Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm “Nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ công đoàn cơ sở”
Năm 2021 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lấy chủ đề là năm “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở”, trong đó công tác truyền thông cho cán bộ công đoàn cơ sở đóng vai trò quan trọng.
Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải phát biểu tại tọa đàm |
Tại tọa đàm, các cán bộ làm công tác truyền thông trong hệ thống Công đoàn, các nhà báo, chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hướng tới nâng cao nhận thức cho cán bộ công đoàn, nâng cao các kỹ năng truyền thông, các hoạt động thiết thực, hành động sâu sắc… qua đó góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông trong công đoàn cơ sở nói riêng và Công đoàn Việt Nam nói chung.
Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: Ông Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; bà Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam; nhà báo Trần Duy Phương – Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn; nhà báo Trần Mai Anh - Trưởng phòng Tuyên giáo - Truyền thông, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Việt Nam Airlines); ông Đỗ Minh Triệu - Trưởng Ban Tuyên giáo Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh; ông Trịnh Ngọc Toản - Chủ tịch Công đoàn Công ty Than Hà Lầm; bà Vũ Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Cosmos 1; ông Lê Quang Vũ - CEO Blue C, Chuyên gia truyền thông...
Ông Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm |
Thông tin về hệ thống truyền thông của tổ chức Công đoàn, ông Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Tổ chức Công đoàn hiện có 2 tờ báo, 70 tạp chí và bản tin, có cơ chế phối hợp thường xuyên với 40 cơ quan báo chí và nhiều cơ quan truyền hình trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống mạng xã hội của các cấp công đoàn có 100 trang tin cấp tỉnh, 800 trang tin thuộc cấp cơ sở...
Đánh giá truyền thông công đoàn là một chức năng cơ bản và quan trọng của Công đoàn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, thời gian tới, Tổng Liên đoàn Việt Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Theo đó, các hoạt động sẽ được sàng lọc, lựa chọn ra những hoạt động thiết thực, cần thiết cho đời sống người lao động.
Khẳng định truyền thông phải được ưu tiên số một, ông Đỗ Minh Triệu - Trưởng Ban Tuyên giáo Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh cho rằng: Hoạt động của Công đoàn, nếu không có truyền thông thì không thể lan tỏa, tiếp cận đến anh chị em công nhân. “Việc tạo điều kiện tối đa cho cơ sở, sử dụng mạng xã hội để tiếp nhận phản hồi của người lao động sẽ giúp thông tin đến người lao động một cách rõ ràng. Thông qua tương tác mạng xã hội có thể đánh giá được chất lượng hoạt động truyền thông của công đoàn cơ sở", ông Triệu bày tỏ quan điểm.
Từ kinh nghiệm hoạt động, bà Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, truyền thông trong Công đoàn đòi hỏi 5 điều, đó là: Kiến thức về Công đoàn; kiến thức về pháp luật; cán bộ phải có lập luận vững vàng; làm truyền thông kịp thời; và cán bộ truyền thông phải gắn với người lao động, một người bạn thân của người lao động.
Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm “Nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ công đoàn cơ sở” |
Còn nhà báo Trần Mai Anh - Trưởng phòng Tuyên giáo - Truyền thông, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cho rằng, với đối tượng là người lao động, họ rất cần những thông tin chân thật, gần gũi. Do đó, cán bộ truyền thông của Công đoàn không cần là chuyên gia, nhưng phải nắm rõ tình hình cơ sở và hiểu những câu chuyện muốn kể, đồng thời dùng những hình ảnh, thông tin gần gũi nhất.
Tại tọa đàm, cán bộ công đoàn làm công tác truyền thông và chuyên gia cũng nhấn mạnh đến vai trò của người đứng đầu của tổ chức, đơn vị, có yếu tố quyết định đến định hướng và cách thức và hiệu quả truyền thông.
Phát biểu kết luận tọa đàm, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những thông tin chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia, nhà báo và những người làm công tác truyền thông.
Theo ông Trần Thanh Hải, muốn làm truyền thông hiệu quả, điều quan trọng nhất là cán bộ công đoàn phải xuất phát từ tấm lòng của mình dành cho người lao động, bởi người lao động đi làm việc là vì thu nhập, hy sinh, chăm lo cho gia đình, chỉ khi hiểu được họ, đồng cảm với họ, cán bộ công đoàn cơ sở mới có thể gửi thông điệp hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Hoạt động 19/11/2024 21:01