Vững tin vượt sóng cả giữ yên bình cho Thủ đô

Kỳ 2: “Khoá chặt” đường lây của Covid-19

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt biến chủng Deltal do vi rút SARS-CoV-2 có tốc độ mạnh, lây lan nhanh nên việc phòng, chống dịch càng được ngành Y tế Hà Nội triển khai quyết liệt và đồng bộ trên phạm vi toàn Thành phố. Trong đó, trọng tâm là siết chặt công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn trong bệnh viện. Đồng thời, ngành Y tế dự phòng trên địa bàn cũng gấp rút các phương án nhằm “khoá chặt” đường lây của vi rút, tiến tới khoanh vùng, dập dịch hiệu quả.
Vững tin vượt sóng cả giữ yên bình cho Thủ đô

Siết chặt trong bệnh viện

Để bảo đảm an toàn cho người dân đến thăm khám, chủ động nhận diện và ứng phó nhanh với các tình huống của dịch Covid-19, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động về nhân lực và trang thiết bị, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Đặc biệt, khi một số bệnh viện trên địa bàn xuất hiện ca mắc Covid-19 thì công tác phòng, chống dịch lại càng được siết chặt.

Kỳ 2: “Khoá chặt” đường lây của Covid-19
Bệnh viện Thanh Nhàn lắp máy phun cồn rửa tay tự động cho người dân.

Tại một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố như: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang được thực hiện đồng bộ. Đa phần người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi đến thăm, khám tại các cơ sở y tế. Còn các bệnh viện đều có khu vực riêng để khai báo y tế, sàng lọc những bệnh nhân có biểu hiện bệnh ngay từ cổng vào.

Cụ thể, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, nhân viên của Bệnh viện thực hiện đo nhiệt độ, nhắc nhở người dân khai báo y tế ngay tại cổng vào. Nhằm tạo thuận lợi cho người dân đến thăm, khám chữa bệnh, người đến công tác... Bệnh viện đã bố trí khu vực riêng với nhiều bàn chờ để người dân thuận tiện khai báo y tế. Trong đó, có hai hình thức khai báo y tế là quét mã QR-code, khai báo trên điện thoại thông minh và khai báo bằng giấy.

Đồng thời, trong khu vực khai báo y tế, Bệnh viện cũng lắp máy phun cồn rửa tay tự động cho người dân. Song song với đó, những chỉ báo, chỉ dẫn người dân phòng, chống dịch Covid-19 cũng được đặt tại nhiều nơi trong khuôn viên Bệnh viện. Nhìn chung, người dân và nhân viên Bệnh viện đều chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang cũng như khai báo y tế phòng, chống dịch Covid-19.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Bệnh viện được Sở Y tế giao là 1 trong 4 đơn vị tuyến đầu tham gia công tác cách ly, điều trị bệnh Covid-19. “Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, 100% cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện được điều động tham gia chống dịch. Thường trực 24/24h nhân viên y tế thực hiện bấm nhiệt độ, khai báo sàng lọc y tế. Nếu phát hiện người dân có biểu hiện bệnh thì thường trực khu sàng lọc sẽ sử dụng xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân lên khu vực chuyên dụng phục vụ cho những đối tượng cách ly, đảm bảo không để lây nhiễm cho người xung quanh”, ông Đào Quang Minh cho hay.

Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, ngay từ những ngày đầu xuất hiện dịch Covid-19, Bệnh viện đã liên tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch. Công tác đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế luôn được Bệnh viện ưu tiên hàng đầu.

Kỳ 2: “Khoá chặt” đường lây của Covid-19
Khu vực ngồi chờ đảm bảo giãn cách phòng, chống dịch tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

Mặc dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch, tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã phát hiện ca bệnh. Mới đây nhất, ngày 5/8, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã ghi nhận 4 ca mắc Covid-19 là công nhân đang thi công tại công trường biệt lập với các khu khác trong Bệnh viện. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 50 ca mắc Covid-19 liên quan đến ổ dịch này.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, ngay sau khi phát hiện các ca mắc Covid-19 tại công trường xây dựng trong Bệnh viện, các ca F0 đã được chuyển ngay vào khu điều trị F0 của Bệnh viện để điều trị. Toàn bộ khu vực công trường được phong tỏa và phun khử khuẩn. Công tác điều tra, truy vết để tìm nguồn lây nhiễm vẫn đang được tiến hành theo quy định

Ngay sau khi phát hiện có ca F0 tại khu vực công trường xây dựng, Bệnh viện đã tiến hành làm xét nghiệm RT-PCR để sàng lọc trên quy mô toàn Bệnh viện đối với tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và các nhân viên của các công ty thuê ngoài làm việc tại đơn vị. Kết quả tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính, cho thấy không có sự lây lan bệnh từ công trường xây dựng sang các khu vực còn lại của Bệnh viện.

Đặc biệt, từ khi xuất hiện ca mắc Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông càng siết chặt hơn công tác phòng, chống dịch… Cụ thể, Bệnh viện tăng cường các lực lượng tham gia phòng, chống dịch, thực hiện chặt chẽ hơn các quy định về an toàn phòng, chống dịch như: Giảm tải Bệnh viện; phân luồng, sàng lọc bệnh nhân nghi ngờ; thực hiện 5K; xét nghiệm RT-PCR định kỳ 3-5 ngày/lần; tiêm phòng vắc xin cho toàn bộ nhân viên y tế, nhân viên các công ty thuê ngoài; tăng cường công tác vệ sinh môi trường...

Song song với đó, Bệnh viện đã triển khai phương án “4 tại chỗ” theo Công điện 17 ngày 2/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội. Theo đó, các y, bác sĩ và nhân viên y tế tại khu vực nội trú phân chia thành các kíp luân phiên làm việc, thực hiện theo phương châm: Làm việc tại chỗ; ăn uống tại chỗ; sinh hoạt, nghỉ ngơi tại chỗ; điều trị tại chỗ đảm bảo an toàn người bệnh, an toàn Bệnh viện.

Kỳ 2: “Khoá chặt” đường lây của Covid-19
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn.

Chủ động, linh hoạt ứng phó

Ngoài việc siết chặt công tác phòng, chống dịch trong các bệnh viện, ngành Y tế Hà Nội đã chủ động chuẩn bị, xây dựng các kịch bản, phương án chi tiết, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về y tế trong mọi tình huống.

Đánh giá về tình hình dịch trên địa bàn Thủ đô trọng đợt dịch thứ 4 này, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết: Trong đợt dịch thứ 4 này, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng chiếm tỷ lệ trên 50% trên địa bàn thành phố Hà Nội, phân bố ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã. Nhiều địa phương trước đây chưa ghi nhận thì nay đã xuất hiện ca bệnh và ổ dịch trên địa bàn. Nhiều trường hợp mắc Covid-19 tản phát trong cộng đồng, không có yếu tố dịch tễ liên quan. Một số ca bệnh phát hiện muộn; cùng thời điểm phát hiện ca bệnh đầu tiên thì cũng đã ghi nhận nhiều ca lây nhiễm khác, tạo nên ổ dịch phức tạp, diễn biến kéo dài với nhiều ca mắc. Đơn cử như ổ dịch liên quan nhà thuốc Láng Hạ (117 ca); chùm ca bệnh liên quan đến 90 Nguyễn Khuyến, Đống Đa (82 ca); ổ dịch Tân Mai, Hoàng Mai (114 ca).

Theo nhận định của ông Khổng Minh Tuấn, sau 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội lần thứ nhất, với sự chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ Thành phố đến địa phương, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố vẫn trong tầm kiểm soát. “Tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh đang ở mức rất cao và khó lường vì đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây. Đặc biệt đã xuất hiện các trường hợp mắc trong khu công nghiệp, trong bệnh viện, cơ quan, doanh nghiệp, chợ đầu mối, chợ dân sinh… Trong thời gian tới, sẽ có thể tiếp tục ghi nhận các ca mắc mới và nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn”, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật nói.

Bởi vậy, để có thể nhanh chóng chặt đứt nguồn lây nhiễm của Covid-19, cần tăng cường rà soát, phát hiện sớm nhất các ca tản phát trong cộng đồng, không có yếu tố dịch tễ liên quan bằng cách xét nghiệm 100% các trường hợp nghi nhiễm, có biểu hiện bệnh như có ho, sốt, khó thở… Đồng thời, thần tốc truy vết triệt để tất cả các F1 để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Đặc biệt, hai nhiệm vụ này phải thực hiện song song với nhau.

Kỳ 2: “Khoá chặt” đường lây của Covid-19
Nhân viên xét nghiệm Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội xuyên đêm làm xét nghiệm sàng lọc Covid-19.

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động trên, hiện nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cùng với hệ thống y tế dự phòng tuyến quận, huyện, thị xã đang phải chạy đua với thời gian để điều tra, truy vết, xét nghiệm F0, F1, F2 ngay sau khi xác định ca bệnh đầu tiên. Tăng cường rà soát lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp nguy cơ cao, di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người (người giao hàng, người làm trong các chuỗi cung ứng thực phẩm, chợ, siêu thị…).

Đồng thời, thực hiện lấy mẫu sàng lọc diện rộng trên toàn địa bàn Thành phố theo hộ gia đình, tại các khu vực có nguy cơ cao, “vùng đỏ”, đảm bảo không bỏ sót, bỏ lọt các trường hợp mắc bệnh. Tiếp tục nâng cao năng lực xét nghiệm, tăng ca, tăng kíp trực 24/24h, kịp thời nhận mẫu, xét nghiệm và phấn đấu trả kết quả trong thời gian nhanh nhất có thể.

Như vậy, với hàng loạt các giải pháp thiết thực trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, từ các cơ sở khám chữa bệnh cho đến công tác y tế dự phòng… ngành Y tế Hà Nội luôn cố gắng đảm bảo an toàn trong công tác khám, chữa bệnh, cũng như “khoá chặt” đường lây nhiễm của dịch Covid-19. Tuy nhiên, bên cạnh sự cố gắng của ngành Y tế, của các cơ quan chức năng vẫn cần sự chung sức của tất cả người dân. Bởi chính sự chủ động, ý thức tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của người dân sẽ góp phần phòng, chống dịch hiệu quả.

“Biện pháp quan trọng nhất là người dân Hà Nội không tập trung đông người. Biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, quyết định là ở mỗi người dân. Người dân tuân thủ quy tắc 5K cùng với việc tiêm vắc xin là bảo vệ chính cá nhân, gia đình, cộng đồng”, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Khổng Minh Tuấn khuyến cáo thêm.

Bác sĩ Lê Mạnh Trường, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chia sẻ: Những ngày này, trong mỗi chúng ta ai cũng có chung một niềm mong mỏi đó là dịch bệnh sớm kết thúc để cuộc sống được sớm trở lại bình thường. Để mọi người được ra ngoài hít bầu không khí trong lành, không Covid-19; trẻ nhỏ được đến trường học tập, vui chơi và chúng tôi - những nhân viên y tế trên khắp cả nước được trở về với gia đình, được ôm những đứa con nhỏ vào lòng,… Để làm được điều đó, chỉ riêng sự cố gắng của nhân viên y tế là chưa đủ mà cần sự chung tay, đồng lòng của cả cộng đồng. Vấn đề mấu chốt là người dân nên tuân thủ đúng các quy định phòng dịch của Bộ Y tế và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để dịch bệnh không lan rộng thêm nữa.

Minh Khuê

Kỳ cuối: Tăng tốc hướng tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Xem thêm
Phiên bản di động