Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân

(LĐTĐ) Sáng nay (26/5), tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long diễn ra Hội nghị gặp gỡ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với công nhân lao động Thủ đô năm 2022. Hoạt động do Ủy ban nhân dân Thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức nhằm thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2022.
Công nhân, công đoàn cùng Thủ đô vươn mình lớn mạnh Lãnh đạo huyện Đan Phượng đối thoại với công nhân, viên chức, lao động Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân

Tới dự hội nghị về phía Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam có đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Về phía thành phố Hà Nội, dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Chu Ngọc Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Nguyễn Phi Thường - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Lê Quang Long - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Quang cảnh hội nghị.

Cùng dự hội nghị còn có các đồng chí đại diện các ban Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy, UBND, HĐND thành phố Hà Nội, lãnh đạo Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng của thành phố Hà Nội, lãnh đạo UBND huyện Đông Anh, lãnh đạo LĐLĐ các quận, huyện, ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở; lãnh đạo một số doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Thăng Long.

Đặc biệt, dự hội nghị có trên 200 CNLĐ đại diện trên 2,5 triệu CNLĐ đang làm việc trên địa bàn Thành phố.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Nguyễn Phi Thường - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Lê Quang Long - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội chủ trì hội nghị.

Đây là dịp để công nhân lao động (CNLĐ) Thủ đô được thẳng thắn nêu lên những kiến nghị, đề xuất, những tâm tư nguyện vọng liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, việc làm, chế độ, chính sách và các vấn đề thiết thân khác với Chủ tịch UBND Thành phố để được lãnh đạo cao nhất của Thành phố trực tiếp lắng nghe, giải đáp, chỉ đạo các ban ngành liên quan giải quyết.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh và Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Phi Thường nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của CNLĐ tại Công ty Cổ phần Eurowindow.

Trước giờ gặp gỡ CNLĐ, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh và Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Phi Thường đã đến nắm bắt tình hình việc làm, đời sống của CNLĐ tại Công ty Cổ phần Eurowindow (Khu Công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội).

Tiếp đó, lãnh đạo Thành phố và LĐLĐ Thành phố đã tới thăm hỏi tình hình đời sống, việc làm, thu nhập cũng như tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ tại Khu nhà ở Kim Chung. Tại đây, Chủ tịch UBND Thành phố đã có những món quà ý nghĩa dành tặng cho gia đình CNLĐ.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Anh Nguyễn Đình Tư - Công nhân Công ty TNHH Toto Việt Nam xúc động cảm ơn sự quan tâm, chăm lo của lãnh đạo thành phố Hà Nội tới gia đình; đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục được lãnh đạo Thành phố và các cấp, các ngành quan tâm hơn về đời sống, việc làm giúp CNLĐ ổn định, yên tâm làm việc.

LĐLĐ thành phố Hà Nội báo cáo về tình hình đời sống, việc làm của CNLĐ

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã báo cáo về tình hình đời sống, việc làm của CNLĐ và việc thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đồng chí Lê Đình Hùng, thành phố Hà Nội là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp, số CNLĐ đông (khoảng 326.000 doanh nghiệp, với trên 2,5 triệu lao động); trong đó có 9 Khu Công nghiệp và chế xuất và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với 661 doanh nghiệp, 165.000 lao động. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự quan tâm chăm lo của các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tình hình quan hệ lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tương đối ổn định.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều đáng mừng, tình hình đời sống việc làm của CNLĐ và việc thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn những điều băn khoăn, vướng mắc. Trong đó, tiền lương, thu nhập hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, do người lao động phải chịu nhiều chi phí như: Thuê nhà trọ, gửi trẻ, giá hàng hóa thị trường tăng cao nên đời sống khó khăn, nhiều người lao động phải làm thêm giờ, tăng ca, thậm chí làm thêm quá giờ qui định...

Về nhà ở, theo Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng, với tốc độ phát triển kinh tế của Thủ đô hiện nay số lượng nhu cầu về nhà ở của người lao động lớn, nhưng thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thu nhập của người lao động bị giảm sút, vấn đề nhà ở cho CNLĐ càng khó khăn hơn. Đặc biệt, việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ở một số doanh nghiệp chưa được nghiêm túc, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình hình dịch bệnh cố tình chây ì, nợ đóng, trốn đóng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Đồng chí Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại mở đầu cuộc đối thoại, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, hiện nay Thành phố đã bước sang giai đoạn thích ứng linh hoạt, an toàn sau hơn 2 năm phòng, chống dịch Covid-19. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đánh giá, sự phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của Thành phố có đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội và người lao động.

Đồng chí Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, hội nghị gặp gỡ là hoạt động rất thiết thực, hiệu quả, là dịp đối thoại trực tiếp giữa CNLĐ Thủ đô với lãnh đạo Thành phố để cũng nhau tháo gỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

“Lãnh đạo Thành phố sẽ trực tiếp lắng nghe tâm tư, vướng mắc của người lao động. Các anh chị em công nhân hãy cởi mở, thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng chính đáng, hướng tới mục tiêu chung Thành phố, đó là bên cạnh doanh nghiệp ổn định sản xuất, phúc lợi của người lao động ngày càng tốt hơn”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định, lãnh đạo Thành phố sẽ lắng nghe với tinh thần cầu thị nhất; các sở, ban ngành sẽ dựa trên chủ trương, chính sách giải đáp trực tiếp cho CNLĐ nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề.

Lãnh đạo Thành phố trao đổi, giải đáp các ý kiến, kiến nghị từ CNLĐ

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường điều hành phần CNLĐ đề xuất ý kiến, kiến nghị.

CNLĐ hỏi:

1. Anh Đỗ Văn Hảo, Công ty TNHH Cannon Việt Nam hỏi: Chế độ chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho viên chức và người lao động trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 được quy định như thế nào? Tại sao có nơi đã được chi trả tiền bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ trong thời gian nghỉ dịch, có nơi đến nay vẫn chưa có?

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân

2. Chị Nguyễn Thị Bích Huệ, Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam hỏi: Hệ thống chuyển phát hồ sơ bảo hiểm xã hội (BHXH): Hiện, đơn vị chuyển phát nhanh lấy hoặc phát hồ sơ rất chậm, dẫn đến việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động bị muộn. Đề nghị BHXH Thành phố thay đổi phương thức hoặc chuyển đơn vị chuyển phát nhanh khác.

3. Anh Đỗ Danh Giáp, Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội hỏi: Về chế độ bảo hiểm cho người lao động khi cách ly tập trung do bị F0: Người lao động có Quyết định cách ly tập trung tại cơ sở thu dung - Bệnh viện Than Khoáng sản theo diễn biến F0 từ 8/12/2021 - 18/12/2021. Giấy ra viện do Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân cấp. Khi công ty làm hồ sơ hưởng BHXH cho 10 ngày nghỉ trên theo Giấy ra viện này thì BHXH Hà Nội không duyệt với lý do không đúng thẩm quyền ký theo PL3, TT56/BYT. Người lao động đã xin đi xin lại giấy để được thanh toán bảo hiểm thì Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân vẫn cấp giấy như cũ và khẳng định Giấy ra viện đủ điều kiện thanh toán, nhưng khi nộp hồ sơ ốm đau lần 2 thì BHXH Hà Nội vẫn từ chối duyệt với cùng lý do như trên. Đề nghị cơ quan BHXH giải thích rõ lý do?

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân

4. Chị Phạm Thị Bích Hải, Công ty TNHH Toto Việt Nam hỏi: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH 1 số nơi cấp chưa đúng với mẫu theo hướng dẫn của Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, dẫn đến cơ quan BHXH không thể thanh toán cho người lao động. Cụ thể như sau: Trung tâm Y tế (TTYT) phường một số nơi khi cấp thì: Ngày bắt đầu điều trị Covid-19 chưa trùng với ngày khám; TTYT phường khi cấp thì ký bằng dấu khắc sẵn (không ký tươi và đóng dấu đã khắc chữ ký); TTYT phường một số nơi chưa cấp vì bảo phải chờ văn bản ở trên hướng dẫn xuống.

Các vướng mắc trên đều khiến không thể làm chế độ đề nghị thanh toán BHXH cho người lao động; người lao động trong tình hình dịch Covid-19 này về kinh tế đã gặp nhiều khó khăn, khi có được chế độ hưởng ốm đau mà đi xin giấy không được cấp hoặc khi được cấp lại không đúng quy định dẫn đến phải chờ đợi lâu hoặc phải đi lại nhiều lần để hỏi thủ tục mất thời gian, tiền bạc, chưa hỗ trợ kịp thời khi họ khó khăn nhất... Vậy Thành phố đã có chỉ đạo như thế nào?

Trả lời nhóm câu hỏi về BHXH, BH thất nghiệp, Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Hòa cho biết:

- Chế độ chi trả BH thất nghiệp cho viên chức và người lao động trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 được quy định tại Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Tính đến nay cơ bản người lao động đã được giải quyết hồ sơ nhận trợ hỗ trợ theo quy định, đối với trường hợp người lao động chưa nhận được hỗ trợ đề nghị cơ quan, đơn vị và người tham gia phối hợp với cơ quan BHXH đang tham gia BHXH để được hỗ trợ giải quyết theo quy định.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Hòa trả lời các câu hỏi tại hội nghị.

- Việc chuyển phát hồ sơ BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố và BHXH Việt Nam về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp nếu có hồ sơ chậm đề nghị liên hệ trực tiếp đến cơ quan BHXH nơi đơn vị đang tham gia BHXH để được giải quyết kịp thời theo quy định.

- Khi tiếp nhận Giấy ra viện (chứng từ) của người lao động do Trung tâm y tế quận Thanh Xuân cấp có cơ sở thu dung tại Bệnh viện Than Khoáng sản là không đúng theo quy định tại Công văn số 415/SYT-NVY ngày 29/01/2022 của Sở Y tế Hà Nội. Về việc này, BHXH thành phố Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm y tế quận Thanh Xuân để cấp Giấy Chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động theo quy định.

- Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau BHXH Thành phố đã gặp những nội dung vướng mắc như trên, ngày 18/3/2022, BHXH Thành phố đã có Công văn số 922/BHXH-CĐBHXH gửi Sở Y tế đề nghị Sở Y tế chấn chỉnh các cơ sở y tế tuyệt đối không tự ý khắc dấu chữ ký của Thủ trưởng đơn vị để đóng trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH theo đúng quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

Ngày 30/3/2022, Sở Y tế đã có Công văn số 1438/SYT-NVY về việc ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH gửi các cơ sở khám chữa bệnh, đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo đúng quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư và Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Đồng chí Hoàng Thành Thái - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời các câu hỏi tại hội nghị.

- Trả lời đề nghị của CNLĐ Công ty TNHH Yamaha Việt Nam về việc chính quyền các cấp cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp chây ỳ, nợ lương, nợ đóng BHXH, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, vì sự công bằng, bình đẳng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội Hoàng Thành Thái cho hay: Ngày 3/3/2022, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 71/KH-UBND khắc phục hạn chế, khuyết điểm về số nợ BHXH tăng cao; theo đó có nội dung tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH; không vinh danh, khen thưởng, xét tham gia đấu thầu và đầu tư dự án đối với các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT...

Thực hiện Kế hoạch này, các ngành chức năng của Thành phố đang tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai, phối hợp triển khai thực hiện rà soát, đôn đốc, chấn chỉnh vi phạm này. Vừa qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại 33 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân

- Trả lời kiến nghị của chị Phạm Thị Bích Hải (Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toto) về việc nên quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải ký kết Thỏa ước lao động tập thể, hiện nay mới chỉ bắt buộc thương lượng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hoàng Thành Thái cho biết: Theo quy định của pháp luật lao động: "Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản”. Thương lượng tập thể là đàm phán, thỏa thuận nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên (ngoài những nội dung mà pháp luật đã quy định) nhằm xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Chị Vương Thị Loan (Công nhân Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam)

Hiện nay, CNLĐ gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, bão giá… Trên thực tế, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo, hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, để đời sống người lao động tốt hơn vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Ví dụ, tại gia đình tôi, từ khi ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chồng tôi là lao động tự do, phải nghỉ việc thời gian dài đến nay công việc vẫn chưa ổn định, trong khi đó chúng tôi vẫn phải lo cho 3 con đi học nên đời sống gặp không ít khó khăn. Do vậy, đến buổi gặp gỡ của Chủ tịch UBND Thành phố với CNLĐ hôm nay, tôi rất quan tâm đến các vấn đề về việc làm, tăng lương, trợ cấp, hỗ trợ người lao động… Tôi hy vọng rằng sau buổi gặp gỡ này sẽ nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ lãnh đạo Thành phố.

Vì vậy, việc thương lượng có thể thành, hoặc không thành, hoặc có nội dung đạt được thỏa thuận, có nội dung không đạt được thỏa thuận. Nếu kết quả thương lượng tập thể thành hoặc có một số nội dung đạt được thỏa thuận thông qua thương lượng thì đó là căn cứ để hai bên tiến hành ký kết Thỏa ước lao động tập thể.

Trường hợp không có thỏa thuận nào đạt được thông qua thương lượng thì không thể ký kết Thỏa ước lao động tập thể. Do đó, pháp luật không thể quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải ký kết Thỏa ước lao động tập thể nếu việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và đại diện tập thể người lao động tại cơ sở.

Để nâng cao số lượng và chất lượng của Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp đề nghị các cấp Công đoàn tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và kỹ năng thương lượng tập thể cho cán bộ Công đoàn cơ sở để họ có khả năng đưa ra những yêu cầu thương lượng đối với chủ sử dụng lao động và tiến hành thương lượng thành công làm căn cứ ký kết Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Đồng chí Hoàng Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Mê Linh trả lời tại hội nghị.

Giải đáp ý kiến của anh Nguyễn Đức Nhân (Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Asti Hà Nội) về vấn đề dự án đường gom tại Khu Công nghiệp Quang Minh, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn - cho biết, dự án do Ban Quản lý công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư đến nay cũng đã được 4-5 năm. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng còn một số hộ dân chưa đồng tình. Huyện đang chủ động, phối hợp với các đơn vị tuyên truyền để người dân đồng tình.

Chị Bùi Thị Lanh (Công nhân Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam)

Tôi đã làm việc tại Công ty TNHH Meiko Thạch Thất đến nay đã hơn 5 năm. Tôi rất vui mừng khi hôm nay được đến gặp gỡ trực tiếp với Chủ tịch UBND Thành phố tại Hội nghị này. Mặc dù các cấp Công đoàn, Công ty hiện nay đã quan tâm đến đời sống, việc làm cho CNLĐ nhưng vẫn còn một số vấn đề người lao động quan tâm. Đó là các vấn đề liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội cho CNLĐ; tăng lương; đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đã được Chính phủ thông báo và công bố…

Tôi mong muốn tại buổi gặp gỡ hôm nay, CNLĐ sẽ chia sẻ các tâm tư, nguyện vọng, đồng thời nêu lên các kiến nghị, đề xuất đối với lãnh đạo UBND Thành phố, các sở, ban, ngành quan tâm giải quyết để góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Đối với ý kiến của anh Nguyễn Văn Hưng (Công ty TNHH Bút chì Mishubishi) đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền lắp đặt hệ thổng đèn chiếu sáng từ đường 35 vào Công ty cao su INOUE và khu dân cư Địa Chất (địa bàn huyện Mê Linh) để đảm bảo an toàn giao thông cho người lao động và nhân dân khu dân cư hiện nay từ đường 35 vào công ty và khu dân cư khoảng 250m chưa có điện đường mà hàng ngày có khoảng 1.000 người lao động và người dân đi lại nên nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, lãnh đạo huyện Mê Linh cho biết sẽ tiếp thu và sớm lập dự án đầu tư trong khoảng từ nay đến cuối năm với nguồn ngân sách 500 triệu đồng.

CNLĐ có nguyện vọng cho con được thi vào các trường THPT trên địa bàn Thành phố

Anh Đỗ Hoàng Long (Công ty TNHH Matsuo) hỏi: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có số lượng lớn CNLĐ ngoại tỉnh đang làm việc, trong đó nhiều CNLĐ có con trong độ tuổi đi học, phải xa quê, đi thuê trọ và đăng ký tạm trú. Theo chính sách chung, con CNLĐ ngoại tỉnh được tham gia học tập tại hệ thống các trường công lập trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, đến bậc Trung học phổ thông (THPT) các điều kiện để các cháu học sinh cuối cấp được thi vào hệ thống các trường công lập trên địa bàn phải là học sinh (hoặc cha/mẹ học sinh) có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Do vậy, CNLĐ có nguyện vọng, mong muốn được hưởng chính sách cho con CNLĐ được thi vào các trường THPT trên địa bàn Thành phố.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Đồng chí Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trả lời tại hội nghị.

Giải đáp nội dung trên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: Hiện nay Thành phố rất quan tâm, đầu tư cho giáo dục, đặc biệt xây dựng phòng học mới. Tuy nhiên, do hiện nay số lượng học sinh tăng rất cao. Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan; đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh và các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT mỗi năm học. Trong hướng dẫn về tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên có quy định về điều kiện tuyển sinh, trong đó nêu rõ học sinh hoặc cha (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Đối với học sinh không đủ điều kiện về hộ khẩu có thể tham gia dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ, THPT ngoài công lập có sử dụng kết quả thi để xét tuyển hoặc có thể tham gia xét tuyển vào các Trung tâm GDNN-GDTX, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có liên kết đào tạo văn hóa. Trong thời gian vừa qua, Thành phố luôn quan tâm đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh các cấp, hằng năm bổ sung, cải tạo, xây mới nhiều trường công lập song song với các trường THPT ngoài công lập, nhất là ở các địa bàn có khu công nghiệp.

Tiếp thu những ý kiến của người dân đặc biệt là người dân đang sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp, trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục quan tâm đẩy mạnh rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng bổ sung nhiều trường THPT công lập cũng như trường THPT ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng như người lao động các tỉnh về Hà Nội làm ăn, sinh sống.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội Lê Quang Long trả lời câu hỏi tại hội nghị.

Trả lời câu hỏi của anh Phan Thanh Hải (Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Mekio Việt Nam) về Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai vệ sinh khu công nghiệp kém, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường, đồng thời, mỗi khi mưa là gây ngập, nhiều công ty phải cho lao động nghỉ làm do không thể đến nhà máy, Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội Lê Quang Long cho biết: Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai được nâng cấp từ Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai có diện tích khoảng 4ha, hiện chủ đầu tư mới đang triển khai thực hiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại Thạch Thất, còn bên Quốc Oai thì vẫn chưa tiến hành. Chủ đầu tư cũng sẵn sàng khớp nối việc thu gom rác và vệ sinh tại Thạch Thất nhưng họ yêu cầu các doanh nghiệp thứ phát phải đóng phí duy trì bảo dưỡng hạ tầng sau khi họ thực hiện hoàn thiện. Hiện chủ đầu tư đang thực hiện theo Thông báo kết luận 198 của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền và chậm nhất ngày 31/5 sẽ thực hiện khớp nối việc hoàn thiện hạ tầng, vệ sinh môi trường hai nơi.

Giải đáp kiến nghị về lắp đặt wifi miễn phí tại Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai

Trả lời kiến nghị của anh Phan Thanh Hải (Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam) về việc hiện Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai chưa được lắp đặt wifi miễn phí, đề nghị UBND Thành phố có biện pháp chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Tiến Sỹ cho biết: Ngay sau cuộc gặp gỡ đối thoại của lãnh đạo Thành phố với CNLĐ năm 2019, Sở Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 1608/STTTT-BCVT ngày 11/6/2019 gửi Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel, VNPT Hà Nội về việc kiểm tra, nâng cao chất lượng hệ thống wifi công cộng miễn phí tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Trong đó đề nghị VNPT Hà Nội lắp đặt hệ thống wifi tại Khu Công nghiệp Quốc Oai - Thạch Thất và Khu Công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Tiến Sỹ trả lời câu hỏi tại hội nghị.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố diễn ra phức tạp, VNPT Hà Nội đã có Công văn số 3005/VNPT-HNi-KT-PTTT ngày 31/5/2021 về báo cáo tình hình triển khai lắp đặt hệ thống wifi công cộng tại các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố, trong đó VNPT Hà Nội đề nghị tạm thời chưa thực hiện triển khai lắp đặt thêm các điểm wifi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong thời gian tới, thực hiện Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 27/7/2021 của UBND Thành phố về phát triển hạ tầng Bưu chính - Viễn thông phục vụ Chương trình chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có nhiệm vụ “Ưu tiên phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng chất lượng cao trong các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, địa điểm du lịch trên địa bàn Thành phố”.

Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đôn đốc và phối hợp với các sở, UBND các quận, huyện, các doanh nghiệp viễn thông để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố đề xuất triển khai hệ thống wifi công cộng, trong đó có Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra, triển khai và có báo cáo lại trước 15/6.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong trả lời câu hỏi tại hội nghị.

Sửa chữa kịp thời Khu nhà ở công nhân bị xuống cấp

Liên quan phản ánh của anh Đỗ Văn Hảo (công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam) hiện Khu nhà ở công nhân xã Kim Chung bị xuống cấp, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết: Khu nhà ở công nhân xã Kim Chung gồm 28 khối nhà (14 khối 5 tầng và 4 khối 15 tầng). Trách nhiệm quản lý khu nhà ở này là Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội. Hiện nay việc bảo trì khu nhà, Công ty có trách nhiệm lập phương án bảo trì gửi Sở Xây dựng để thẩm định, cấp vốn. Thời gian qua do có vướng mắc về thực hiện Nghị định 124 của Chính phủ nên việc triển khai của Công ty còn chậm. Sở Xây dựng nhận trách nhiệm cùng Công ty trong thời gian tới sẽ rà soát, có phương án bảo trì, sửa chữa kịp thời.

Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh kết luận hội nghị

Anh Nguyễn Văn Liệu, Chủ tịch Công đoàn Công ty Ogino Việt Nam cho biết, đại diện cho hơn 500 CNLĐ Công ty, tại buổi gặp gỡ với Chủ tịch UBND Thành phố, người lao động Công ty mong muốn được giải đáp ở vấn đề vấn đề nhà ở cho CNLĐ hiện nay đang còn thiếu thì sẽ có hướng giải quyết như thế nào; hoặc hồ sơ bảo hiểm bị trả chậm dẫn đến người lao động xịn chứng từ bổ sung khó khăn thì nguyên nhân do đâu…

“Đây là hoạt động rất thiết thực mà người lao động mong chờ từ rất lâu. Qua buổi gặp gỡ, ý kiến của người lao động được gửi đến lãnh đạo của Thành phố, những băn khoăn, khó gỡ mong sẽ được giải quyết nhanh hơn, triệt để không phải qua nhiều bước nữa. Từ đó, người lao động sẽ yên tâm làm việc, tin tưởng vào những chính sách, quyết định của đơn vị và Thành phố”, anh Liệu nói.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh cho biết trên tổng số 530 kiến nghị được tổng hợp và 22 ý kiến trực tiếp, đây là những nhóm ý kiến trọng tâm, sát sườn với đời sống của CNLĐ. Các đơn vị, sở, ngành liên quan đã trả lời với tinh thần chung sức đồng lòng, trách nhiệm mọi mặt, cam kết khắc phục giải quyết và sẽ báo cáo lại với Thành phố trong giữa tháng 6/2022.

Làm rõ thêm về sự đồng bộ, quyết liệt của các cấp chính quyền thực hiện các nhiệm vụ, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, trong bối cảnh hơn 2 năm phòng, chống dịch Covid-19, Thành phố luôn coi an toàn sức khỏe của người dân, CNLĐ là trên hết. Đến hôm nay, chúng ta tự hào Thủ đô đã khôi phục sản xuất gần 100%, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của CNLĐ. Trong những tháng đầu năm 2022, Thủ đô đã có những dấu mốc đặc biệt như tổ chức thành công SEA Games 31 được bạn bè quốc tế đánh giá cao, kinh tế phục hồi rõ nét, du lịch, văn hóa quảng bá mạnh mẽ, dịch bệnh được kiểm soát, thu ngân sách vượt so với cùng kỷ với năm 2021; tỹ lệ cho vay vốn, tạo việc làm mới cho CNLĐ cũng được tăng cao; thu nhập của CNLĐ tăng qua các năm…

“Với những kết quả như vậy, tôi tin rằng đóng góp của anh chị em CNLĐ, giới chủ doanh nghiệp Thủ đô thời gian tới sẽ mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt những vướng mắc nêu lên sẽ cùng nhau được xem xét, tháo gỡ ngày hôm nay”, Chủ tịch UBND Thành phố nói.

Ghi nhận và cảm ơn sâu sắc những kiến nghị vô cùng xác đáng tại hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh đã làm rõ thêm một số vấn đề.

- Về chính sách hỗ trợ thuê nhà cho người lao động, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh cho biết: Ngay sau khi có Quyết định của Chính phủ, Hà Nội đã tăng tốc, hướng dẫn triển khai chi trả hỗ trợ cho CNLĐ tới từng đơn vị, các cấp quận, huyện, thị xã. Hiện nay đã có 30 quận, huyện đã tiếp nhận 2.852 hồ sơ của 107 doanh nghiệp. Mặc dù đã có chính sách nhưng công tác tổ chức và thông tin chưa thực sự tới sâu rộng người lao động và giới chủ lao động. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các phương tiện để các đơn vị nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, chi trả kịp thời cho CNLĐ.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh kết luận hội nghị.

- Về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho CNLĐ. Trong 2 năm qua, đã có những chính sách cụ thể, từ những chính sách chung của Trung ương, Thành phố cũng đã triển khai. Ngoài ra, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022. Theo đó quy định: Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ mất việc làm; hỗ trợ chi phí đào tạo; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại…

- Đối với chính sách hỗ trợ y tế tuyến huyện: Đây là chính sách được quan tâm suốt nhiều năm qua. Nhiều địa phương khác, trong dịch Covid-19 y tế tuyến huyện đều thiết về nhân lực và vật lực. Tuy nhiên, ở Hà Nội, tất cả ở Y tế tuyến huyện đều đủ các máy móc thiết bị… Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo ngành Y tế từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đào tạo nhân lực tại tuyến huyện. Hiện nay hầu hết các bệnh viện tuyến huyện đã được trang bị đầy đủ máy móc phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu và chuyên sâu như: hệ thống siêu âm 4D, hệ thống phẫu thuật nội soi, hệ thống xét nghiệm tự động. Tới đây, Thành phố tiếp tục có kế hoạch nâng cao trình độ đào tạo, chuyên khoa sâu ở tuyến huyện, chuẩn bị đầu tư về máy móc. Riêng y tế tại các bệnh viện, y tế dự phòng… cũng đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ, chú trọng đầu tư.

- Về Giáo dục và Đào tạo, xung quanh cải cách hành chính trong Giáo dục, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là có nhiều chính sách đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn cho CNLĐ. Thủ đô hiện nay, trong 1 năm, ngoài tăng dân số tự nhiên thì có cả tăng dân số cơ học cao. Do vậy, Thành phố sẽ tiếp tục đầu tư vào các trường học, các vấn đề giáo dục để đáp ứng nhu cầu học tập trên địa bàn Thủ đô. Về điều kiện tạm trú hàng năm gây khó khăn cho người lao động thì hiện nay chúng ta đang triển khai Đề án 06, trong đó có khai báo tạm trú tạm vắng. Sắp tới, sẽ triển khai ra các nhà trọ công nhân thì việc khai báo tạm trú, tạm vắng sẽ triển khai rất nhanh, dễ dàng. Ngoài ra, trong thời gian tới, bám sát chủ trương đổi mới của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Thành phố về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giải quyết thủ tục hành chính.

Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhânLãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh trao quà cho CNLĐ.
Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhânLãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trao quà cho CNLĐ.
Lãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhânLãnh đạo Thành phố lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao quà cho CNLĐ.

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường

Sau hơn 2 giờ đồng hồ, đã có 22 lượt câu hỏi của CNLĐ dự hội nghị trực tiếp gửi tới Chủ tịch UBND Thành phố. Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo lãnh đạo 8 sở, ngành, địa phương trả lời và đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố cũng trực tiếp trả lời một số câu hỏi mang tính chính sách, định hướng; các câu trả lời đều thỏa đáng, nhận được sự đồng thuận cao của CNLĐ.

Tuy nhiên, qua 530 ý kiến tổ chức Công đoàn tổng hợp từ phản ánh của CNLĐ, CNLĐ Thủ đô thể hiện rất nhiều kỳ vọng và mong muốn gửi đến người đứng đầu chính quyền Thành phố. Thời gian qua, chúng ta đã chống dịch thành công, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, tuy nhiên sau thời kỳ dịch bệnh cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, thu nhập, nơi ăn chốn ở, trình độ tay nghề của người lao động… Tổ chức Công đoàn và CNLĐ rất mong tiếp tục được lãnh đạo Thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan quan tâm giải quyết.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, tổ chức Công đoàn tổ chức các hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Tháng Công nhân năm 2024.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động do đó đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức “Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân năm 2024”. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cũng như quan tâm chăm lo, hướng về lực lượng công nhân lao động trên địa bàn Thủ đô.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Nội luôn sát cánh, đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác chăm lo cho đời sống công nhân lao động, đặc biệt là nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá) đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho 150 cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Xem thêm
Phiên bản di động