Kỳ cuối: “Gỡ vướng” chính sách, khơi thông nguồn lực
Kỳ 1: Từ Hiến pháp đến các đạo luật Kỳ 2: Dấu ấn những chính sắc đặc thù vì người lao động Thủ tướng kêu gọi cùng nhau hành động, kịp thời hỗ trợ người lao động |
Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý
Chia sẻ về vai trò của tổ chức Công đoàn trong tham gia khởi kiện doanh nghiệp chây ỳ nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội cho biết: Tính đến thời điểm này, tổ chức Công đoàn đã nhận được hàng trăm hồ sơ doanh nghiệp nợ đọng BHXH với số tiền nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng; Công đoàn cũng đã chuyển gần 200 hồ sơ khởi kiện sang Tòa án nhân dân cùng cấp thụ lý. Tuy nhiên, số được thụ lý và khởi kiện không đáng kể, phần còn lại chưa thực hiện bởi những vướng mắc về mặt pháp lý.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tới thăm, nắm bắt tình hình đời sống, sinh hoạt của công nhân tại Khu nhà ở xã hội dành cho công nhân Công ty Fuji (Khu Công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang). |
Ông Hùng phân tích: Những khó khăn, vướng mắc trong khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng BHXH, việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH hiện chịu chi phối của 4 bộ luật hiện hành, gồm: Luật Tố tụng dân sự, Luật Công đoàn, Luật BHXH năm 2014 và Bộ luật Lao động năm 2019. Tuy nhiên, do các quy định và cách hiểu chưa đồng nhất nên Tòa án các cấp vẫn từ chối thụ lý.
Cụ thể, có luật thì quy định Công đoàn cơ sở được khởi kiện, có luật quy định phải có chữ ký ủy quyền của từng NLĐ. Trong khi đó, có những doanh nghiệp có tới hàng vạn lao động. Do đó, khi Công đoàn tiến hành khởi kiện, nộp hồ sơ, nhưng nhiều nơi Tòa án từ chối thụ lý vụ án.
Theo đó, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng đã đề xuất một số giải pháp để đảm bảo việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực BHXH, hạn chế thấp nhất hậu quả, thiệt hại gây ra. Đó là, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực BHXH, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Bổ sung chế tài và thực hiện nghiêm các chế tài đã có đối với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH. Nghiên cứu, đề xuất tăng mức phạt tiền và mức phạt tiền tối đa đối với các vi phạm hành chính về BHXH phù hợp với pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là đối với một số hành vi thường xuyên diễn ra hiện nay như: Trốn đóng, chậm đóng BHXH của chủ sử dụng lao động.
Ông Phạm Sơn - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Thọ đề nghị, trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) nên nghiên cứu để có quy định cụ thể trong giải quyết quyền lợi cho NLĐ khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, không có tài sản đảm bảo. |
Nhấn mạnh việc các doanh nghiệp chậm đóng, nợ đóng BHXH kéo dài khiến NLĐ chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn, ông Phạm Sơn - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Thọ nêu thực tế: Hiện nay tại nhiều doanh nghiệp, hằng tháng NLĐ vẫn trích nộp, đóng đầy đủ tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động, nhưng người sử dụng lao động không nộp về cho cơ quan BHXH, kết quả, thiệt thòi cuối cùng thuộc về NLĐ. Từ thực tế này, ông Sơn đề nghị, trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) nên nghiên cứu để có quy định cụ thể trong giải quyết quyền lợi cho NLĐ khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, không có tài sản đảm bảo.
Góp ý vào dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi, ông Dương Đức Khanh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đề nghị cần bổ sung một khoản vào Điều 19, đó là người sử dụng lao động, cơ quan BHXH có trách nhiệm công khai thông tin của NLĐ và cơ quan đóng BHXH để NLĐ được theo dõi. Bên cạnh đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 21, đó là yêu cầu cơ quan BHXH xác nhận thông tin đóng BHXH, hằng tháng cung cấp thông tin công khai để mọi người kiểm tra, giám sát doanh nghiệp đã đóng nộp tiền BHXH đầy đủ hay chưa, qua đó kịp thời đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ.
Việc rà soát, sửa đổi toàn diện pháp luật về BHXH, bảo đảm quyền lợi của NLĐ, hạn chế tình trạng NLĐ rút bảo hiểm xã hội 1 lần là nhóm vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều NLĐ. Chị Nguyễn Thị Thúy Hà (Công nhân hợp tác xã Mây Tre Lá Ba Nhất, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) kiến nghị: “Hiện nay, Luật BHXH còn nhiều bất cập, nhất là thời gian đóng rất dài mới được hưởng lương hưu, trong khi nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân mới 40 - 45 tuổi. Đề nghị Quốc hội sửa đổi một số điểm của Luật BHXH để bảo đảm quyền lợi của NLĐ, hạn chế tình trạng công nhân rút BHXH một lần”.
Cần cơ chế đảm bảo an sinh xã hội bền vững
Là công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An, anh Nguyễn Đình Biên (Công ty TNHH Woosin Vina, tỉnh Nghệ An) tâm sự: Thời gian qua, công nhân lao động, NLĐ luôn hăng say lao động sản xuất, mong thu nhập ngày càng cao, doanh nghiệp phát triển, kinh tế đất nước đi lên. Tuy nhiên, hiện cuộc sống của NLĐ còn nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề nhà ở, trường học cho con công nhân, NLĐ. Tôi được biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp và cả tổ chức Công đoàn muốn làm nhà cho công nhân của đơn vị mình thuê hoặc cho ở miễn phí nhưng vẫn chưa có cơ chế. Bản thân NLĐ hiện nay vẫn phải đi thuê nhà ở chật hẹp, ẩm thấp, xa nơi làm việc.
“Tôi rất mong lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác quy hoạch, triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân, NLĐ, để NLĐ yên tâm gắn bó, yên tâm lao động sản xuất”, anh Biên bày tỏ.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội nghị phản biện, lấy ý kiến cán bộ Công đoàn, NLĐ về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). |
Từ nhiều năm nay, vấn đề nhà ở, quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của công nhân lao động. Trao đổi nhu cầu bức thiết về nhà ở xã hội của công nhân lao động, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Hiện chúng ta có gần 18 triệu công nhân lao động, tuy nhiên mới có khoảng 20% trong số này được đáp ứng nhu cầu về nhà ở. Việc chưa có chỗ ở ổn định, dễ dẫn đến dịch chuyển lao động trong công nhân lao động, nhiều công nhân phải thuê trọ trong những khu nhà trọ ẩm thấp, tồi tàn. Bên cạnh đó, do điều kiện sống không đảm bảo, nhiều công nhân phải gửi con về quê nhờ người thân trông giúp, dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội tiêu cực.
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tổ chức Công đoàn các cấp đã lấy ý kiến rộng rãi trong đoàn viên, NLĐ về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo kết quả tổng hợp, các cơ quan, tổ chức trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức hơn 430 hội nghị, hội thảo; qua đó đã nhận được hơn 10.000 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.
Qua tổng hợp ý kiến của tổ chức Công đoàn, vấn đề quan tâm hiện nay của công nhân, NLĐ là làm thế nào để chính sách pháp luật về đất đai cùng với việc sửa đổi các luật khác nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để NLĐ có cơ hội có được nhà ở, đây là quyền rất cơ bản của NLĐ.
Nhiều công nhân lao động hiện phải thuê trọ trong những khu nhà chật chội, ẩm thấp. |
“NLĐ cả nước mong muốn, những vấn đề lớn của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được tiếp thu, đặc biệt vấn đề nhà ở cho công nhân được giải quyết căn bản để bảo đảm cuộc sống, điều kiện làm việc của NLĐ. NLĐ bày tỏ mong muốn và đề nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để phát triển nhà ở cho công nhân, NLĐ để bảo đảm được cuộc sống “an cư, lạc nghiệp”. Bởi chỉ khi bảo đảm được nhà ở và các thiết chế xã hội khác thì mới bảo đảm được phát triển bền vững ở các khu công nghiệp, khu chế xuất”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Công nhân lao động bày tỏ mong muốn và đề nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để phát triển nhà ở cho công nhân, NLĐ để bảo đảm được cuộc sống “an cư, lạc nghiệp”. |
Phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2023 diễn ra chiều 27/4 tại Thủ đô Hà Nôi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ chia sẻ với công nhân, NLĐ trước những thách thức hiện nay, khi bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình chuyển đổi số, tự động hóa, sử dụng người máy, trí tuệ nhân tạo... đang làm gia tăng sức ép về cắt giảm giờ làm, việc làm, tác động trực tiếp đến NLĐ. Trong khi đó, một bộ phận NLĐ chưa có việc làm bền vững, nhiều NLĐ bị mất việc, giảm giờ làm, nhu cầu về nhà ở và các thiết chế cơ bản của công nhân, NLĐ còn rất lớn nhưng chưa được đáp ứng… Thủ tướng nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước thấu hiểu, thông cảm, chia sẻ với những vấn đề mà công nhân, NLĐ phải đối mặt; đồng thời luôn quan tâm, ban hành những cơ chế, chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện tốt hơn cho NLĐ”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23