Mùi Tết

(LĐTĐ) Giữa đất trời rộng mở, dường như tất cả hòa tan, khuấy đều, mềm mại phả vào lòng người một thứ mùi chộn rộn, xốn xang. Ấy là mùi Tết, mùi của nỗi nhớ không gọi được thành tên.
Gói bánh chưng xanh ấm tình ngày Tết Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô vui đón “Tết Sum vầy - Xuân bình an” năm 2022

Cuối tháng Chạp, khi cơn gió nồm đã ngại thổi, nắng thơm xông hương vàng ruộm, rơi trên đôi bàn tay nhiều kẻ chỉ của cụ ông đang thoăn thoắt, khéo léo chẻ từng ống giang làm sợi lạt buộc bánh bên hiên nhà. Ngoài sân, cụ bà chậm rãi lau rửa từng tấm lá dong xanh mướt, xếp lại thành bó đem hong trong nắng.

Mùi Tết
Ảnh minh họa.

Thoang thoảng đâu đây, hương mùi già quyện theo làn khói bếp mỏng mảnh, tan vào trong sương, trong gió, ủ hơi xuân trên những gương mặt rạng ngời. Đầu ngõ, lũ trẻ con xúng xính áo quần, chạy tung tăng khắp xóm, thi thoảng lại vùi mặt vào vạt áo, hít hà mùi vải mới rồi phá lên cười khanh khách…

Tiết đông lành lạnh, mặc bao nhiêu áo ấm ra đường vẫn thấy rét lạ. Lại thèm hơi ấm. Thèm ngửi cái mùi mồ hôi mằn mặn trên lưng áo cha. Thèm được rúc vào lòng mẹ hít hà, vỡ vạc những cảm xúc mông lung. Chỉ khi ở bên gia đình, bên những người thân yêu, cuộc sống mới thật nhẹ nhàng và an yên.

Mùi Tết rất lạ, đó không chỉ là sự cảm nhận bằng khứu giác mà là sự giao thoa giữa các giác quan. Nó lẫn vào nhau, trộn lên thành mùi nhớ thương, hoài niệm.

Như một thói quen trong tâm thức, dù ở chốn thôn quê hay nơi thị thành, ngày cuối năm, hẳn là trong nhà ai cũng đun một nồi nước mùi già. Căn bếp nhỏ bốc khói nghi ngút, hơi mùi già thơm lựng lan tỏa cho không gian thêm phần ấm cúng. Thứ mùi đặc trưng không lẫn vào đâu được, khiến lòng người thanh thản đến lạ. Tắm lá mùi như một cách để làm mình thanh sạch, tựa hồ mọi vướng bụi, lo toan, muộn phiền, những điều không may mắn trong năm cũ đều được gột rửa, cuốn trôi. Thứ hương thơm dịu nhẹ ấy như thấm vào da thịt, vấn vít đôi bàn tay, lưu giữ trên mái tóc mà không một loại nước hoa thượng hạng nào sánh bằng.

Tết sẽ không là Tết nếu thiếu nồi bánh chưng. Chỉ cần mùi bánh chưng lẩn khuất đâu đó trong gió Xuân, thì vị Tết cổ truyền dân tộc cũng vì thế mà theo nhau ùa về.

Mùi của Tết - Cái thứ mùi riêng đặc biệt đó, hẳn trong tim ai cũng có. Đó là mùi pháo nổ khen khét trộn lẫn mùi bùn đất lấm lem thời tuổi thơ gian khó của thế hệ trước, đâu dễ lãng quên. Là mùi no ấm, hạnh phúc tròn đầy của thế hệ sau. Khi con người ta có tuổi, mái tóc điểm thêm vài sợi bạc, thì cái thứ mùi sang quý ấy càng đậm đặc, càng rõ nét, bện chặt, dội vào sâu thẳm lòng người những khắc khoải, luyến lưu.

Thời gian khó, bánh chưng là thức ăn “xa xỉ” mà chỉ Tết mới có. Trong quan niệm của người Việt, cả năm làm lụng vất vả để có một cái Tết no ấm, thế nên bánh chưng thường được gói rất nhiều, để dành ăn cả ra Giêng. Lũ trẻ con thì háo hức, mong chờ những chiếc bánh chưng nhỏ được “đặt hàng” theo sở thích riêng của từng đứa. Từng chiếc bánh vuông vức được xếp vào những chiếc nồi ba, nồi bảy bắc lên bếp lửa trong tiếng củi vỡ kêu tanh tánh. Ngồi trông nồi bánh chưng sôi sùng sục, mùi khói, mùi ngô, khoai vùi trong tro củi thơm nức mũi có thể “gây nghiện” đến mãi về sau.

Rồi khi bánh được luộc chín, cái cảm giác tự tay vớt từng chiếc bánh, lựa chọn cặp bánh đẹp nhất, ngon nhất, cẩn thận đăt lên bàn thờ thắp hương cho tổ tiên, chợt nhận ra giá trị nguồn cội, giá trị gia đình thật ý nghĩa, thiêng liêng.

Nhấp chén trà mạn bên hiên nhà, lắng mình theo cung đàn xuân, nhắm mắt lại, chậm rãi thưởng thức một bản nhạc trữ tình phát ra từ chiếc đài đĩa than cũ kỹ sẽ thấy đẫm cái vị Tết.

Những ngày giáp Tết, có một thứ mùi ẩn, hiện trong ký ức nhiều người với đủ màu sắc, đủ cung bậc cảm xúc, ồn ã, nhộn nhịp hơn thường. Đó là mùi của phiên chợ chiều ba mươi Tết, phiên chợ cuối cùng của năm cũ tấp nập kẻ bán, người mua. Chợ Tết không thiếu loại hàng hóa nào. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng trả giá đan xen, hòa lẫn tiếng bước chân rộn ràng tạo nên một không gian xuân đậm đặc. Chen giữa dòng người xuôi ngược, ướp mình vào mùi cỏ cây, hoa lá, mùi rau củ, mùi hành, tỏi hăng hắc, cay nồng, mùi gà, mùi cá tanh tao... mới thấy mình thật con người.

Trong không gian trầm mặc, những mùi hương ấy vừa ngửi thấy thôi đã làm người ta chộn rộn nghĩ về cái Tết sum vầy. Mùi hương của Tết cũng chính là mùi hương của nét văn hóa đậm đà, của tình người ấm áp đến nao lòng.

Cuối năm cũng là dịp để con cháu tề tựu bên gia đình, tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Tháng Chạp, trên những con đường dẫn ra nghĩa trang, hai bên lối nhỏ ghim đầy cỏ may. Khi tờ lịch cuối cùng trong năm chờ tay người bóc cũng là lúc con cháu cùng nhau ra mộ phần các cụ phất cỏ, dọn dẹp, sửa sang, mời tổ tiên về nhà ăn tết. Từng nhát cuốc xới lên, mùi cỏ khô ngai ngái, mùi bùn tanh nồng trên mảnh ruộng cày ải bên cạnh, quyện lẫn mùi khói hương bảng lảng, vấn vít cài vào lòng người những nỗi nhớ khôn nguôi.

Sau một năm bận rộn, giây phút thắp nén nhang thơm, kính cẩn trước phần mộ tổ tiên, bao nhiêu ký ức lại ùa về, mới cảm nhận hết sự xích lại gần của âm dương cách trở ở nơi này. Ta đi qua những ngày khôn lớn, những thành bại trong cuộc đời đều có bóng hình của quá khứ hôm qua.

Giữa bộn bề cuộc sống, gác lại những lo toan, còn gì hạnh phúc hơn khi được về ăn bữa cơm đoàn viên cùng gia đình; hít hà mùi đồ ăn mẹ nấu chiều ba mươi Tết, để thấy mình là đứa trẻ vụng dại trong hình hài người lớn.

Tết là khi ở đó có đầy đủ gia đình, có thể nhìn thấy ông bà, cha mẹ, những người thương yêu của mình vẫn còn khoẻ mạnh, an vui. Là khoảnh khắc chờ đón đón phút giao thừa thiêng liêng, ngắm màn pháo hoa rực rỡ bung tỏa trên bầu trời đêm. Là giây phút sum vầy bên mâm cỗ đầm ấm, tỏa ngát thơm hương trầm.

Thoang thoảng, dịu nhẹ thế thôi mà bao nhiêu năm luôn quanh quẩn, len lỏi trong tâm trí, thiết tha, đau đáu một nỗi niềm không gọi được thành tên. Có những giá trị tinh thần không dễ nhìn thấy như những thứ vật chất thường ngày, nhưng nó lại chạm vào sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Cũng như mùi của Tết, thứ mùi hương vĩnh cửu được pha chế bằng công thức đặc biệt từ tình yêu và nỗi nhớ, của quá khứ và hiện tại, mà chỉ khi ta sống chậm lại, lắng lòng mình, ta mới chợt nhận ra.

Một mùa Xuân mới lại về. Xuân về đem theo những mong ngóng đầy vơi. Hít hà những yêu thương lan tỏa, căng tràn trong lồng ngực, bỏ lại sau lưng những nhọc nhằn của năm cũ, chúng ta hãy sống trọn vẹn thời khắc ấm áp bên gia đình và tìm về với thứ mùi đặc biệt quyện trong lòng mỗi người để nhớ, để thương, để luyến lưu và để được là chính mình.

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động