Kỳ cuối: Những lá thư hoá thành các trang văn

(LĐTĐ) Trong những bức thư thời chiến, bên cạnh lý tưởng và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc là tâm tư, tình cảm của người lính đang yêu trong những hoàn cảnh rất riêng nhưng lại trong khung cảnh rất chung của đất nước. Những bức thư, những trang nhật ký chiến trường đã trở thành những trang văn và người lính đã hoá thành thi sĩ.
ky 3 sang them ve dep tam hon cua nguoi linh thoi chien Kỳ 2: Tinh thần quyết thắng và khát vọng về hoà bình
ky 3 sang them ve dep tam hon cua nguoi linh thoi chien Thư thời chiến - di sản cho hôm nay và mai sau

Những năm 1970, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, hình thành nên một thế hệ sinh viên thủ đô xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Có nhiều người mới học xong năm thứ nhất, nhưng cũng có người sắp tốt nghiệp, chuẩn bị đi tu nghiệp nước ngoài. Một thế hệ thanh niên hào hoa ra trận, mang trong mình tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu gia đình. Những lá thư thời chiến của thế hệ sinh viên này còn ngập tràn tình yêu đôi lứa với những mộng mơ, bay bổng, trong sáng, rụt rè...

Mặt trận Quảng Trị ác liệt và anh hùng là mảnh đất mà nhiều chiến sĩ đã nằm xuống. Đã có cả một thế hệ thanh niên Thủ đô, từ trường đại học cầm súng bước thẳng ra mặt trận, vào chiến trường Quảng Trị, nhiều người đã ngã xuống và không trở về.

ky 3 sang them ve dep tam hon cua nguoi linh thoi chien
Những bức thư tình lãng mãn của người lính gửi cho hậu phương (Ảnh tư liệu).

Nguyễn Văn Thạc là một chiến sĩ như vậy. Sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công, Thạc là người đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn lớp 10 toàn miền Bắc năm học 1969-1970. Với thành tích học tập kể trên, Thạc đã được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô.

Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn những nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải ở lại để tham gia quân đội. Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc đã xin thi và đỗ vào Khoa Toán – Cơ của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhưng đó cũng là thời gian cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn mới. Chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập, để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Nguyễn Văn Thạc đã nhập ngũ ngày 6/9/1971.

Có những bức thư, những trang nhật ký chiến trường của anh đã trở thành những trang văn học, người lính Nguyễn Văn Thạc đã hoá thành thi sĩ. Vào một đêm thức trắng tại tuyến lửa, người lính binh nhì Nguyễn Văn Thạc viết thơ tặng người yêu đang sống ở thành phố chân trời xa, 11/7/1972: “Đêm trắng trong... là đêm của em /Đèn thành phố và sao trời lẫn lộn/ Đêm của anh xếp kín đầy bom đạn/ Pháo sáng chập chờn trộn trạo với sao sa…”. Đằng sau sau những “lời xa xôi” đó là một tình yêu cháy bỏng và thủy chung vô bờ.

Cũng có đoạn cuối của lá thư như một lời thì thầm cảm động đến tận đáy lòng: “TB: Con nói khẽ với mẹ thôi nhé. Mẹ xem có “khóm hoa” nào tươi tốt, ngắm kỹ một bông dù trắng dù hồng, cốt ở cái hương mà được người khen thơm rồi mẹ mách trước cho con để con... Mẹ đừng nói cho ai biết và đừng cười con mẹ nhé!

Đứa con bé bỏng của mẹ chưa bao giờ làm mẹ được vui lòng. Hôm nay con nói vui thế thôi, kẻo xóm giềng họ biết họ cười con đấy mẹ nhỉ...” - thư của chiến sĩ Vũ Xuân Thu viết ngày 15/3/1975. Khi đó chàng trai Vũ Xuân Thu 26 tuổi, vừa cùng đơn vị giải phóng Phước Long.

Có những bức thư người chồng gửi cho vợ ở hậu phương với một tình cảm thật nồng nàn. Ngày 5/2/1973, từ núi rừng Trà Mi, Đại tá Đỗ Sâm viết: “Hiện nay em chẳng thể tới thăm anh ở rừng Trà Mi được, nhưng khi hòa bình chiến thắng rồi em sẽ có điều kiện vào trong này thăm miền Nam đấy. Em sẽ đi qua cầu Hiền Lương, qua Huế, Đà Nẵng... thăm thành đồng anh hùng của Tổ quốc, nơi người chồng thân yêu của em đã anh dũng chiến đấu những ngày xa em. Anh sẽ dẫn em đi chơi trên các đường phố, làng quê ở miền Nam... em chuẩn bị đi nhé... Anh muốn trước khi trở về hẳn miền Bắc hai vợ chồng mình được dạo chơi trong này một thời gian để em có dịp đi thăm đất nước quê hương... Anh yêu của em: Đỗ Sâm”.

Các lá thư của Đại tá Đỗ Sâm gửi cho vợ ở hậu phương (đến nay gia đình còn lưu lại được 34 lá) trong suốt hơn 10 năm ông đi chiến trường đều bắt đầu bằng những dòng chữ “Em yêu quý!”, Em yêu quý nhất của đời anh!”, “Em yêu duy nhất của đời anh!”, “Em vô cùng thương mến!”...

Mỗi lá thư thời chiến rất đỗi riêng tư nhưng tất cả lại cho người đọc cảm nhận nhiều điều về đời sống tinh thần của lớp thanh niên của xã hội thời chiến; góp phần làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn người lính tuy gian khổ nhưng luôn yêu đời, khát vọng hòa bình, mong đợi ngày đoàn tụ, tin tưởng vào thắng lợi ở ngày mai.

Và chính tình yêu vững chắc nơi hậu phương ấy đã làm động lực cho các chiến sĩ thêm quyết tâm, vượt qua gian khổ để làm nên cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Đó là ý nghĩa và cũng chính là thông điệp từ những lá thư thời chiến truyền lại cho các thế hệ sau hôm nay.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động