Kỳ cuối: Lan tỏa những điều tốt đẹp
Kỳ 2: Thắp lên niềm tin cho người lao động | |
Hà Nội chung sức, đồng lòng, không để ai bị bỏ lại phía sau |
Yêu thương đong đầy
Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội không thiếu những câu chuyện đầy xúc động về tình người trong đại dịch. Đó là tấm gương những nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện hết lòng làm việc nghĩa. Nhiều doanh nhân, nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nhà văn, nhà báo... trên địa bàn thành phố hưởng ứng chiến dịch thiện nguyện hết sức tích cực. Họ chủ động quyên góp, ủng hộ quỹ phòng, chống dịch bệnh, góp phần lan tỏa “ngọn lửa” nghĩa tình tỏa đi muôn nơi.
Tấm lòng thơm thảo xuất hiện đông đảo trong cộng đồng, không phân biệt thành phần, lứa tuổi, giới tính. Ai cũng mong muốn đóng góp công sức dù nhiều, dù ít cho “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh.
Nhắc chuyện này, ông Nguyễn Hữu Phượng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ I Hà Tây, cho biết, ở công ty, bên cạnh công tác chăm lo đời sống, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp còn chủ động quyên góp số tiền 100 triệu đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đáng mừng là, từ Ban lãnh đạo công ty đến công nhân lao động đều xác định đây là nghĩa cử lớn, và đều bày tỏ mong muốn góp một phần sức lực để đẩy lùi dịch bệnh.
Trao hỗ trợ cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn thị xã Sơn Tây. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Ông Ngô Minh Hoàn - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết, với các cấp công đoàn ngành bên cạnh đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh, dù công nhân viên chức lao động còn khó khăn song khi nhận được phát động từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tất thảy đều đồng lòng trích ra một ngày lương hỗ trợ công tác chống dịch. Không chỉ thế, nhiều đoàn viên, người lao động còn ủng hộ thêm bằng nhiều phương cách khác nhau như nhắn tin ủng hộ đến tổng đài 1407; ủng hộ trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; ủng hộ bằng vật chất (khẩu trang, xà phòng rửa tay, nước sát khuẩn...).
Ở góc độ lan tỏa yêu thương khác, không ít những giọt máu nghĩa tình trong mùa dịch đã được trao đi, góp phần trao truyền sức sống cho những mảnh đời kém may trong cơn dịch bệnh. Có mặt tại “Ngày hội hiến máu tình nguyện” với chủ đề hiến máu cứu người – xin đừng thờ ơ do Hội chữ thập đỏ phối hợp với Viện huyết học truyền máu Trung ương, Hội nông dân và 4 phường Lê Lợi, Trung Hưng, Phú Thịnh, Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây) tổ chức mới thấy sự nhiệt tâm, nhiệt tình của những tấm lòng cao cả.
"Không thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Nét Tràng An ấy đã từ rất lâu được khắc họa qua hình ảnh người Hà Nội đầy văn hóa. Nhiều lần tôi cứ suy tư, liệu có phải nét đẹp văn hóa của người Hà Nội chỉ còn là quá khứ một thời, niềm tự hào không chỉ của riêng con người mảnh đất kinh đô mà của cả dân tộc giờ đã thành ký ức, để mỗi khi nhắc nhớ về nó, ta không khỏi chạnh lòng luyến tiếc. Cho đến một ngày, khi mọi thứ chao đảo vì dịch Covid-19 thì dường như những giá trị của con người nơi mảnh đất Kinh kỳ lại được tỏa sáng... Trong những biến động, người nghèo, những người yếu thế, kém may không hề đơn độc. Họ luôn nhận được sự bao bọc trong sự sẻ chia, quan tâm của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Qua gian nan mới thấy, tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” của người Hà Nội càng sáng rõ. |
Tại đây, gần 500 hội viên nông dân và tình nguyện viên tham gia hiến máu. Chị Phạm Hải Yến - một tình nguyện viên tham gia hiến máu đến từ phường Ngô Quyền cho biết: Trước đây cũng chưa từng tham gia hiến máu lần nào nhưng thời gian gần đây, qua báo chí biết lượng máu dự trữ tại các bệnh viện đang rất khan hiếm, nên từ Tết chị đã có ý định đi hiến máu nhưng chưa thực hiện được.
Chị đọc được thông tin kêu gọi hiến máu do bạn bè chia sẻ trên mạng xã hội nên chủ động gọi điện đăng ký trước với Hội chữ thập đỏ thị xã với mong muốn góp một chút sức lực nhỏ bé cứu chữa cho những người bệnh đang ngày đêm điều trị. Không chỉ vậy, chị còn vận động được thêm 2 người bạn cùng tham gia chương trình.
Những hành động đẹp, đượm tính nhân văn dù cách thức thể hiện khác nhau nhưng đã thực sự truyền thêm sức mạnh, cảm hứng lạc quan tin tưởng về những gì tốt đẹp ở đời, về lòng nhân ái được trao truyền, gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ, càng tỏa sáng trong những hoàn cảnh vất vả, gian nan.
Trong gian khó toát lên “chất” Hà Nội
Đây là những đúc kết, sẻ chia về những nghĩa cử trong mùa dịch của PGS. TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng. Theo PGS. TS Bùi Thị An nhận định, việc Nhà nước, chính quyền Hà Nội nỗ lực vào cuộc giải quyết các vấn đề an sinh cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 đầy rẫy khó khăn là những hành động, quyết sách rất kịp thời và đầy tính nhân văn. “Những gói cứu trợ an sinh, cây ATM gạo… thể hiện cho việc chúng ta đã huy động được tổng lực cả xã hội cùng vào cuộc” - PGS. TS Bùi Thị An nhấn mạnh.
Có mặt kịp thời lúc người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn cần, trao cho họ món quà ấm áp nghĩa tình là những việc làm thấm đượm tinh thần tương thân, tương ái mà các cấp của thành phố Hà Nội đã làm được trong những ngày qua. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội là ví dụ.
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh, dịch bệnh Covid- 19 diễn biến nhanh, phức tạp đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống nhân dân, trong đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống, thu nhập của công nhân lao động.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Phạm Bá Vĩnh trao quà cho những giáo viên mầm non có hoàn cảnh khó khăn tại quận Hoàng Mai. |
Tại Hà Nội, thống kê chưa đầy đủ của các cấp Công đoàn Hà Nội, tính tới thời điểm hiện nay đã có 4.026 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid- 19; trong đó có 980 doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, với 147.473 công nhân lao động bị ảnh hưởng, có 18.819 công nhân lao động bị mất việc làm và có 128.654 công nhân lao động thiếu việc làm…
Với trách nhiệm, tình cảm của mình, Liên đoàn lao động Thành phố đã xây dựng kế hoạch chăm lo cho người lao động, qua đó rà soát và tiến hành trao quà hỗ trợ cho những đối tượng là công nhân viên chức lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
“Những món quà dù không lớn nhưng là tình cảm, sự quan tâm của các cấp công đoàn Thủ đô đối với người lao động. Hy vọng trong thời gian tới, đoàn viên, người lao động sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng gia đình vượt qua khó khăn sớm ổn định sản xuất…” - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội chia sẻ.
Hàng nghìn suất quà, những lời động viên, sẻ chia của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội tại khắp các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã góp phần xoa dịp những khó khăn, thắp lên niềm tin vào cuộc sống cho người lao động. Đồng chí Phạm Bá Vĩnh nhấn mạnh, dù khó khăn còn nhiều, nhưng tổ chức Công đoàn Thủ đô đã, đang và sẽ luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động vượt qua mọi khó khăn.
Người xưa vẫn thường bảo, có đi qua hoạn nạn mới thấu được lòng nhau. Hơn bao giờ hết, trong hoạn nạn, tình người mới là thứ mà chúng ta - tất thảy những người sống tại Hà Nội cần và cần phát huy. Là đất kinh kỳ, là Thủ đô nên trong hơn ngàn năm lịch sử của mình, Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi hội tụ cư dân khắp các vùng miền.
Người Thăng Long - Hà Nội luôn có ý thức cưu mang, đùm bọc lẫn nhau cùng làm ăn, sinh sống trong một cộng đồng đoàn kết, chặt chẽ. Truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” từ đó hình thành và tồn tại suốt chiều dài lịch sử cho đến nay. Những người có điều kiện luôn sẻ chia, giúp đỡ những người nghèo khó, nhiều người dù chưa khá giả cũng sẵn lòng chia sẻ với những người nghèo khó hơn mình.
Những việc làm ấm áp tình người của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân thực sự là những sẻ chia đầy "chất" Hà Nội. Những nghĩa cử càng trở nên trân quý và ý nghĩa trong bối cảnh toàn thành phố đang tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01