Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh

Làm rõ nguyên nhân, giải pháp, lộ trình thực hiện các dự án chậm triển khai

(LĐTĐ) Sáng 25/4, tại phiên họp giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn Thành phố do Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định đối với Thủ đô, văn hóa đã trở thành trung tâm trong chính sách phát triển. Thành phố sẽ chỉ đạo để có một đề án hoặc kế hoạch cụ thể về các thiết chế văn hóa, thể thao.Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị phải có biện pháp xử lý gắn với trách nhiệm, lộ trình thực hiện ngay.
Khai mạc phiên giải trình về đầu tư, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao HĐND Thành phố tổ chức phiên giải trình về việc đầu tư, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao

Phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết tại phiên giải trình, 4 nhóm vấn đề đã được các Sở, ban, ngành thành phố và các đồng chí lãnh đạo UBND Thành phố trực tiếp báo cáo, trả lời khá đầy đủ, chi tiết. Đặc biệt một số đồng chí đã thể hiện cam kết lộ trình giải quyết khắc phục. Đối với những vấn đề các vị đại biểu HĐND Thành phố trao đổi trực tiếp, nhưng cần có thời gian rà soát để cung cấp những số liệu cụ thể, biện dẫn những quy định còn chưa thống nhất trong hệ thống cơ chế, chính sách vướng mắc.

Làm rõ nguyên nhân, giải pháp, lộ trình thực hiện các dự án chậm triển khai
Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh phát biểu tại phiên giải trình.

Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh cũng khẳng định, ngay sau phiên giải trình, UBND Thành phố sẽ yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung xử lý, kịp thời giải quyết thỏa đáng những vấn đề được các đại biểu HĐND Thành phố. Đặc biệt với những tồn tại, khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn đặt ra đối với việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Nội nói chung và trong công tác phát huy hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hoá nói riêng, gắn với đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay, để vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vừa tạo thuận lợi thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô.

“Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Trên cơ sở các cơ chế thực hiện xã hội hoá của Thành phố, hàng năm, các cấp, các ngành đã chủ động kêu gọi các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá, thể thao tham gia đầu tư các thiết chế văn hoá, thể thao. Qua đó nhằm đa dạng hoá các loại hình hoạt động, phục vụ nhu cầu của người dân”, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Có thể nói, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở từ Thành phố đến cơ sở đã thực hiện tốt vai trò, vị trí quan trọng trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển câu lạc bộ sở thích, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của người dân. Từng bước mở rộng, nội dung chương trình hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú và phù hợp hơn với nhu cầu người dân.

Một số quận, huyện có cách làm sáng tạo như: Quận Cầu Giấy xây dựng khá đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa từ quận đến tổ dân phố, đầu tư khu vui chơi giải trí cho trẻ em trong công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô và 3 Trung tâm văn hóa thể thao phường. Quận Long Biên có 90% tổ dân phố có nhà văn hóa và đã có 57 điểm được lắp đặt một số dụng cụ thể thao cơ bản tại các nhà văn hóa, vườn hoa, khu công cộng theo hình thức mở để người dân được tự do luyện tập vào tất cả thời gian.

Làm rõ nguyên nhân, giải pháp, lộ trình thực hiện các dự án chậm triển khai
Các đại biểu dự phiên giải trình.

Hầu hết diện tích đất xen, kẹt giáp ranh khu vực dân cư hoặc giáp các dự án đã được quận đầu tư để xây dựng vườn hoa, sân chơi vừa làm đẹp đô thị vừa quản lý đất đai, vệ sinh môi trường đồng thời là chỗ vui chơi, luyện tập cho người dân. Quận Hoàn Kiếm, nhiều tổ dân phố không có nhà văn hóa nhưng quận đã vận dụng kết hợp với đình, đền làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Nhiều huyện mặc dù còn khó khăn nhưng đã quyết liệt chỉ đạo xây dựng nhà văn hóa ở thôn như Đông Anh đạt 99,2%, Ứng Hòa đạt 97,9%, và rất nhiều sáng tạo khác từ cơ sở.

Nhấn mạnh các nguyên nhân chủ quan, khách quan đã được nhận diện rõ, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị phải có biện pháp xử lý gắn với trách nhiệm, lộ trình thực hiện ngay.

“Đối với Thủ đô thì văn hóa đã trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của thành phố. Thành phố sẽ chỉ đạo để có 1 đề án hoặc kế hoạch cụ thể”, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh khẳng định.

Chủ tịch UBND Thành phố cũng nêu rõ, 6 giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Cụ thể, theo tinh thần chỉ đạo củaThủ tướng và Thành phố các đơn vị phải rà soát, cập nhật quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung để xử lý dứt điểm khâu quy hoạch sớm nhất; quan tâm dành quỹ đất cho các thiết chế văn hóa và thể thao; dành nguồn lực từ đầu tư công, thực hiện chính sách xã hội hóa; xây dựng các chính sách đặc thù xung quanh là con người; bố trí ngân sách trong kế hoạch hàng năm để đầu tư xây dựng (bao gồm cả đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng nghiệp vụ) và nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa, tăng cường quy chế quản lý sau đầu tư.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Chiều 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý vụ phóng hỏa xảy ra tại quán cà phê số 258 đường Phạm Văn Đồng.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

(LĐTĐ) Qua phiên giải trình cho thấy công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố nói chung và các tuyến sông Hồng, sông Đuống nói riêng, thời gian qua đã được Thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và có nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét.
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

(LĐTĐ) Ngày 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của Thành phố đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký Công văn số 4277/UBND-NC ngày 19/12/2024 về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Chiều 16/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

(LĐTĐ) Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động