Mua sắm qua mạng khi giãn cách xã hội, lưu ý gì để không bị "viêm màng túi"
Bài 1: Mua sắm qua mạng, ai bảo vệ? Việt Nam gần “đội sổ” ở Đông Nam Á về mua sắm online |
Lợi ích của việc mua sắm qua mạng
Về lợi ích, thứ nhất, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn.
Thứ hai, việc mua sắm qua mạng còn đảm bảo sự tiện lợi và nhanh chóng. Người tiêu dùng không phải xếp hàng chờ đợi như mua sắm truyền thống đồng thời có thể xoa dịu tâm trạng trong bối cảnh nguy hiểm của đại dịch.
Theo đó, khi việc giãn cách xã hội, người tiêu dùng dễ rơi vào trạng thái tiêu cực như buồn chán, cô đơn, có xu hướng dễ cáu giận, bực bội… và mua sắm qua mạng là một trong những phương thức giải tỏa tạm thời những cảm xúc này;
Thứ ba, việc mua sắm qua mạng còn tạo cảm giác “kết nối”: Khi phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn tới việc không được tiếp xúc với người khác, mua sắm qua mạng giúp tạo cảm giác “kết nối” tới xã hội thông qua các thông báo đặt hàng, thanh toán, vận chuyển được gửi qua tin nhắn/email của người tiêu dùng.
Mua sắm qua mạng trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, giãn cách xã hội vừa có những điểm lợi, nhưng cũng có những tác hại. Ảnh minh hoạ, Dương Quốc Bình |
Bên cạnh mặt lợi, sự gia tăng mua hàng qua mạng trong thời kỳ dịch bệnh cũng có nguy cơ mang lại những tác động tiêu cực cho người tiêu dùng.
Cụ thể như sau: Mua sắm qua mạng quá dễ và nhanh làm người tiêu dùng dễ dàng chi tiêu quá mức thu nhập của bản thân, gia đình. Chỉ với một vài click chuột, người tiêu dùng đã có thể mua rất nhiều mặt hàng. Điều này cũng làm xuất hiện và gia tăng tình trạng chi tiêu quá nhiều.
Có xu hướng mua những thứ không cần thiết do quá buồn chán. Đồng thời, người tiêu dùng đối mặt nhiều hơn với những vi phạm quyền lợi khi mua hàng qua mạng như hàng hóa không giống như quảng cáo, hàng không áp dụng đồng kiểm, hàng giao chậm, đã thanh toán, nhưng không giao hàng...
Một số lưu ý cho người tiêu dùng
Bất chấp một số tác động tiêu cực, có một thực tế mà nhiều người tiêu dùng thừa nhận là mua sắm qua mạng vẫn là một lựa chọn tối ưu trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức, kỹ năng để có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử một cách tốt nhất là rất cần thiết đối với mỗi người tiêu dùng. Trong quá trình này, người tiêu dùng có thể tham khảo một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất, ưu tiên mua hàng từ những trang thương mại điện tử uy tín, có đăng ký, thông báo tới Bộ Công Thương. Trong trường hợp mua hàng trên mạng xã hội, lựa chọn những tài khoản uy tín, có lịch sử bán hàng lâu dài;
Thứ hai, chỉ thực hiện các giao dịch khi bản thân, gia đình thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Thứ ba, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hàng hóa cần mua cũng như số lượng hàng hóa, tránh tình trạng mua hàng không thực sự cần thiết và mua với số lượng quá nhiều;
Thứ tư, ưu tiên mua những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản trong đại dịch như nhu yếu phẩm, thực phẩm, đồ dùng gia đình, quần áo phục vụ nhu cầu hàng ngày… Tránh mua những sản phẩm chưa sử dụng được trong thời điểm này.
Thứ năm, khi nhận hàng cần đối chiếu thông tin trên biên lai giao hàng với đơn hàng trên mạng nhằm hạn chế tình trạng thanh toán cho đơn hàng mà mình không đặt cũng như nhận hàng không đúng với sản phẩm đã đặt mua;
Thứ sáu, tránh mua hàng qua mạng khi thể trạng và tinh thần mệt mỏi. Tình trạng này có thể dẫn tới việc không so sánh giá cả/so sánh các nhà bán hàng, mua sắm để thỏa mãn nhu cầu lúc đó.
Thứ bảy, dành thời gian sắp xếp, dọn dẹp lại đồ đạc trong nhà để biết rõ nhà mình đã có những đồ đạc nào, thực sự cần và không cần đồ gì nhằm tránh tình trạng mua sắm theo cảm hứng, gây lãng phí tiền bạc và làm giảm lợi ích của thương mại điện tử.
Theo Anh Tuấn/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Từ 15h hôm nay (14/11): Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít
Thị trường 14/11/2024 15:29
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành
Thị trường 14/11/2024 09:20
Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Giá bán USD trên thị trường “chợ đen” đã bớt “nóng”
Thị trường 14/11/2024 08:28
Giá xăng dầu hôm nay (14/11): Giá dầu thế giới phục hồi
Thị trường 14/11/2024 07:29
Giá vàng hôm nay (14/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ sau nhiều ngày giảm sâu
Thị trường 14/11/2024 07:26
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 13/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp
Thị trường 13/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm
Thị trường 13/11/2024 06:21