Kinh tế Hà Nội phục hồi dần trong 2 tháng đầu năm
Chất "Hà Nội" trong phương án đạt giải Nhất cuộc thi tuyển kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo Ngày 2/3: Cả nước thêm 110.301 ca Covid-19, riêng Hà Nội chiếm 15.114 ca F0 |
Không để lỡ nhịp phục hồi tăng trưởng
Theo Cục Thống kê Hà Nội, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhìn chung không có sự thiếu hụt về lao động. Với tinh thần nhanh chóng bắt tay ngay vào công việc, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, quyết tâm không để lỡ nhịp phục hồi tăng trưởng kinh tế đang lan tỏa mạnh mẽ tại nhiều doanh nghiệp.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,8%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 4,3%; công nghiệp khai khoáng giảm 1,8%.
Đầu tháng 2 năm 2022 trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên hoạt động thương mại, dịch vụ trong tháng tăng so với cùng kỳ. Thời gian này, Hà Nội cùng cả nước thực hiện mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn trong trạng thái bình thường mới đã tạo đà tích cực cho sự phục hồi ngành thương mại, dịch vụ.
Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, quyết tâm không để lỡ nhịp phục hồi tăng trưởng kinh tế đang lan tỏa mạnh mẽ tại nhiều doanh nghiệp (ảnh minh họa) |
Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 109 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 73,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 67,2% tổng mức và tăng 10,9%.
Cùng với đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 2 đạt 1.318 triệu USD, giảm 2,6% so với tháng trước nhưng tăng 53% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt giá trị xuất khẩu 690 triệu USD, giảm 4,6% và tăng 44,8%. Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước gồm: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 254 triệu USD, gấp 2,5 lần cùng kỳ; hàng dệt, may đạt 237 triệu USD, gấp 2,1 lần; máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 186 triệu USD, tăng 50,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 166 triệu USD, tăng 84,4%; hàng nông sản đạt 77 triệu USD, tăng 55,1%.
Trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội ước tính đạt 2.671 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Khu vực kinh tế trong nước đạt 1.413 triệu USD, tăng 33,9%; khu vực có vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.258 triệu USD, tăng 27,7%...
Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ gồm: Hàng dệt, may đạt 474 triệu USD, tăng 78,9%; máy tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 440 triệu USD, tăng 41,9%; máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 330 triệu USD, tăng 12,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 298 triệu USD, tăng 56,2%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 159 triệu USD, tăng 72,8%; hàng nông sản đạt 149 triệu USD, tăng 68,2%.
Giải ngân vốn đầu tư công tăng
Trong tháng 2, Hà Nội có 1.487 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 30 nghìn tỷ đồng, tăng 87%. Thành phố thực hiện thủ tục giải thể cho 309 doanh nghiệp, tăng 19%; 1.752 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, gấp 3,3 lần; 1.063 doanh nghiệp trở lại hoạt động, gấp 3,2 lần.
Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2022, Hà Nội có 3.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 48 nghìn tỷ đồng, tăng 33%. Ngoài ra, 4.200 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, tăng 31%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.
Về vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý của Thành phố tháng 2 năm 2022 ước tính đạt 2.201 tỷ đồng, bằng 66,5% thực hiện tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Thành phố Hà Nội đang tích cực thu hút các nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào địa bàn, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và đầu tư hạ tầng cơ sở trên địa bàn (ảnh minh họa) |
Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp Thành phố thực hiện 1.131 tỷ đồng, bằng 73,7% và giảm 11%; vốn ngân sách Nhà nước cấp quận, huyện thực hiện 971 tỷ đồng, bằng 58,8% và tăng 41,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã, phường thực hiện 99 tỷ đồng, bằng 81,1% và giảm 14,8%.
Tính chung 2 tháng đầu năm toàn Thành phố, vốn thực hiện được 5.509 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 10,8% kế hoạch năm.
Trong tháng 2 năm 2022, các công trình, dự án chủ yếu thực hiện vốn từ năm 2021 chuyển sang. Với mục tiêu bảo đảm tiến độ, chất lượng, nhiều dự án lớn, công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố như cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, hầm chui Lê Văn Lương, đường Vành đai 2 trên cao… vẫn duy trì nhịp độ thi công khẩn trương, tập trung sức lực để sớm hoàn thành công trình theo kế hoạch đặt ra.
Không chỉ vậy, Thành phố Hà Nội cũng đang tích cực thu hút các nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào địa bàn, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và đầu tư hạ tầng cơ sở trên địa bàn.
Tháng 2, thành phố Hà Nội có 8 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 triệu USD. Bên cạnh đó, có 10 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt 2,2 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 15 lượt, đạt 1,2 triệu USD.
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, thành phố thu hút 470,7 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 35 dự án với số vốn đạt 10,7 triệu USD; 16 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 112,6 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 33 lượt, đạt 347,5 triệu USD.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tiếp tục đôn đốc các ngành, đơn vị, quận huyện đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; tập trung lao động sản xuất ngay từ đầu năm. Đồng thời Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra công vụ và kiểm tra cải cách hành chính thường xuyên và đột xuất để kịp thời chấn chỉnh lề lối làm việc các cấp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (19/11): Vàng trong nước tăng mạnh sau chuỗi ngày "chạm đáy"
Tỷ giá USD hôm nay (19/11): Đồng USD tiếp đà giảm từ cuối tuần trước
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Gần 900 vận động viên tham gia Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước
Sáng nay 19/11, khai mạc kỳ họp thứ 19 HĐND Thành phố khoá XVI
Tin khác
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59
Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 14:40
“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 06:31
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 13:42
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |