Ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển

(LĐTĐ) Năm 2021, ngành Ngoại giao đã nỗ lực đẩy mạnh công tác ngoại giao toàn diện phục vụ phát triển, với ngoại giao kinh tế làm nòng cốt, góp phần đưa đất nước vượt qua những thời khắc sinh tử và đưa nền kinh tế tiếp tục phát triển bất chấp những thách thức to lớn của dịch bệnh.
Cơ hội tái cấu trúc kinh tế toàn cầu Thị trường lao động hứa hẹn phục hồi, phát triển Vùng Thủ đô và khát vọng vươn tầm khu vực

Thông tin với báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh cho biết, triển khai tư tưởng chỉ đạo của Đại hội Đảng lần thứ XIII về ngoại giao tiên phong thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển và đẩy mạnh ngoại giao kinh tế lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, ngành Ngoại giao đã nỗ lực đẩy mạnh công tác ngoại giao toàn diện phục vụ phát triển, với ngoại giao kinh tế làm nòng cốt, góp phần đưa đất nước vượt qua những thời khắc sinh tử và đưa nền kinh tế tiếp tục phát triển bất chấp những thách thức to lớn của dịch bệnh.

Điểm lại những kết quả nổi bật của công tác ngoại giao kinh tế năm qua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh khẳng định, chắc chắn dấu ấn nổi bật nhất của ngoại giao kinh tế năm qua chính là thành công ngoạn mục của ngoại giao vắc xin được triển khai một cách thần tốc, đạt kết quả vượt kỳ vọng, góp phần đẩy nhanh kỷ lục tốc độ tiêm chủng, cho phép đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi lại nền kinh tế bị tổn thất nghiêm trọng.

Có những thời điểm cả nước căng mình giãn cách, phong tỏa để đối phó với dịch bệnh mà do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan mục tiêu đạt 150 triệu liều vắc xin mà Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ đề ra từ đầu năm tưởng chừng không thể đạt được, thì chỉ sau một vài tháng quyết liệt triển khai chiến lược ngoại giao vắc xin, đến cuối năm 2021, Việt Nam đã nhận hơn 192 triệu liều vắc xin bao gồm cả viện trợ và mua thương mại, vượt 30% kế hoạch đề ra, cùng nhiều trang thiết bị và liều thuốc điều trị hiệu quả.

Việt Nam tiếp nhận gần 1,5 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 do Pháp và I-ta-li-a trao tặng
Việt Nam tiếp nhận 1,5 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 do Pháp và Ý trao tặng. Đây là kết quả tích cực của công tác ngoại giao vắc xin.

“Từ một nước có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin thấp nhất thế giới, Việt Nam đã vươn lên nằm trong nhóm đầu sáu nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Đây là thành công hết sức ấn tượng, với quyết định đúng đắn, kịp thời triển khai chiến lược vắc xin và nỗ lực hết mình của công tác ngoại giao vắc xin của cả hệ thống chính trị, trong đó ngành Ngoại giao đóng vai trò quan trọng, đã giúp đất nước vượt qua được tình thế hiểm nghèo nhất”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh nhấn mạnh.

Ngoài kết quả ấn tượng nêu trên, công tác tham mưu, nghiên cứu được Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hết sức chú trọng. Bộ Ngoại giao đã tham mưu, đề xuất các chủ trương lớn, chính sách phù hợp và giải pháp quyết liệt, cụ thể cho Chính phủ và các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có quyết sách kịp thời, hiệu quả, nhằm thực hiện thành công mục tiêu kép.

Công tác hỗ trợ các bộ, ngành địa phương, doanh nghiệp cũng ngành Ngoại giao được đẩy mạnh nhằm góp phần tranh thủ xu hướng phục hồi kinh tế thế giới và tháo gỡ khó khăn trong quan hệ với các nước để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác kinh tế trên mọi lĩnh vực.

Theo đó, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị trong Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ hiệu quả các cấp, các ngành tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến trực tiếp và trực tuyến để thúc đẩy hợp tác, tìm kiếm đối tác, thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh của ta như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày... Việt Nam đã tận dụng được thời cơ, không để lỡ nhịp trong tiến trình phục hồi kinh tế thế giới.

Các hoạt động hội nhập quốc tế tiếp tục được ngành Ngoại giao thúc đẩy mạnh mẽ và thực chất. Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh tiến trình phê duyệt Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), bảo đảm đưa hiệp định quan trọng này chính thức có hiệu lực không chậm trễ từ ngày 1/1/2022 như đã thỏa thuận.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện cũng tích cực hỗ trợ các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tận dụng lợi thế của các FTA; tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các cơ chế, diễn đàn hợp tác kinh tế đa phương quan trọng, các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng…

Với Việt Nam, năm 2022 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm tạo đà cho sự phục hồi kinh tế - xã hội và tạo lập nền tảng cho các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và sau đó như Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra. Phát huy những kết quả đã đạt được, công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2022 sẽ tập trung vào một số nội dung sau:

Thứ nhất, tận dụng các khuôn khổ quan hệ để tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa nước ta với các đối tác chủ chốt, đối tác tiềm năng, qua đó tiếp tục tranh thủ xu hướng phục hồi của các nước và các cơ hội hợp tác trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Thứ hai, đẩy mạnh các nội hàm ngoại giao mới gắn với các ngành, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng bền vững, tận dụng tối đa những thành tựu của chuyển đổi số, trong đó bao gồm ngoại giao công nghệ, ngoại giao biến đổi khí hậu, ngoại giao nguồn nhân lực chất lượng cao, ngoại giao tập đoàn, ngoại giao y tế…

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động phối hợp, hỗ trợ, phục vụ trên cơ sở quán triệt tư tưởng ngoại giao phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm. Trong đó, ngoại giao kinh tế sẽ chú trọng các biện pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, xuất khẩu lao động, tận dụng lợi ích của các FTA thế hệ mới và khuôn khổ, diễn đàn hợp tác kinh tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ và các hoạt động kinh tế - xã hội của các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; tranh thủ, tận dụng các mạng lưới đối tác, tư vấn quốc tế, đối thoại chính sách kinh tế cho Việt Nam.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển trong tình hình mới. Nâng cao năng lực triển khai công tác ngoại giao kinh tế cho ngành Ngoại giao cũng như các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh nhấn mạnh, ngoài những nhiệm vụ trên, chúng ta cần kiểm điểm, tổng kết hơn 10 năm triển khai Chỉ thị 41 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và trên cơ sở đó xây dựng một Chỉ thị mới của Ban Bí thư về đẩy mạnh triển khai đồng bộ toàn diện công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030 như một kim chỉ nam cho các hoạt động ngoại giao kinh tế của đất nước nói chung và ngành Ngoại giao nói riêng trong thời gian tới, nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, hướng tới những mục tiêu chiến lược 2030-2045, với khát vọng hùng cường cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện

Hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện

(LĐTĐ) Ngày 12/1, Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) có Công văn số 05/CV-BCĐTKNQ18 gửi Tỉnh ủy, Thành ủy và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện.
Đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông bị phạt và tạm giữ phương tiện

Đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông bị phạt và tạm giữ phương tiện

(LĐTĐ) Thong dong điều khiển xe đạp điện để trở về nhà sau cuộc liên hoan tất niên cùng bạn bè. ​​​​​Ông T bị Cảnh sát giao thông dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả, ông T vi phạm ở mức 0,159 mg/L khí thở. Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt, đồng thời tạm giữ phương tiện của ông T.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng, đây là thông tin không chính xác.
Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ

Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các chợ hoa Hà Nội đã trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Nổi bật trong không gian rực rỡ ấy, những chậu lan hồ điệp sắc màu bắt mắt, với giá hàng chục triệu đồng thu hút sự chú ý của đông đảo khách mua.
Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng ngày 12/1, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024, phát động phong trào thi đua năm 2025; đồng thời tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và ý nghĩa với đoàn viên, người lao động (NLĐ) như tặng quà, bốc thăm trúng thưởng, chợ Tết Công đoàn...
Phát bực khi đi đăng kiểm, sửa chữa xe vào những ngày cận Tết

Phát bực khi đi đăng kiểm, sửa chữa xe vào những ngày cận Tết

(LĐTĐ) Cuối năm cũng là lúc các trung tâm đăng kiểm, gara sửa xe đông nghịt khách. Theo nhiều chủ xe có kinh nghiệm, nếu xe cộ đợi đến thời điểm sát Tết mới làm thủ tục đăng kiểm, hoặc chăm sóc, chắc chắn gặp khó khăn, bởi lượng người đến đông, kèm theo đó chất lượng sửa chữa sẽ không chu đáo như các tháng khác trong năm.
Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, đến thời điểm này, vẫn chưa đánh thuế bất động sản thứ hai. Hiện Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Còn theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao là hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.

Tin khác

Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ

Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các chợ hoa Hà Nội đã trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Nổi bật trong không gian rực rỡ ấy, những chậu lan hồ điệp sắc màu bắt mắt, với giá hàng chục triệu đồng thu hút sự chú ý của đông đảo khách mua.
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến

Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá vé máy bay nhiều chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh được các hãng hàng không niêm yết ở mức cao, thậm chí nhiều chặng đã “cháy” vé ở hạng phổ thông.
Tỷ giá USD hôm nay (12/1): Đồng USD vẫn tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (12/1): Đồng USD vẫn tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (12/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 7 đồng, hiện ở mức 24.341 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,63%, đạt mức 109,64.
Giá vàng hôm nay (12/1): Vẫn không ngừng tăng

Giá vàng hôm nay (12/1): Vẫn không ngừng tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/1) tăng ở cả thị trường trong nước và thế giới. Xu hướng giá vàng tăng, có thể chịu ảnh hưởng từ biến động trên thị trường vàng thế giới hoặc các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước.
Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (11/1), giá vàng thế giới tiếp tục tăng đạt mức cao nhất trong 4 tuần qua. Trong nước, giá kim loại quý này cũng được điều chỉnh tăng.
Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (11/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 3 đồng, hiện ở mức 24.341 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,46%, hiện ở mức 109,64.
Giá xăng dầu hôm nay (10/1): Giá xăng dầu thế giới và trong nước cùng tăng

Giá xăng dầu hôm nay (10/1): Giá xăng dầu thế giới và trong nước cùng tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (10/1), giá dầu thế giới tăng hơn 1% khi thời tiết lạnh giá bao phủ một số khu vực của Hoa Kỳ và châu Âu, thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa đông. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 9/1. Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 374 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 273 đồng/lít; dầu diesel tăng 488 đồng/lít; dầu hỏa tăng 410 đồng/lít.
Tỷ giá USD hôm nay (10/1): Đồng USD tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Tỷ giá USD hôm nay (10/1): Đồng USD tăng phiên thứ 3 liên tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (10/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 8 đồng, hiện ở mức 24.338 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,10%, hiện ở mức 109,19.
Hôm nay (10/1): Giá vàng tiếp tục tăng mạnh

Hôm nay (10/1): Giá vàng tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (10/1): Giá vàng thế giới đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.670 USD/ounce, tăng 8,1 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng từ chiều 9/1

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng từ chiều 9/1

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (9/1), giá xăng, dầu đồng loạt tăng; giá xăng RON95-III vượt 21.000 đồng/lít...
Xem thêm
Phiên bản di động