“Kìm chân” CPI để tạo đà tăng trưởng
Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng và giá đô la tăng rất thấp Hà Nội đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp |
CPI đảm bảo chỉ tiêu đề ra
Trong mức giảm 0,01% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2020 so với tháng trước, có 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó: Nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 0,47% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 27/10/2020, thời điểm 11/11/2020 và đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 26/11/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 1,32% (tác động làm CPI chung giảm 0,05%), bên cạnh đó, giá ô tô mới giảm 0,08%, ô tô đã qua sử dụng giảm 0,45% do các đại lý ô tô đưa ra nhiều gói ưu đãi để kích thích sức mua của người tiêu dùng. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do giá điện thoại di động giảm; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06% do các công ty du lịch đưa ra các chương trình kích cầu du lịch nội địa.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 đảm bảo chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra |
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,14% do nhu cầu mua sắm khi thời tiết chuyển mùa; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07%, chủ yếu do giá gas tăng 5,78% (làm CPI chung tăng 0,08%), giá nhóm vật liệu, bảo dưỡng nhà ở tăng 0,17% và giá dầu hỏa tăng 1,37%, mặt khác, do ảnh hưởng của mưa lũ nên nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt giảm làm cho chỉ số giá điện giảm 2,27%; giá nước sinh hoạt giảm 0,5%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05% (trong đó, lương thực tăng 0,59%; thực phẩm giảm 0,06%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03% do nhu cầu sử dụng các thiết bị và đồ dùng gia đình phục vụ mùa đông tăng khi thời tiết chuyển lạnh; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,12%. Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.
Trong khi đó, CPI tháng 11/2020 tăng 0,08% so với tháng 12/2019 và tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 3,51% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản tháng 11/2020 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 2,43% so với bình quân cùng kỳ năm 2019,…
Nhìn vào số liệu 11 tháng qua cho ta thấy, CPI cả năm 2020 chắc chắn sẽ thực hiện được chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra trong năm 2020 là dưới 4% và khả năng ở mức 3,5% - 3,6%, chỉ số lạm phát trong năm nay thực hiện sẽ góp phần vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế trong thời gian có dịch đỡ khó khăn hơn và là tiền đề cho sự phát triển trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, chúng ta cần phân tích thêm về diễn biến giá cả 5 tháng cuối năm 2020, so sánh với 6 tháng đầu năm để thấy rõ hơn về những diễn biến của giá cả năm 2020. Thứ nhất, dịch Covid-19 và thiên tai lũ lụt miền Trung cộng với dịch bệnh của gia súc đã làm cho chỉ số giá cả 5 tháng cuối năm có nhiều diễn biến khác hẳn với 6 tháng đầu năm.
Về giá cả thị trường, chúng ta không thể không đề cập đến giá cả của mặt hàng thịt lợn. Đầu năm thì giá cả thịt lợn bán lẻ ở thị trường cao chót vót từ 200.000đ – 250.000đ/kg, nguyên nhân chính là do sự thao túng có yếu tố độc quyền của 40% thị phần các công ty chăn nuôi lớn như CP, Dabaco, Marvin... Nhưng đến 5 tháng cuối năm, nhất là trong 2 tháng 10 và 11/2020, giá thịt lợn hơi đã giảm 25%-30%, chỉ còn 65.000đ – 67.000đ/kg hơi nhưng giá bán lẻ ở siêu thị và chợ chỉ giảm nhỏ giọt 3-5%. Người tiêu dùng vẫn tiếp tục bị thiệt hại với giá bán lẻ cao vô lý từ 190.000đ – 200.000đ/kg nhưng nguyên nhân chính ở đây là những tác động của khâu trung gian và khâu bán lẻ. Câu chuyện thịt lợn có lẽ còn tiếp tục cần phải theo dõi cho đến trước và sau Tết Tân Sửu sắp tới.
Kỳ vọng trong năm 2021
Về cạnh tranh của các kênh bán lẻ trong hệ thống phân phối nội địa trong 11 tháng 2020, chúng ta thấy rõ việc cạnh tranh ngày càng gay gắt ở thị trường nội địa Việt Nam giữa các kênh bán lẻ với nhau, đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại với 1,5 triệu cửa hàng tạp hóa trong cả nước đang hoạt động nhộn nhịp và được người tiêu dùng vẫn còn tín nhiệm cao. Với tốc độ phát triển không nhanh như thời gian trước năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại trong năm phát triển với tốc độ chậm hơn và chỉ tập trung vào một số tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước có thế mạnh và có quy mô lớn,…
Hiện nay, Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn xâm nhập của dịch Covid-19, chính vì vậy người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu trong năm qua ngày càng tính toán hơn, tiết kiệm hơn và có tích lũy. Đây cùng là những khó khăn cho hệ thống bán lẻ nội địa nhưng cũng đồng thời là sức ép cho các nhà sản xuất bán lẻ Việt Nam nhìn lại mình, từ mặt hàng sản xuất, cách kết nối với hệ thống phân phối, các phương thức thanh toán, các dịch vụ trước , trong và sau khi bán hàng sao cho tiếp cận nhanh hơn, cạnh tranh hơn, thương hiệu được xây dựng ngày càng tốt hơn,… đó là những tín hiệu vui cho sự chuyển biến lúc đầu của sản xuất và hệ thống bán lẻ Việt Nam. Chính vì vậy, doanh số bán lẻ 11 tháng 2020 vẫn tăng trưởng khoảng 2% và khả năng 2021 sẽ tăng trưởng cao hơn.
Về dự báo giá cả Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, như trên đã trình bày, mặc dù các công ty thương mại sản xuất, xuất nhập khẩu chuẩn bị khá đầy đủ các mặt hàng cho Tết, song sức mua chắc chắn sẽ không bằng những Tết trước khi chưa có dịch. Điều cần lưu ý thêm đó là, phải tăng cường công tác quản lý thanh kiểm tra trên thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại từ biên giới và ở trong nội địa để người tiêu dùng không mua phải hàng gian, hàng giả, hàng kém phẩm chất trong dịp Tết. Câu chuyện cuối tháng 12 cho ta thấy lỗ hổng chết người của công tác quản lý từ gốc, đó là hàng trăm tấn hàng qua cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh mà không có giấy tờ thông quan, những kho hàng 500 tấn của đầu nậu không hề có giấy tờ chứng minh nguồn gốc...
Trong điều kiện dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, không lường trước được, trong khi đó, ở nước ta thì nguy cơ xâm nhập dịch Covid-19 vẫn còn. Chính vì vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở một con số hợp lý khoảng 4% trong năm tới vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên chúng ta tin tưởng rằng, qua một năm đầy khó khăn sóng gió, con thuyền kinh tế của Việt Nam sẽ có bước phát triển tốt hơn 2020, CPI của năm tới sẽ phấn đấu đạt mức như dự báo ở trên, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở một mức hợp lý; phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân, khởi đầu cho kế hoạch dài hạn 5 năm 2021 – 2025 sắp tới./.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13