Làng mai trắng tất bật vào vụ Tết

(LĐTĐ) Năm nào cũng vậy, 2 tháng cuối năm là thời gian bận rộn nhất của người trồng mai trắng ở xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) bởi đây không chỉ là thời gian gấp rút hoàn thiện những chậu mai thế cung cấp ra thị trường, mà còn là thời điểm tốt nhất để người trồng tiếp tục trồng những gốc mai mới gối vụ cho mùa mai năm sau.
“Thủ phủ” mai trắng dưới chân núi Tản Hoa mai trắng được người dân Hà Nội “săn đón” dịp Tết Canh Tý

Hiệu quả từ trồng mai trắng

Những ngày này, về xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) không khó để bắt gặp hình ảnh trên khắp mọi nẻo đường qua xã từng chuyến xe rầm rập vào ra. Rất nhịp nhàng, hàng loạt chậu mai trắng tập kết tại nơi đất trống rồi được chuyển lên những xe tải chờ sẵn. Mai trắng khoe sắc, người trồng cũng vì vậy mà bận rộn...

Làng mai trắng tất bật vào vụ Tết
Mô hình trồng cây mai trắng đang mang lại thu nhập cao cho người dân Tản Lĩnh. Ảnh: P.T

Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến thăm vườn mai trắng của gia đình anh Đỗ Quang Thụy (thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh) - một trong những gia đình tiên phong đưa mai trắng về cắm rễ trên đất Tản Lĩnh cách đây khoảng 20 năm. Mỗi dịp Tết đến, gia đình anh đều xuất bán hàng nghìn gốc mai trắng. Để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho vườn mai trắng dịp cận Tết, gia đình anh phải thuê hàng chục nhân công. Trong những ngày thường cũng phải thuê từ 3 đến 5 người để tiện chăm sóc.

Anh Đỗ Quang Thụy cho biết, ban đầu, một số hộ dân chỉ trồng mai trắng như một thú chơi hoa ngày Tết. Tuy nhiên sau đó, thấy cây đẹp, độc đáo và được thị trường ưa chuộng nên người dân đã học hỏi, tìm tòi cách tạo thế để tăng giá trị cho cây mai trắng. Từ một vài cây ban đầu, dịp Tết năm nay, gia đình anh xuất bán hơn 3.000 cây mai thế. Những chậu mai trắng trong vườn của gia đình anh rất đa dạng, giá thấp nhất từ vài trăm nghìn đồng, loại to có giá vài triệu, thậm chí những cây lâu năm có giá hàng chục triệu đồng. Những ngày giáp Tết, vườn mai trắng của gia đình anh luôn tấp nập thương lái về mua mai mang đi tiêu thụ. Không chỉ bán tại vườn, gia đình anh còn tận dụng công nghệ 4.0 trong tiêu thụ mai Tết, thông qua các kênh bán hàng online như website, facebook…

Hà Nội không chỉ có đào thất thốn (quận Tây Hồ) mà từ nhiều năm nay, một thú chơi tao nhã của người xưa đã và đang trở lại - đó là thú chơi mai trắng, loài hoa độc đáo còn được gọi với cái tên khác là nhất chi mai. Trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì), mai trắng khoe sắc, tô thắm cho dải đất dưới chân núi Tản, mang lại thu nhập cao cho người trồng mai.

Tuy đẹp nhưng cây mai trắng lại rất khó tính, đòi hỏi những điều kiện khắt khe để có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Để có được cây mai thế đẹp, người trồng phải có ít nhất 3 năm đào mai lên, cắt cành rồi lại trồng xuống. Mọi công việc đều phải thực hiện vào dịp cuối năm. Đặc biệt, muốn hoa nở vào đúng thời điểm Tết, người trồng mai trắng phải tính toán thời gian, theo dõi thời tiết, chăm chút, tỉ mẩn suốt cả năm.

“Để mai trắng ra hoa đúng vào dịp Tết thì người trồng mai phải căn cứ vào điều kiện thời tiết, đó cũng là sự hòa hợp, tính toán của con người sao cho thuận với thiên nhiên. Nếu thời tiết lạnh quá thì tuốt lá sớm hơn và phải chú ý việc tưới nước cho cây, không tưới quá nhiều. Việc tạo thế cần chú ý tạo cho cây các dáng thế mang những ý nghĩa sâu sắc. Chẳng hạn, hiện nay nhiều khách hàng ưa chuộng dáng “bạt phong hồi đầu” bởi nó thể hiện cái tâm thế dù cuộc đời xô đẩy vẫn nhớ về chốn cũ. Và cũng chính cái dáng xiêu xiêu ấy cũng tượng trưng cho người biết vận dụng thời cuộc” - anh Đỗ Quang Thụy chia sẻ.

Cũng theo anh Đỗ Quang Thụy, mô hình trồng mai trắng có thu nhập cao gấp nhiều lần so với mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác. Nếu tính giá bán buôn trung bình mỗi gốc từ 200.000 đồng trở lên thì ước chừng mỗi hộ trồng mai trắng ở Tản Lĩnh có thu nhập từ hàng trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng một năm. Chính bởi thu nhập cao nên nhiều người trong xã đã mạnh dạn đầu tư lớn vào để mở rộng ươm, trồng và nhân rộng vườn mai trắng. Nhờ mai bén rễ, tỏa hương, không ít hộ đã xây nhà to, sắm ô tô, tiện nghi sinh hoạt…

Mở hướng phát triển

Tản Lĩnh là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện khoảng 14 km. Do hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên từ khi đưa về trồng trên đất xã Tản Lĩnh, cây mai trắng đã giúp đời sống của nhiều hộ gia đình nơi đây ngày càng được nâng cao.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Yến (Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tản Lĩnh), trên địa bàn xã có thôn An Hòa với 240 hộ thì hơn 60% số hộ trồng mai trắng, tận dụng từ đất vườn nhà hoặc đất thuê thầu, cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với loại cây khác. Bình quân, các hộ trồng mai có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm, cá biệt một số hộ doanh thu từ hơn 1 tỷ đến 2 tỷ đồng/năm. Nhiều hộ dân ở các thôn Cẩm Phương, Tam Mỹ, Yên Thành… đã tới học hỏi kinh nghiệm trồng mai ở thôn An Hòa.

Làng mai trắng tất bật vào vụ Tết
Anh Đỗ Quang Thụy (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) trồng mai vào chậu, chuẩn bị bán cho khách chơi Tết. Ảnh: P.T

Thực tế cho thấy, với hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng cây mai cảnh, mai thế so với mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác đã giúp nâng cao thu nhập bình quân cho người dân trong thôn nói riêng và toàn xã Tản Lĩnh nói riêng. Xã Tản Lĩnh cũng đã đưa vào quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây mai cảnh cho hiệu quả kinh tế cao thuộc địa bàn thôn An Hòa và đất xen kẹt ở các thôn khác (tổng diện tích 20 ha).

Vừa qua, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký Quyết định số 5115/QĐ-UBND ngày 6/12/2021 công nhận danh hiệu 5 làng nghề là: “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Theo đó, trong 5 làng nghề được công nhận, có 3 làng nghề được công nhận “Làng nghề truyền thống Hà Nội” gồm: Làng nghề mộc thôn Đại Nghiệp (xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên), Làng nghề chế biến thuốc Nam dân tộc Dao thôn Hợp Nhất và Làng nghề chế biến thuốc Nam dân tộc Dao thôn Hợp Sơn (cùng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì); 2 làng nghề được công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” là: Làng nghề rượu làng Ngâu (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì) và Làng nghề trồng hoa mai trắng (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì).

Xuân về, những chuyến xe chở đầy mai trắng từ vùng đất nằm dưới chân núi Tản Viên lại nối đuôi nhau, nườm nượp hướng về Thủ đô. Dọc những khu chợ Bưởi… sắc trắng hoa mai trắng ngập tràn, tô thắm cho không khí Tết đang đến rất gần. Giữa rừng mai khoe sắc, người ta thấy cả những nụ cười như được mùa hiện lên trên khuôn mặt rạng rỡ của người nông dân./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tháng phát động, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), đã có 120.230 tác phẩm dự thi, gấp đôi số lượng bài thi so với Cuộc thi được tổ chức năm 2023.
Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

(LĐTĐ) Đối với bà con khu phố Thiền Quang và cán bộ, nhân dân phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, có tâm, có tầm của Đảng ta, trọn đời vì nước, vì dân mà còn là một người rất giản dị, chân tình, ấm áp, gần gũi với bà con khu phố.
Xem thêm
Phiên bản di động