Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

(LĐTĐ) Sáng 24/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), với 94,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Quốc hội quyết nghị giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường Việc mang bảo vật quốc gia ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định

Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có 9 chương, 152 điều; quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Trong đó, về đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử do còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án và xin ý kiến các đại biểu bằng phiếu.

Cụ thể: Phương án 1: Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện; Phương án 2: Đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành Tòa án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp huyện thành Tòa án nhân dân sơ thẩm.

Kết quả không có phương án nào đạt quá một nửa tổng số đại biểu tán thành.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo. Ảnh: Quốc hội

Sau khi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, Tòa án nhân dân tối cao và Thường trực Ủy ban Tư pháp thống nhất đề nghị tiếp thu ý kiến đa số đại biểu đã ghi phiếu, tiếp tục giữ nguyên quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện như Luật hiện hành.

Dẫn yêu cầu của Nghị quyết số 27: “Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu…”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, quy định của dự thảo Luật về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện là phù hợp…

Về Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, sau khi cân nhắc về sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của nhiều vị đại biểu, UBTVQH tán thành việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt như dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Thực tiễn cho thấy, án hành chính là loại việc khó và phức tạp, xảy ra ngày càng nhiều, nếu không có quy định phù hợp thì có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi giải quyết loại án này.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

Vụ việc sở hữu trí tuệ và vụ việc phá sản, tuy hiện nay số lượng chưa nhiều, nhưng tính chất phức tạp và ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Giải quyết vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về pháp luật, hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn.

Vì vậy, việc thành lập các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt về Hành chính, Sở hữu trí tuệ, Phá sản để giải quyết các vụ việc đặc thù là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Căn cứ yêu cầu thực tiễn trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ xây dựng đề án, phương án cụ thể, đề xuất nơi đặt trụ sở, số lượng từng Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt;…; báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền cho chủ trương, từ đó báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định thành lập vào thời điểm phù hợp, trong đó xác định rõ về phạm vi thẩm quyền và các vấn đề khác có liên quan mà đại biểu đã nêu ý kiến.

Đối với việc thành lập các vụ tại Tòa án nhân dân cấp cao trên cơ sở tổ chức lại các phòng Giám đốc, kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, việc thành lập các vụ tại Tòa án nhân dân cấp cao là nâng cấp một số đơn vị cấp phòng để phù hợp với tính chất, số lượng công việc mà các đơn vị này đang đảm nhiệm, nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị tham mưu. Vì vậy, việc thành lập các vụ trên cơ sở tổ chức lại các phòng Giám đốc, kiểm tra là cần thiết.

Về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, dự thảo Luật đã chỉnh lý: Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định.

Việc ghi âm, ghi hình nêu trên phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp, những người có liên quan theo quy định. Đồng thời, trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, Tòa án tiến hành ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm, ghi hình của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật và giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết...

Phương Thảo

Nên xem

Từ 1/9: Thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản trên toàn quốc

Từ 1/9: Thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản trên toàn quốc

(LĐTĐ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện trực tiếp chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng tại BHXH 43 tỉnh, thành phố và từ ngày 1/9 tới đây, cơ quan BHXH sẽ thực hiện phương thức chuyển tiền trực tiếp này tại 20 tỉnh còn lại.
Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang được chọn làm biểu trưng sự kiện 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang được chọn làm biểu trưng sự kiện 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang đã được Hội đồng Giám khảo của Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô thống nhất xếp hạng cao nhất và được chọn làm biểu trưng chính thức của dịp này. Lễ trao giải và triển lãm sẽ diễn ra sáng 10/8 tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” mang lại hiệu quả thiết thực

Thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” mang lại hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm duy trì, triển khai sâu rộng ở tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực giúp doanh nghiệp phát huy nội lực, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập đồng thời cũng góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động.
Chuỗi hoạt động thiết thực gắn kết yêu thương

Chuỗi hoạt động thiết thực gắn kết yêu thương

(LĐTĐ) Chiều nay (9/8), Công đoàn Trường Tiểu học Ngọc Lâm (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) đã tổ chức tổng kết các hoạt động đợt thi đua chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; khai trương các câu lạc bộ thể dục thể thao. Dịp này, đoàn viên Công đoàn nhà trường đã sum vầy bên nhau, "cháy" hết mình trong các hoạt động gắn kết yêu thương.
Đoàn viên huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay Công đoàn

Đoàn viên huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay Công đoàn

(LĐTĐ) Được vay vốn từ Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Quỹ Trợ vốn), đoàn viên, CNVCLĐ tại các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để phát triển kinh tế gia đình, tạo thêm việc làm, thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

(LĐTĐ) Thay mặt Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và nhấn mạnh: "Thành ủy Hà Nội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố, góp phần tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị với chất lượng cao nhất để tạo động lực mới, khí thế mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội là Thành phố: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy

Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy

(LĐTĐ) Trước khi được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa XI bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Võ Tấn Đức từng kinh qua các vị trí như: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Nhơn Trạch; Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Thành.

Tin khác

Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy

Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy

(LĐTĐ) Trước khi được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa XI bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Võ Tấn Đức từng kinh qua các vị trí như: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Nhơn Trạch; Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Thành.
Bế giảng lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công tác chính quyền Thủ đô Viêng Chăn

Bế giảng lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công tác chính quyền Thủ đô Viêng Chăn

(LĐTĐ) Ngày 9/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban Chỉ đạo lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công tác chính quyền Thủ đô Viêng Chăn (Lào), chủ trì Lễ bế giảng lớp học.
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng có vi phạm, khuyết điểm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng có vi phạm, khuyết điểm

Ngày 9/8/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng có vi phạm, khuyết điểm.
Sập nhà kho ở huyện Hoa Lư, Ninh Bình nhiều người bị vùi lấp

Sập nhà kho ở huyện Hoa Lư, Ninh Bình nhiều người bị vùi lấp

(LĐTĐ) Khoảng 8h sáng nay (ngày 9/8), nhà kho ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình đã bị đổ sập, vùi lấp nhiều công nhân đang làm việc bên trong.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phong làm Phó Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

Đồng chí Nguyễn Xuân Phong làm Phó Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 9/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông

(LĐTĐ) Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt, hiện tình hình công dân Việt Nam tại khu vực Trung Đông, Băng-la-đét và Mi-an-ma vẫn an toàn và ổn định.
Tăng tốc, bứt phá để có thêm 1.200 km cao tốc vào năm 2025

Tăng tốc, bứt phá để có thêm 1.200 km cao tốc vào năm 2025

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu hoàn thành thêm 1.200 km cao tốc vào năm 2025, nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc cả nước lên trên 3.000 km. Thời gian từ nay đến cuối năm 2025 không còn nhiều, do đó đây là giai đoạn cần tăng tốc, bứt phá để triển khai khối lượng công việc lớn.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 07 và 08/8/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 45. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thiếu tướng Vũ Hồng Văn làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tiếp tục phân cấp thẩm quyền về thi và xét nâng ngạch công chức

Tiếp tục phân cấp thẩm quyền về thi và xét nâng ngạch công chức

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ cho biết đang đề xuất tiếp tục phân cấp thẩm quyền về thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Xem thêm
Phiên bản di động