Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Góc nhìn từ đô thị Thủ đô thời hội nhập

Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội

(LĐTĐ) Một trong những quan điểm chủ đạo và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII được Đảng ta xác định là: “Khơi dây mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh… Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Và để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, nên chăng các tầng lớp doanh nhân… cần tiên phong trong việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ, để tiếng Việt “tỏa sáng” trên những con phố, tòa nhà, thương hiệu sản phẩm đi khắp năm châu!
Kỳ 2: Chữ Việt thân thương sao nỡ ít dùng! Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Người Việt hãy sử dụng tiếng Việt

Là người dân Việt Nam, việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ là giữ gìn cội nguồn và một nét văn hóa của dân tộc. Tại sao tại các đất nước như Trung Quốc, Nhận Bản, Hàn Quốc, Lào... các biển quảng cáo, tên các khu chung cư, quán ăn lại rất ít tiếng nước ngoài mà chỉ có tiếng phổ thông? Bởi họ rất tôn trọng tiếng mẹ đẻ. Tôn trọng văn hóa nước họ.

Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội
Từ biển hiệu đến tên khu chung cư cũng đều sử dụng tiếng Anh. (Ảnh: P.Linh)

Ở nước ta, về quy định biển hiệu, theo Luật Quảng cáo: “Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt”. Quy định là vậy, song hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào thực hiện. Các biển hiệu, biển quảng cáo trên các tuyến phố của Thủ đô vẫn sính sử dụng tiếng Tây, trong đó đa số sử dụng tiếng Anh…

Đối với các khu chung cư, khu đô thị mới các nhà đầu tư cũng sính đặt tiếng Anh cho “tây hóa” để thể hiện sự đẳng cấp. “Đẳng cấp” chưa thấy đâu, nhưng sâu xa có thể là sự “xấu hổ”. “Mang chuông đi đánh xứ người”, chẳng cần nói đâu xa, chỉ cần ở một hội chợ thương mại nào đó, nếu các sản phẩm các nước đều đề tiếng nước họ, còn sản phẩm nước nhà cứ “mặc sức” đề tiếng Tây (thương hiệu) thì các bạn quốc tế sẽ nghĩ thế nào? Tương tự, các du khách nước ngoài, bạn bè quốc tế đi dạo phố mà cứ đập vào mắt những biển hiệu, cửa hàng, khu đô thị chỉ toàn thấy tiếng Tây… Ừ thì tiện ích đối với họ, song liệu trong sâu thẳm họ sẽ nghĩ về chúng ta ra sao?

Nhớ lại gần Tết năm 2019, trong lần dự Tất niên với các bạn học cũ, vô tình tại đây cũng có một nghiên cứu sinh đến từ Nhật Bản được mời tham gia, sau đủ thứ câu chuyện cuối năm, khi bàn đến vấn đề văn hóa, bạn nghiên cứu sinh Nhật nhận xét: “Ở các đô thị của Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng quá dễ dãi trong việc sử dụng tiếng nước ngoài. Điều này chưa hẳn đã hay đâu! Vì văn hóa là hồn cốt của một dân tộc; đô thị là bộ mặt của thành phố, cũng là nơi “dẫn dắt” câu chuyện về văn hóa đất nước”. Một nhận xét ngắn, đủ và rất đắt khiến tôi không khỏi nhói lòng!

Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội
Các quán, các cơ sở làm đẹp cũng đều sử dụng tiếng Tây. (Ảnh: P.Linh)

Trong bài nói chuyện của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1996 cũng đã khái quát việc cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đó là: Phải “giữ gìn và phát triển vốn chữ của ta; phải “nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta; phải “giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể loại văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật...).

Để bảo vệ tiếng mẹ đẻ, tháng 11 năm 2016, tại Hội thảo khoa học "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Hội Ngôn ngữ học, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhiều đại biểu đã đề xuất cần thiết phải có Luật ngôn ngữ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như ngoài xã hội. Song đến nay, Luật ngôn ngữ vẫn chưa được ban hành.

Trao đổi về vấn đề chuẩn hóa sử dụng ngôn ngữ, Tiến sĩ Lê Thị Thanh Tâm (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Trên thế giới, nhiều nước đã ban hành Luật ngôn ngữ (liên quan đến ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ trong dịch vụ dân sự) như Bỉ, Belarus, Canada, Ấn Độ, Ireland, Kyrgyzstan, New Zealand, Phần Lan, Malta, Na Uy… trong khi Việt Nam chưa có bộ luật nào liên quan đến lĩnh vực này”. Một số học giả cũng đồng ý quan điểm trên và đề nghị khi chưa luật thì cũng sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng tiếng nước ngoài. Không thể để xảy ra tình trạng hỗn tạp trong việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài như hiện tại. Đối việc đặt tên biển hiệu, biển quảng cáo, chung cư, đô thị cũng vậy. Đã đến lúc phải có quy chuẩn, đưa vào khuôn khổ.

“Việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ không chỉ là bảo vệ một nền văn hóa của dân tộc mà còn thể hiện được tình yêu nước, như lời thề trịnh trọng của nhà văn Phạm Quỳnh: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Doanh nhân là những người có tinh thần yêu nước nồng nàn càng phải tiên phong trong việc giữ gìn, phát huy giá trị tiếng mẹ đẻ”, một chuyên gia ngôn nữ bình luận.

Thủ đô nên tiên phong ban hành chế tài về sử dụng tiếng, chữ viết nước ngoài

Hà Nội là thành phố trên 1.000 năm tuổi, vì vậy phải xây dựng văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm văn hiến. Không những thế, Hà Nội là Thủ đô của cả nước lại càng phải coi trọng yếu tố văn hóa để du khách nước ngoài khi đặt chân đến thành phố không chỉ hiểu về văn hóa Hà Nội mà chỉ “nhìn” qua Hà Nội, trong đó có bộ mặt đô thị còn hiểu hơn về văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Kỳ cuối: Để tiếng Việt được “tỏa sáng” ở các tuyến phố, đô thị Hà Nội
Mong rằng khi đô thị Hà Nội càng phát triển, một ngày không xa ta lại được nhìn thấy tiếng Việt, chữ Việt "tỏa sáng" tại các tòa chung cư, các khu đô thị, các tuyến phố của Thủ đô. (Ảnh Bắc - Quế).

Trong các lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ và chính quyền Thành phố, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều tin tưởng và kỳ vọng: “Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên phải đi trước, về trước trong các phong trào”. Thấm nhuần tư tưởng của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa, Hà Nội luôn tiên phong và đề cao sự nghiệp xây dựng, phát triển và gìn giữ văn hóa. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đã đề phương hướng phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nhằm cụ thể hóa phương hướng này, năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc thành phố” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng”, nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa người Hà Nội”. Với việc banh hành hai Bộ Quy tắc này, Hà Nội là địa phương đầu tiên cả nước ban hành các bộ quy tắc liên quan đến văn hóa, ứng xử văn hóa.

Tiếp tục mục tiêu phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.

Thiết nghĩ, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bản năng văn hóa Thăng Long - Hà Nội cũng như thiết lập lại trật tự, văn minh đô thị, bên cạnh việc thực hiện các Bộ Quy tắc trên, nên chăng Hà Nội cần phải tiên phong bằng việc ban hành chế tài về quy định sử dụng tiếng nước ngoài, chữ nước ngoài trên địa bàn Thành phố, trong đó có các công trình xây dựng, bảng quảng cáo, biển hiệu cửa hàng, cơ quan, doanh nghiệp, các khu đô thị, chung cư… Kiên quyết nói không với việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài, chữ nước ngoài tại các công trình kiến trúc, các khu đô thị, các tuyến phố. Đồng thời, phải chuẩn hóa giữa sử dụng chữ viết tiếng Việt, tiếng Tây tại các biển hiệu siêu thị, cửa hàng, đơn vị, doanh nghiệp.

Hà Nội là Thủ đô của cả nước, Hà Nội sẽ đi trước trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu làm được điều này, chúng ta tin tưởng rằng không lâu nữa đi trên các con phố của Thủ đô thân yêu bên cạnh tự hào về Thành phố phát triển ta càng thêm tự hào vì đâu đâu, từ các tòa chung cư đời mới, các khu đô thị, biển hiệu, cửa hàng tiếng Việt “lấp lánh” tỏa sáng trong ánh đèn đêm! Hà Nội càng trở nên đẹp hơn, tự hào hơn!

P.Linh - L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động