Lao động và Pháp luật: Vì quyền lợi hợp pháp của người lao động

(LĐTĐ) Khi chuyên trang Lao động và Pháp luật ra đời, cán bộ và phóng viên báo Lao động Thủ đô mong muốn sẽ góp phần tốt hơn nữa bảo vệ lợi, quyền hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bước đệm cho Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô mở rộng Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường thăm, chúc mừng báo Lao động Thủ đô

Báo Lao động Thủ đô đang bước vào tuổi ba mươi. 30 năm đồng hành cùng công nhân và người lao động đủ để cán bộ, phóng viên báo Lao động Thủ đô cảm nhận những nụ cười ngọt ngào và cả những giọt nước mắt mặn chát của họ. 30 năm viết về công nhân nhưng các thế hệ phóng viên báo Lao động Thủ đô dường như vẫn thấy thiêu thiếu điều gì đó, vẫn có cảm giác dường như còn đang “mắc nợ” họ.

Lao động và Pháp luật: Vì quyền lợi hợp pháp của người lao động
Sau 8 tháng không được nhân lương, các y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh bất đắc dĩ phải cầm băng rôn xuống đường đòi quyền lợi để đảm bảo cuộc sống.

Còn nhớ, tháng 9/2020, báo Lao động Thủ đô nhận được đơn kêu cứu của cán bộ, viên chức, người lao động đang công tác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh (số 2 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội) phản ánh, kể từ sau ngày 04/6/2019 khi Bộ Y tế có Quyết định số 2218/QĐ-BYT về việc giao quyền tự chủ cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, từ khi tự chủ đến nay, người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ được hưởng nguyên lương, trong khi đó các khoản tiền thu nhập tăng thêm, tiền phúc lợi xã hội… bị cắt bỏ hoàn toàn. Trước đó, vào đầu năm 2019, cán bộ, viên chức của Bệnh viện đã bị cắt giảm 50% tiền thu nhập tăng thêm.

Bà Lê Thị Bích Ngọc, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô - người luôn đau đáu và đầy nhiệt huyết xây dựng chuyên trang này căn dặn các phóng viên, ngoài thực hiện nghiêm túc tôn chỉ của báo thì làm sao để mỗi bài viết, mỗi chuyên mục đều mang hơi thở của các cấp công đoàn, công nhân và người lao động. Phải chuyển tải nhanh nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Liên đoàn Lao động đến với họ, ở bên họ những lúc họ cần và đặc biệt phải cố gắng đi đến cùng những vụ việc nhằm bảo vệ lợi, quyền hợp pháp của họ.

Thu nhập giảm sút khiến đời sống của chúng tôi ngày càng trở nên khó khăn, không đảm bảo sức khỏe và tinh thần để làm việc vì còn phải vật lộn kiếm thêm thu nhập. Trước những khó khăn này, nhiều lần cán bộ, người lao động bệnh viện đã làm đơn gửi lên lãnh đạo Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam (đơn vị chủ quản của Bệnh viện Tuệ Tĩnh), Công đoàn Học viện đề nghị thực hiện chi trả đúng quyền lợi cho họ nhưng đều bị lãnh đạo phớt lờ…

Ban Biên tập báo đã cử phóng viên Đỗ Đạt thực hiện loạt bài này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cán bộ, y bác sĩ và người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Phóng viên đã làm việc với Bộ Y tế và được đại diện Vụ Kế hoạch Tài chính cho biết, đối với Đề án tự chủ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, thì về nguyên tắc, nếu đơn vị tự đề xuất thì Bộ Y tế sẽ ủng hộ. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ căn cứ vào kết quả thực hiện ngân sách 3 năm liền kề từ (2016 -2018) của đơn vị và thấy có sự chênh lệch thu chi; trên cơ sở đó, Bộ Y tế rà soát lại số liệu, cộng với Đề án của đơn vị, Bộ sẽ gửi công văn kèm theo hồ sơ liên quan sang Bộ Tài chính xin ý kiến thống nhất. Trên cơ sở công văn thống nhất từ Bộ Tài chính, Bộ Y tế mới giao cho đơn vị thực hiện tự chủ.

Loạt bài 3 kỳ của phóng viên Đỗ Đạt không chỉ phản ánh hiện thực đời sống của người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang gặp vô cùng khó khăn mà còn vạch ra những quyết định có dấu hiệu trái luật của lãnh đạo Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam.

Rất tiếc đã không có đơn vị nào đứng ra giải quyết và hệ quả là từ tháng 5 đến tháng 11/2021, cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ được nhận 50% lương. Đến tháng 12/2021 thì họ không nhận được bất kỳ đồng lương nào. Y bác sỹ có người đi bán rau, có người đi làm thuê để tự cứu mình...

Đầu năm 2022, khi hình ảnh những cán bộ, nhân viên là người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh căng băng rôn “kêu cứu” thì phóng viên báo Lao động Thủ đô cũng “giật mình” đầy tiếc nuối. Giá ngày đó làm quyết liệt hơn, đừng vội tin vào những lời hứa thì có thể mọi việc sẽ khác...

Đấy chỉ là một trong những vụ việc mà phóng viên đã “sờ thấy” nhưng chưa đem lại niềm vui trọn vẹn cho người lao động và đó chính là điều trăn trở của Ban Biên tập báo. Bên cạnh những bài viết về những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về các đơn vị sản xuất kinh doanh tốt, về những công nhân, người lao động tiên tiến thì đó đây vẫn còn những người lao động mà lợi, quyền hợp pháp của họ cần được bảo vệ.

Lao động và Pháp luật: Vì quyền lợi hợp pháp của người lao động
Anh Đặng Trần Tuân - Công ty Thủy Lợi Sông Tích đặt câu hỏi với chuyên gia trong một cuộc giao lưu giải đáp chế dộ chính sách do báo Lao động Thủ đô tổ chức.

Bên cạnh đó, mỗi năm báo Lao động Thủ đô đã thực hiện 12 cuộc tọa đàm, mời các chuyên gia, các nhà chuyên môn giải đáp các chế độ chính sách, những vấn đề về pháp luật cho công nhân và người lao động. Sau mỗi cuộc tọa đàm, Ban Biên tập báo nhận thấy “khoảng trống mênh mông” về kiến thức pháp luật của công nhân, người lao động. Và đấy là những lý do để Ban Biên tập báo quyết tâm xây dựng chuyên trang Lao động và Pháp luật.

Sau khi lắng nghe sự chỉ đạo đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (cơ quan chủ quản của báo Lao động Thủ đô), cùng các cơ quan chuyên môn, nội dung của chuyên trang Lao động và Pháp luật đã được cấp phép. Bên cạnh những chuyên mục Thời sự, Kinh tế, Pháp luật, Đô thị, Sức khỏe thì chuyên trang Lao động và Pháp luật dành hẳn 3 chuyên mục Chính sách, Đoàn viên và đặc biệt là chuyên mục Lợi, Quyền người lao động để chuyển tải những thông tin liên quan đến đời sống của công nhân và người lao động.

Các cán bộ, phóng viên báo Lao động Thủ đô giờ đây càng thấy trách nhiệm hơn với công nhân, người lao động. Gắn kết và đồng hành cùng họ, bản thân công nhân và người lao động cũng có thêm một kênh thông tin gửi gắm những tâm tư nguyện vọng của mình với mong muốn công việc, đời sống được vẹn tròn hơn.

Như vậy, ngoài ấn phẩm báo Lao động Thủ đô (giấy) đang bước vào tuổi 30, báo Lao động Thủ đô (điện tử) thì chuyên trang Lao động và Pháp luật và chuyên trang Làm giàu là “anh em song sinh” cùng tụ dưới mái nhà Lao động Thủ đô.

Thưa bạn đọc kính mến, ngay bây giờ hãy lưu lại số điện thoại đường dây nóng 0913015183 để khi cần thì nhất máy, phóng viên chuyên trang Lao động và Pháp luật sẽ có mặt để sẻ chia, đồng hành cùng các bạn./.

Hùng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Chăm lo sức khỏe đoàn  viên, công nhân nữ

Chăm lo sức khỏe đoàn viên, công nhân nữ

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó, cũng như cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Việc thường niên tổ chức khám sức khỏe, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho lao động nữ là một trong những hoạt động nổi bật mà các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai và được đông đảo nữ đoàn viên, người lao động hưởng ứng và đánh giá cao.
Khi có “Mái ấm Công đoàn”

Khi có “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Những căn nhà chắc chắn, khang trang, sạch đẹp mang tên “Mái ấm Công đoàn” không chỉ giúp đoàn viên an cư, lạc nghiệp, mà nhân văn hơn khi từ đây, niềm tin của người lao động với tổ chức Công đoàn càng thêm vững chắc với nhiều giá trị lan tỏa thiết thực.
Để gia đình là tế bào của xã hội

Để gia đình là tế bào của xã hội

(LĐTĐ) 141 gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu năm 2024 là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa đầy hương sắc của gia đình Công đoàn huyện Thanh Trì. Họ góp phần tô điểm cho bức tranh muôn màu của gia đình hiếu nghĩa, thủy chung, cần cù sáng tạo, ngày một làm dày thêm thành tích của Công đoàn huyện.
Khi tiếng nói của người lao động được lắng nghe

Khi tiếng nói của người lao động được lắng nghe

(LĐTĐ) Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân lao động mong muốn được đáp ứng. Những năm gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô thường xuyên kết nối, phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với công nhân, lao động trên địa bàn. Qua đó kịp thời nắm bắt và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động.
Quyền và lợi ích khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

Quyền và lợi ích khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân nhấn mạnh, người lao động khi tham gia vào tổ chức Công đoàn được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm trao 100 suất quà tới con đoàn viên vượt khó, học giỏi

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm trao 100 suất quà tới con đoàn viên vượt khó, học giỏi

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm vừa tổ chức trao 100 suất quà tới các cháu là con đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) vượt khó học giỏi năm học 2023-2024. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) của LĐLĐ quận.
LĐLĐ quận Đống Đa ra mắt “Không gian văn hóa Công đoàn”

LĐLĐ quận Đống Đa ra mắt “Không gian văn hóa Công đoàn”

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7), vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức điểm “Không gian văn hóa Công đoàn” tại Công ty Cổ phần (CP) In khoa học kỹ thuật.
Trao  “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội

Trao “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, 70 năm ngành Xây dựng Hà Nội, ngày 19/7, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội cùng lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức bàn giao “Mái ấm Công đoàn” cho anh Đoàn Văn Tiến, đoàn viên Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho người lao động

Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho người lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ).
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đối thoại với công nhân, viên chức, lao động

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đối thoại với công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Chiều 18/7, Quận ủy - HĐND - UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với LĐLĐ quận tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa thường trực Quận ủy với công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động