết, trong dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối tháng 8/2019, ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Thị An đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố. Ngôi nhà được đón rất nhiều lãnh đạo Trung ương và Hà Nội về thăm. Uỷ viên Bộ Chính trị- Bí thư Thành Ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng đã ghé thăm ngôi nhà và để lại những dòng bút tích: “Nơi đây xứng đáng là địa chỉ đỏ, là di tích lịch sử cách mạng quan trọng, là địa điểm để sinh hoạt chính trị và giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn” cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn trân trọng và cảm ơn những đóng góp của gia đình cụ Nguyễn Thị An đối với cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh...”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01