Làm thế nào để thu hồi hết tài sản do tham nhũng, hối lộ?

Từ những vụ án tham nhũng, tham ô, hối lộ mới được xét xử trong thời gian gần đây, một lần nữa câu hỏi “Làm thế nào để thu hồi hết tài sản do tham nhũng, hối lộ?” lại được đặt ra.
Tội phạm tham nhũng, kinh tế muốn được xét đặc xá phải hoàn thành trách nhiệm dân sự Đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng

Theo báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thi hành án dân sự các cấp trong 10 năm qua đã thu hồi 61.000 tỷ đồng, mới đạt 34,7%, trong đó riêng trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi có gần 50.000 tỷ đồng được thu hồi, cũng chỉ đạt 41,3%.

Từ những vụ án tham nhũng, tham ô, hối lộ mới được xét xử trong thời gian gần đây, một lần nữa câu hỏi “Làm thế nào để thu hồi hết tài sản do tham nhũng, hối lộ?” lại được đặt ra.

Làm thế nào để thu hồi hết tài sản do tham nhũng, hối lộ?
Đại diện Viện Kiểm sát tranh tụng tại một phiên tòa. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)

Tránh “hy sinh đời bố...” - cần cân nhắc mức độ

Những vụ án tham nhũng đã được xét xử gần đây khiến chúng ta nhớ tới những băn khoăn, trăn trở bấy lâu nay từ phía các nhà chuyên môn cũng như dư luận xã hội trước tình trạng phần lớn cán bộ tham nhũng sau khi bị phát hiện và khi ra tòa vẫn tìm mọi cách để che giấu, tẩu tán tài sản chiếm đoạt phi pháp.

Luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, nếu có cách hữu hiệu khuyến khích những người phạm tội tham nhũng tự nguyện giao nộp tài sản phi pháp để hưởng chính sách khoan hồng thì chúng ta có thể thu hồi được tài sản thất thoát của Nhà nước một cách nhanh nhất, không gây lãng phí thời gian và tiền bạc của các cơ quan tiến hành tố tụng, hơn hết là còn thể hiện được sự nhân văn rất cao. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó thì hệ thống pháp luật của chúng ta cần chặt chẽ, hoàn thiện hơn để tránh những sự lợi dụng vào việc "khắc phục hậu quả" nhằm trốn tránh trách nhiệm.

Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đề xuất 4 cấp độ tự giác giao nộp tài sản chiếm đoạt từ phía các đối tượng tham nhũng nhằm phân loại mức giảm án hình sự - tự thú, trước khi bị phát hiện và bồi thường đầy đủ thì tình tiết giảm nhẹ càng tăng. Theo ông, đây là cách để Nhà nước tăng thu hồi tài sản tham nhũng và cũng hạn chế tối đa tình trạng "hy sinh đời bố, củng cố đời con" - ngồi tù một thời gian dài nhưng vẫn “bảo toàn” tài sản.

Trung tướng Trần Văn Độ cho biết, hơn 7 năm trước, khi thảo luận về Bộ luật Hình sự ở Quốc hội khóa XIII, ông và nhiều đại biểu cũng đã kiên trì đề xuất giảm phạt tù, tăng mức phạt tiền và thu hồi tài sản đối với tội phạm kinh tế, tham nhũng.

Với tội phạm tham nhũng, ngoài hình phạt thì điều quan trọng là phải có biện pháp để thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát. Phải phân hóa các trường hợp phạm tội để khuyến khích người phạm tội tự nguyện khai báo, tự nguyện nộp lại tài sản.

Ông Phạm Trọng Đạt, nguyên Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, cho rằng việc thu hồi tài sản rất quan trọng trong việc xử lý các vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. Để việc thu hồi được cao thì cần có những biện pháp cụ thể để khuyến khích những người tham nhũng tự nguyện nộp lại tài sản bất chính.

Theo ông, trên thực tế có nhiều người phạm tội không nghiêm trọng và nhận thức được sai phạm của mình, tự nguyện nộp và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, nếu không có những quy định cụ thể trong pháp luật thì rất khó để khuyến khích họ giao nộp tài sản tham nhũng.

Với những vụ việc, vụ án cụ thể, nếu thấy cần thiết, phù hợp, không thuộc diện nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì pháp luật, có thể tạo điều kiện để họ khắc phục hậu quả, làm lại cuộc đời.

Cũng ủng hộ việc tăng cường thu hồi tài sản tham nhũng, song Tiến sỹ luật học Đặng Văn Cường nêu ý kiến về mức độ cân bằng giữa việc chống “hy sinh đời bố...” với sự tôn nghiêm của pháp luật.

Ông cho rằng nếu coi trọng việc thu hồi tài sản mà “nương tay” với hành vi tham nhũng thì sẽ không đảm bảo hiệu quả của việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cần phải tiếp tục phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh với mọi hành vi tham nhũng, dù là tham nhũng vặt hay tham nhũng lớn. Phần lớn các hành vi tham nhũng ở Việt Nam đều được xác định là tội phạm và được quy định trong bộ luật hình sự. Người thực hiện hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải bị áp dụng chế tài hình sự trong đó có nhiều tội danh được quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Theo Tiến sỹ Đặng Văn Cường, việc xử lý hay không xử lý tội phạm không thể tùy tiện, mà phải căn cứ vào quy định pháp luật. Khi hành vi tham nhũng đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải xử lý. Nếu không đề cao nhiệm vụ phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mà chỉ chú trọng đến việc thu hồi tài sản thì có thể còn làm tăng nguy cơ tham nhũng. Bởi vì nếu những người tham nhũng bị phát hiện mà chỉ phải nộp lại tài sản và phần xử lý hình sự quá “nhẹ nhàng” thì họ sẽ không sợ và có thể càng củng cố quyết tâm thực hiện hành vi tham nhũng đến cùng.

Làm thế nào để thu hồi hết tài sản do tham nhũng, hối lộ?
Ảnh minh họa.

Đồng quan điểm, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp, nêu ý kiến: Trong các vụ án tham nhũng thì việc thu hồi tài sản là trọng tâm, cốt lõi. Những bị can, người tham nhũng có ăn năn hối cải, tự nguyện giao nộp lại tài sản tham nhũng, gây thất thoát thì cần được xem xét giảm nhẹ hình phạt chứ không phải cứ bồi thường là đương nhiên được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiến sỹ Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Pháp chế (Thanh tra Chính phủ), cho biết: Trong thời gian qua, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế có xu hướng tăng dần, nhưng số tài sản thu hồi so với số bị chiếm đoạt, thất thoát còn thấp.

Do đó, khuyến khích tội phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế khắc phục hậu quả để tăng tỷ lệ thu hồi tài sản là cần thiết. Những vi phạm nghiêm trọng vẫn phải xử lý hình sự. Chúng ta cũng cần phân biệt giữa việc kết tội với thi hành án. Ai vi phạm pháp luật thì sẽ bị kết tội bằng một bản án, nhưng nếu người này khắc phục hậu quả tốt thì được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Tội danh vẫn sẽ nằm trong lý lịch tư pháp chứ không phải là trả tiền rồi trắng án.

Việc xem xét đặc xá hằng năm đối với các phạm nhân tham nhũng cũng tính đến yếu tố khắc phục hậu quả. Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết, người phạm tội tham nhũng phải khắc phục xong phần dân sự mới được xét đặc xá dịp Quốc khánh năm 2022. Các phạm nhân đều bình đẳng khi xét đặc xá, tuy nhiên nhóm người phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ phải kèm theo một điều kiện là "hoàn thành nghĩa vụ phần dân sự."

Hoàn thiện chính sách về thu hồi tài sản tham nhũng

Theo Tiến sỹ Đinh Văn Minh, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện chính sách về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Trong đó, việc đầu tiên là hoàn thiện thể chế công khai đăng ký tài sản, hạn chế việc lợi dụng khoảng trống pháp lý để tẩu tán, che giấu tài sản.

Các cơ quan phải xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin tài sản đăng ký, đặc biệt là đất đai, tài sản gắn liền với đất. Cần có sự kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý tài sản với các cơ quan liên quan như công an, công chứng, ngân hàng, thuế, thi hành án... để theo dõi sự biến động cũng như kịp thời xử lý khi có vi phạm.

Đặc biệt, tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cần được kiểm soát chặt chẽ. Các giao dịch có giá trị lớn của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn phải được thực hiện thông qua ngân hàng để ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền, tham nhũng.

Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng cần được nghiên cứu sửa đổi nội dung để phù hợp với tình hình mới. Ví dụ, phải có quy định thu hồi tài sản tăng thêm nếu không giải trình được nguồn gốc và cần hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp; thời điểm áp dụng các biện pháp phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản, số lượng, giá trị các loại tài sản bị kê biên cần linh hoạt.

Pháp luật cũng phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng, chấp hành viên trong việc áp dụng các biện pháp điều tra để truy nguyên tài sản phạm tội, phong tỏa, kê biên và bán đấu giá tài sản là tang vật của vụ án.

Đồng thời, các cơ quan hữu trách cần chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế trong việc xác minh, phong tỏa, thu giữ, chuyển giao tài sản tham nhũng có nguồn gốc từ Việt Nam ở nước ngoài về cho Nhà nước Việt Nam./.

Theo Trần Quang Vinh (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/lam-the-nao-de-thu-hoi-het-tai-san-do-tham-nhung-hoi-lo/806117.vnp

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động