Nâng cao chất lượng cán bộ Công đoàn cơ sở: Đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn
Cần đổi mới hoạt động, hướng mạnh về cơ sở
Tại tọa đàm với chủ đề “Thực trạng và giải pháp về công tác cán bộ Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới” do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức mới đây tại Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Phạm Bá Vĩnh cho biết: Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hiện quản lý trực tiếp 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 25 Công đoàn cơ sở trực thuộc với tổng số 9.031 Công đoàn cơ sở và 609.274 đoàn viên công đoàn, trong đó có 5.398 Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước. Tổng số cán bộ công đoàn các cấp là 65.749 người, trong đó tổng số cán bộ Công đoàn cơ sở (Ủy viên Ban Chấp hành) là 65.440 đồng chí.
Cán bộ công đoàn cơ sở tham gia chia sẻ kinh nghiệm tại Tọa đàm |
"Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ bản có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với hoạt động công đoàn; một số cán bộ Công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước có kinh nghiệm trong xây dựng và thương lượng Thỏa ước lao động tập thể; có kinh nghiệm trong hòa giải và giải quyết tranh chấp lao động tại cơ sở", ông Phạm Bá Vĩnh ghi nhận.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Liên đoàn Lao động Thành phố, hầu hết cán bộ Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm, công việc chuyên môn nhiều, do đó chưa dành được nhiều thời gian để nghiên cứu hoạt động công đoàn; cán bộ Công đoàn cơ sở còn phụ thuộc vào người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương, tiền công nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động công đoàn.
Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ công đoàn còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng đòi hỏi của đoàn viên, người lao động và thực tiễn hoạt động Công đoàn hiện nay; chính sách đối với cán bộ công đoàn cơ sở chưa thực sự thỏa đáng nên chưa thật sự tạo động lực để cán bộ Công đoàn hoạt động…
Trao đổi tại tọa đàm, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đặt vấn đề, hiện nay, phần lớn cán bộ Công đoàn cơ sở là cán bộ kiêm nhiệm, do người sử dụng lao động trả lương, vậy, cán bộ Công đoàn cơ sở đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động như thế nào? Có những quyền lợi của người lao động đã được pháp luật quy định, tuy nhiên, người sử dụng lao động chưa nghiêm túc tuân thủ, khi đó, cán bộ Công đoàn có đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động được không?
“Vũ khí lớn nhất của tổ chức Công đoàn là lãnh đạo người lao động đình công, bãi công, nếu như người sử dụng lao động không đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vậy, cán bộ Công đoàn Thủ đô đã sử dụng vũ khí này chưa? Vai trò, chức năng cốt lõi của cán bộ Công đoàn là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nếu không thực hiện được, thì vai trò của tổ chức Công đoàn sẽ mai một” - Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Nguyễn Phi Thường nêu vấn đề.
Nhấn mạnh hoạt động Công đoàn trong tình hình mới đòi hỏi tổ chức Công đoàn Thủ đô cần phải đổi mới hoạt động, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố đề nghị các đại biểu nhìn nhận, đánh giá khách quan thực trạng hoạt động của cán bộ Công đoàn hiện nay, từ đó đề xuất, kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới, đặc biệt là khi Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng, với nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA) và những cam kết quốc tế.
Cần thường xuyên nâng cao kiến thức cho cán bộ Công đoàn cơ sở
Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khẳng định: Cán bộ và công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức, sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… Cán bộ Công đoàn là người đại diện cho đoàn viên, người lao động tham gia trong lĩnh vực quan hệ lao động, nhằm đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khẳng định: Cán bộ và công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn |
Tuy nhiên, theo ông Toản, trong thực tế, do nhiều nguyên nhân, chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn vẫn còn những hạn chế, bất cập, dẫn đến kết quả hoạt động chưa cao. Do đó, cần đánh giá thực trạng công tác cán bộ công đoàn các cấp (từ Thành phố đến cơ sở) giai đoạn 2015-2020, trong đó nêu rõ thực trạng hoạt động Công đoàn cơ sở, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu, tích cực, sáng tạo, mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ Công đoàn trong Khối các đơn vị, doanh nghiệp.
Từ thực tiễn hoạt động tại cơ sở, ông Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toyota Boshoku Hà Nội - nêu thực tế: Cán bộ Công đoàn chỉ được chủ sử dụng lao động dành thời gian cho hoạt động công đoàn là 8 ngày/tháng. Đội ngũ cán bộ Công đoàn trong Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở không ai có nghiệp vụ chuyên môn về công tác Công đoàn. Trong khi đó, quan điểm của chủ sử dụng lao động là tập trung ưu tiên vào việc sản xuất kinh doanh làm ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nên các hoạt động của Công đoàn không được chú trọng, các hoạt động tổ chức Công đoàn triển khai 100% phải làm ngoài giờ.
Trước những khó khăn đó, Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toyota Boshoku Hà Nội đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài Nhà nước. “Cán bộ công đoàn hoạt động kiêm nhiệm, đa số thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế, do vậy, đề nghị Công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo phương pháp tích cực để cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới...”, ông Nguyễn Văn Hòa kiến nghị.
Ông Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toyota Boshoku Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm tại Tọa đàm |
Từ thực tế hoạt động, bà Phạm Thị Bích Hải - Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn TOTO Việt Nam cũng đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn trong hoạt động của cán bộ Công đoàn tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, cán bộ Công đoàn gần như không có thời gian làm những công việc liên quan đến hoạt động Công đoàn tại công ty, mà thường phải làm ngoài giờ; cán bộ Công đoàn phải đảm nhiệm nhiều vai trò, trong đó vừa tập trung chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động thông qua việc sâu sát, nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của người lao động để đề xuất với người sử dụng lao động, vừa phải đảm bảo công việc chuyên môn, vì nếu không hoàn thành công việc chuyên môn thì sẽ không có tiếng nói…
Từ những khó khăn nêu trên, Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn TOTO Việt Nam Phạm Thị Bích Hải đề xuất Công đoàn cấp trên có giải pháp để tuyên truyền cho người sử dụng lao động hiểu rõ về vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn và những khó khăn của cán bộ Công đoàn tại doanh nghiệp, qua đó người sử dụng lao động hiểu và tạo điều kiện cho cán bộ Công đoàn hoạt động. Bên cạnh đó, Công đoàn cấp trên tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ Công đoàn về pháp luật lao động, nhất là Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021) giúp cán bộ Công đoàn nắm rõ để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Bày tỏ quan điểm của mình, ông Lê Văn Báu - Chủ tịch Công đoàn chuyên trách Công đoàn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội cho rằng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc’’, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”; ở nơi nào, cán bộ Công đoàn cơ sở vừa có tâm, vừa đủ tầm, tràn đầy nhiệt huyết với công việc thì hoạt động công đoàn ở đó sẽ hiệu quả, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động sẽ được bảo vệ tích cực.
“Nhưng để có được cán bộ Công đoàn như vậy, chúng ta cũng cần phải có chế độ, chính sách bảo vệ, đãi ngộ, khuyến khích cả vật chất và tinh thần đối với cán bộ Công đoàn và việc lựa chọn cán bộ Công đoàn đủ năng lực, đủ trình độ, đủ bản lĩnh và thực sự là thủ lĩnh của người lao động để bố trí làm cán bộ Công đoàn chuyên trách tại các Công đoàn cơ sở có đủ điều kiện, có đặc thù”, ông Lê Văn Báu đề xuất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37
Thực sự là Tổ chức không thể thiếu
Hoạt động 19/12/2024 17:34
Đổi mới hoạt động chăm lo
Hoạt động 19/12/2024 10:49
Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
Hoạt động 18/12/2024 19:04