Kỳ 2: Còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, không chủ quan, lơ là để bảo vệ thành quả
Theo Chỉ thị số 22/CT-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, từ 6 giờ ngày 21/9/2021, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế. Điều đó có nghĩa, Hà Nội cho phép hoạt động thêm nhiều dịch vụ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống, từng bước khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại quận Đống Đa, ngày 31/8/2021. (Ảnh: Nhật Nam) |
Ngay trong ngày đầu tiên áp dụng thực hiện, cũng là ngày Tết Trung thu, trên các tuyến phố, người dân ùn ùn đổ ra đường. Hình ảnh này có thể có nguy cơ rất lớn về một đợt bùng phát dịch bệnh mới, "thách thức" thành quả chống dịch của Thủ đô. Càng đáng lo hơn khi trưa nay (22/9), Sở Y tế Hà Nội công bố 1 ca mắc Covid-19 thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng ở Kiến Hưng, Hà Đông.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội nhận định, thời gian tới tại Hà Nội có thể vẫn còn xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng. Việc xuất hiện ca nhiễm có thể do chưa loại bỏ hết những ca dương tính không triệu chứng trong cộng đồng. Bên cạnh đó là việc giao thoa đi lại nhất là những người từ vùng dịch về Hà Nội… Chính vì vậy, khi nới lỏng giãn cách người dân cần tuân thủ nghiêm quy định không tụ tập đông người, đi lại, giao tiếp vẫn giữ khoảng cách an toàn, bảo đảm tuân thủ nghiêm quy định 5K.
Tại cuộc họp chiều 20/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng đã nhấn mạnh: "Một nguy cơ mà chúng tôi đánh giá sẽ rất khó khăn là tinh thần, tư tưởng chủ quan của một số cơ quan, người dân, như lò xo bị nén suốt mấy tháng nay, khi mở ra rất dễ quá đà trong khi nguy cơ vẫn rất cao. Kết quả chống dịch có bền vững hay không phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn".
Người dân ùn ùn đổ ra đường đón Tết Trung thu sẽ có nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. (Ảnh: Hữu Duyên) |
Theo ông Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 được 94,2% mũi 1 với người trên 18 tuổi, nhưng Thành phố vẫn chưa thể về trạng thái "bình thường mới" vì mũi tiêm thứ 2 mới đạt tỷ lệ 12%. Trong khi đó, Bộ Y tế quy định, muốn trở về "bình thường mới", phải trên 70% mũi 1 và trên 20% mũi 2. Nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn còn, chưa thể lạc quan có thể mở cửa ngay.
Thực tế từ các đợt dịch Covid-19 xảy ra, cứ sau mỗi đợt giãn cách dài, tâm lý chủ quan rất hay xuất hiện, đặc biệt khi số lượng người đã tiêm vắc xin đạt tỷ lệ cao như hiện nay. Khi mọi người không còn tâm lý e dè dịch, sẽ tăng tiếp xúc xã hội và tự thấy không cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, cũng sẽ là thời điểm nhạy cảm, dễ tái phát sinh dịch bệnh.
Cả hệ thống chính trị và người dân đã phải nỗ lực rất nhiều về cả tinh thần, sức lực và kinh tế để giữ cho Thủ đô bình yên. (Ảnh: Hữu Duyên). |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo, mặc dù Hà Nội đã có vắc xin bao phủ số lượng lớn người dân, tuy nhiên, còn rất nhiều người chưa được tiêm như trẻ em, một số người không thể tiêm được... Cho nên, dù đã được tiêm 1 mũi hay 2 mũi thì người dân cũng nên tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, bởi ngay cả khi được tiêm đủ liều, cũng không thể bảo vệ 100%.
Nói về kết quả công tác phòng, chống dịch của Thủ đô, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá, mặc dù kết quả đã có bước tiến mới, nhưng công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn đang đặt ra những khó khăn, thách thức lớn. Vì các ca F0 cộng đồng vẫn còn. Trong khi tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Tinh thần chỉ đạo chung vẫn là tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; phải tiếp tục coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ thể, trung tâm của người dân trong phòng, chống Covid-19 và mong muốn người dân Hà Nội tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch của Trung ương và Thành phố, để sớm đẩy lùi dịch bệnh, bắt đầu trạng thái bình thường mới.
Luôn thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để bảo vệ thành quả, sớm bắt đầu trạng thái bình thường mới. (Ảnh: Nguyễn Hảo) |
Thực tế, kể từ đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, để giữ cho Thủ đô bình yên, cả hệ thống chính trị và người dân đã phải nỗ lực rất nhiều về cả tinh thần, sức lực và kinh tế. Dù bước đầu đạt được những kết quả tích cực, nhưng trong những ngày qua vẫn xuất hiện ca bệnh mới không rõ nguồn lây, đây chính là sự cảnh báo với mỗi địa bàn, người dân trong phòng, chống dịch. Chỉ một hành động chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của Thủ đô và sinh kế, sức khỏe, tính mạng của người dân. Chỉ một vài cá nhân, ở một vài địa bàn chủ quan, lơ là có thể khiến toàn xã hội phải trả giá, phải làm lại từ đầu với khó khăn, vất vả gấp bội phần.
Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play. Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên. Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51