Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch

(LĐTĐ) Sáng 23/3, Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Tại Phiên khai mạc, UBTVQH đã nghe Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 báo cáo về công tác phòng, chống dịch.
moi nguoi dan la mot chien si moi gia dinh la mot phao dai chong dich Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Séc trong phòng, chống dịch Covid-19
moi nguoi dan la mot chien si moi gia dinh la mot phao dai chong dich Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19
moi nguoi dan la mot chien si moi gia dinh la mot phao dai chong dich Đã có gần 50 tỷ đồng ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 qua tin nhắn gửi 1407
moi nguoi dan la mot chien si moi gia dinh la mot phao dai chong dich
Toàn cảnh Phiên họp của UBTVQH

Báo cáo tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết: Ngay từ đầu, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguy cơ lây nhiễm rất cao do có đường biên giới và giao lưu, giao thương rất nhộn nhịp với Trung Quốc. Ở giai đoạn sau, do độ mở nền kinh tế lớn và quan hệ họp tác rất sâu rộng kể cả với các nước, khu vực được coi là ổ dịch mới như Hàn Quốc, EU nên nguy cơ vẫn rất cao.

Ngày 23/1/2020 (tức ngày 29 Tết) Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 121/CĐ-TTg và liên tiếp các ngày 28, 30/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg, Chỉ thị số 06/CT-TTg, trong đó quán triệt tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để phòng chống dịch. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch được thành lập.

Ngày 30/1/2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có công văn số 79-CV/TW, trong đó yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân khẩn trương vào cuộc, xác định phòng chống dịch là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân khẩn trương, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, căn cứ theo tình hình dịch, chúng ta đã thực hiện các biện pháp kiểm soát người nhập cảnh như: Từng bước điều chỉnh chính sách thị thực nhập cảnh đối với các nhóm đối tượng đến từ các nước, khu vực; điều tiết, hạn chế hàng không; thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với khách nhập cảnh; vận động, khuyến cáo người Việt Nam hạn chế ra nước ngoài, về nước...

Trong giai đoạn 1, bằng cách kiểm soát chặt chẽ nhập cảnh, thực hiện cách ly tập trung, đã sàng lọc, phát hiện sớm và thực hiện cách ly, điều trị kịp thời. Bước sang giai đoạn 2, việc phát hiện sớm khó khăn hơn nhiều và phải sử dụng tổng hợp các biện pháp, cơ chế, công nghệ để theo vết, xác định được vị trí của những người bệnh nhân đã tiếp xúc để thực hiện cách ly, xét nghiệm. Thực hiện 4 vòng cách ly và các hình thức cách ly tập trung, cách ly tại cơ sở y tế, tại nơi làm việc, cơ sở lưu trú và tại gia đình. Quân đội chịu trách nhiệm tổ chức cách ly tập trung (hiện các cơ sở cách ly của quân đội quản lý có khả năng tiếp nhận cách ly khoảng 60.000 người và đang rà soát bổ sung thêm). Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể đối với từng hình thức cách ly. Tiến hành khoanh vùng cách ly, tiêu độc khử trùng ở những địa bàn có người nhiễm bệnh.

Đồng thời, thực hiện khoanh vùng ở quy mô xã, đoạn phố, chung cư. Bộ Y tế phối hợp với các địa phương, qua thực tiễn từng bước rút kinh nghiệm hoàn thiện các phương án khoanh vùng dập dịch đảm bảo đủ an toàn, song không gây lãng phí nguồn lực và tránh hoang mang cho cộng đồng. Ngành Y tế (bao gồm cả quân y và y tế công an) đã lên phương án, kế hoạch phân tuyến điều trị trên tinh thần phân tán, không tập trung bệnh nhân vào tuyến trên; sử dụng công nghệ thông tin và các đội ứng phó nhanh để hỗ trợ tuyến dưới. Thường xuyên hội chẩn, hoàn thiện phác đồ điều trị.

Thực hiện kết hợp điều trị bệnh với động viên tinh thần, chăm sóc toàn diện người bệnh. Đến nay, chưa có tử vong và lây nhiễm từ người bệnh sang y bác sĩ điều trị. Đã tập trung nghiên cứu, phân lập và nuôi cấy thành công chủng virus COVID-19 (Việt Nam là nước thứ tư sau Trung Quốc, Nhật Bản và Australia thực hiện được việc này). Sản xuất đưa vào sử dụng bộ kít phát hiện vi rút COVID-19 theo tiêu chuẩn của WHO. Huy động các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu đưa vào sử dụng nhiều ứng dụng phục vụ việc hướng dẫn phòng bệnh, thông tin về người có nguy cơ lây nhiễm cần được cách ly, hỗ trợ công tác ngăn chặn, phát hiện và công tác khám chữa bệnh... “Nhờ thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bằng nhiều giải pháp cụ thể, đến nay, về cơ bản, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, đến thời điểm 22/3 đã có trên 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam (gần 100.000 người từ Hoa Kỳ và châu Âu). Mặt khác, tới đây vẫn sẽ còn một lượng đáng kể người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và phục vụ các yêu cầu từ phía Việt Nam (như các chuyên gia, cán bộ quản lý dự án, doanh nghiệp), cần có hình thức, quy định cách ly phù hợp đảm bảo không lây nhiễm.

Do dịch bệnh đã thâm nhập vào bên trong, nên việc phát hiện, cách ly các trường hợp nghi nhiễm còn rất khó khăn, nhất là trong trường hợp không thể truy ra nguồn lây trực tiếp (người nhiễm bệnh chưa đi ra nước ngoài, không biết mình có tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hay không). Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị các nhóm giải pháp sau: Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp; ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực xét nghiệm, huy động sự tham gia của người dân để rút ngắn thời gian cần thiết để phát hiện người có nguy cơ lây nhiễm ngay từ khi nhập cảnh, trong khu cách ly và trong cộng đồng.

Việc tăng cường năng lực xét nghiệm là rất cấp bách. Hiện ta đã chủ động được kit thử nhưng số lượng phòng xét nghiệm, máy móc, chuyên gia xét nghiệm còn rất ít so với các nước phát triến và so với yêu cầu (Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Quốc phòng khẩn trương trang bị thêm 30 phòng xét nghiệm di động và tập huấn cán bộ phục vụ công tác xét nghiệm).

Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, UBTVQH sẽ đồng hành, sát cánh, sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho Chính phủ để tập trung triển khai tốt nhất các biện pháp chống dịch, đồng thời cho rằng đây cũng là dịp để thấy được sự đoàn kết quân dân, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Đồng thời lưu ý trong trường hợp dịch bệnh có thể kéo dài với diễn biến phức tạp, không được chủ quan và cần có giải pháp để ổn định kinh tế - xã hội, nhất là sản xuất kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, bảo đảm đời sống cho nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí phần tăng thu ngân sách 2019 dự phòng cho phòng chống dịch bệnh, vấn đề thiên tai và giải quyết những vấn đề thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan Quốc hội tiếp tục theo dõi, nắm sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ để có những đề xuất kịp thời, hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội điều chỉnh chương trình công tác, nhất là các hoạt động giám sát để tập trung cho phòng, chống dịch; Không tổ chức những đoàn giám sát đi về địa phương, trừ giám sát tối cao; Kiểm toán cũng phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình chống dịch bệnh, chung tay cùng với Chính phủ và các địa phương chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh; Tất cả các hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Quốc hội đều được rà soát để ủng hộ, tạo điều kiện cho Chính phủ tập trung phòng, chống dịch bệnh.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin khác

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã nêu rõ 5 kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng; trong đó có nội dung về quy hoạch, điều chỉnh đầu tư công, công tác cán bộ.
Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Ngày 26/3, lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy với tổng số 523 điểm cầu và hơn 8.000 đại biểu từ Thành phố xuống các phường, xã, thị trấn.
Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, Đoàn thanh niên Thành phố đã và đang triển khai 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng nên thế hệ thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động