Nâng chất lượng lao động làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Việt Nam hiện đang tích cực triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế, khi phần lớn nhóm đi làm việc ở nước ngoài là lao động phổ thông. Do đó, mục tiêu của xuất khẩu lao động trong thời gian tới, thay vì số lượng cần chú trọng tới chất lượng…
Lao động làm việc ở nước ngoài từng bước hội nhập quốc tế Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ được bảo vệ tốt hơn khi thực thi Luật mới

Phục hồi xuất khẩu lao động

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2021, nhiều thị trường lao động nước ngoài đã tạm ngừng hoặc hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam nhập cảnh, nên số lượng đưa đi giảm sút nhiều. Tuy nhiên, đến năm 2022, nhiều quốc gia đã mở cửa tạo cơ hội đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời là một nguồn cung lao động chất lượng khi về nước.

Trong giai đoạn 2016-2022, bình quân hàng năm cả nước đưa được trên 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó 70% là lao động độ tuổi từ 18 -30 tuổi. Riêng trong năm 2022, cả nước đã đưa 142.779 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có 48.835 lao động nữ), vượt mục tiêu đề ra, tăng 3,16 lần so với năm 2021 và xấp xỉ bằng thời điểm trước dịch Covid-19.

Nâng chất lượng lao động làm việc ở nước ngoài
Xuất khẩu lao động trong thời gian tới sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Trong những tháng đầu năm 2023, Bộ LĐTBXH tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước; tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Thống kê trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 45.000 người, đạt khoảng 40% kế hoạch năm, góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ, tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.

Trao đổi tại Diễn đàn chính sách việc làm cho thanh niên được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, trong thời gian qua, số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài tập trung chủ yếu ở các thị trường chính như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, chiếm 95% tổng số lao động đi làm việc tại các thị trường. Đây cũng là những thị trường có thu nhập khá cao, điều kiện làm việc tốt, trình độ khoa học công nghệ hiện đại, nơi góp phần giúp người lao động có điều kiện tiếp thu, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng nhận xét, qua thời gian đi lao động ở nước ngoài, sau khi hết thời hạn hợp đồng về nước, với kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn đã được đào tạo, làm việc trong môi trường hiện đại, công nghiệp, người lao động đi xuất khẩu lao động trở về sẽ là nguồn lao động tiềm năng, chất lượng cao cho phát triển đất nước. Nhờ kinh nghiệm có được đã giúp người lao động về nước có thể khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.

Khuyến khích lao động có chuyên môn đi làm việc ở nước ngoài

Lao động Việt Nam hiện có mặt ở hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ và làm việc trong khoảng 30 ngành, nghề khác nhau, nhưng phần lớn là làm những công việc phổ thông, không cần đến trình độ tay nghề cao. Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2021 cũng cho thấy, lao động đi làm việc ở nước ngoài đa phần là thanh niên. Tổng số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài từ năm 2018 đến 2021 là hơn 250.000 người, thì hơn 47% trong số họ có trình độ học vấn cao nhất là cấp trung học phổ thông, trình độ trung học cơ sở là 23,1%.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Gia Liêm nhìn nhận, hiện nay, do yêu cầu của sự phát triển khoa học công nghệ khiến nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ kỹ năng tại các thị trường ngày càng cao. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn lao động cần được quan tâm hơn nữa, đòi hỏi sự vào cuộc, nỗ lực từ nhiều phía, Nhà nước, doanh nghiệp và chính bản thân người lao động. Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, đây không phải vấn đề bây giờ mới đặt ra mà từ trước đây đã được đề cập nhiều lần. Tuy nhiên, nếu như trước đây các nước chủ yếu tiếp nhận lao động phổ thông, thì nay có nhu cầu lớn về lao động có trình độ và ngoại ngữ.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nhiều quy định pháp luật đã được ban hành nhằm tăng cường công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, khuyến khích, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, song, ông Liêm nhấn mạnh rằng, chính sách vẫn hướng đến việc tìm kiếm và mở rộng các thị trường an toàn, có thu nhập cao. Thông qua đó, người lao động được học tập, nâng cao trình độ và phát huy được những yếu tố này sau khi về nước.

Để nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐTBXH đã thành lập tổ công tác để hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc gắn kết với các doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm để tăng chất lượng nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu. Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho biết, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này đã có, nhưng nhiều năm qua mới tập trung vào hỗ trợ cho người lao động nghèo, yếu thế, người lao động ở vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo chứ chưa có chính sách chung về nâng cao chất lượng cho nhóm lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, Cục đang đề xuất để sắp tới sẽ xây dựng đề án làm sao nâng cao chất lượng của nhóm lao động. Đồng thời, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng lưu ý các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc cho người lao động.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động