Kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai do chủ đầu tư
HĐND thành phố Hà Nội tiến hành chất vấn 2 nhóm vấn đề "nóng" Hà Nội thông qua mức thu lệ phí đối với lao động là người nước ngoài Người đặc biệt khó khăn ở thành thị được hỗ trợ 2,5 triệu đồng/tháng |
Sáng 9/12, tại Kỳ họp thứ ba, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, sau khi xem phóng sự truyền hình về tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố do Thường trực HĐND Thành phố chỉ đạo thực hiện, các đại biểu HĐND Thành phố đã nêu nhiều câu hỏi chất vấn, đề nghị lãnh đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông trả lời chất vấn tại kỳ họp. (Ảnh: Nhật Nam) |
Trong đó, các đại biểu Đoàn Việt Cường, Lê Vĩnh Sơn, Vũ Mạnh Hải chất vấn Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Theo các đại biểu, Hà Nội tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư, nhiều biên bản ghi nhớ được ký kết, tuy nhiên thực hiện chậm, vậy giải pháp thời gian tới như thế nào? Đặc biệt, các công trình trọng điểm vẫn còn chậm tiến độ, trong đó nhiều dự án đầu tư công thuộc công trình trọng điểm của Thành phố, trong khi các dự án này luôn được ưu tiên bố trí vốn, nhưng thực tế thực hiện không đạt yêu cầu, vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp thời gian tới?
Các đại biểu Nguyễn Minh Tuân, Duy Hoàng Dương, Nguyễn Minh Đức đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kiến nghị giám sát đối với các dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai. Bởi qua hoạt động giám sát của HĐND Thành phố, UBND Thành phố đã có kế hoạch khắc phục, nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn chậm.
Đại biểu Duy Hoàng Dương nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Nhật Nam) |
Trả lời những nội dung chất vấn của đại biểu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn cho biết, tại các hội nghị xúc tiến đầu tư từ năm 2016 đến 2020, Thành phố đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 206 dự án, số vốn hơn 548.800 tỷ đồng. Cũng tại 4 hội nghị đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 44 dự án, số vốn hơn 274.500 tỷ đồng.
Theo ông Đỗ Anh Tuấn, việc triển khai các dự án còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó liên quan đến những thay đổi của Luật Đầu tư năm 2020 với nhiều quy định mới. Do đó, nhiều dự án của Thành phố phải được rà soát lại toàn bộ trình tự, thủ tục pháp lý. Trong quá trình thực hiện, nhiều dự án còn vi phạm của các nhà đầu tư liên quan đến đất đai, phòng cháy, chữa cháy, bảo hiểm xã hội…
Ông Tuấn cho biết thêm, nhiều chủ đầu tư chưa chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước, sở, ngành liên quan để giải quyết những vướng mắc. Bên cạnh đó, cũng có trách nhiệm của các sở, ngành liên quan trong việc đôn đốc, hướng dẫn cũng giám sát các nhà đầu tư khi triển khai thực hiện các dự án.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn trả lời chất vấn. (Ảnh: Nhật Nam) |
Về công tác giải ngân đầu tư công, ông Đỗ Anh Tuấn cho biết, đến nay mới chỉ đạt hơn 51% so với chỉ tiêu 83% của Chính phủ. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cùng với 5 ban quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố và 30 quận, huyện, thị xã được giao vốn đầu tư đã cam kết với Thành phố tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu và thanh toán khối lượng cho từng dự án để hoàn thành tiến độ, kế hoạch Thành phố giao là 93,6%.
"Chúng tôi đã tham mưu với UBND Thành phố sớm ban hành chỉ thị về tăng cường công tác giải ngân đầu tư công. Từ đó, chúng tôi sẽ nêu tên các dự án, địa chỉ từng đơn vị giải ngân chậm để đẩy mạnh công tác này. Đồng thời, kiên quyết thu hồi giấy phép của các dự án chậm tiến độ", ông Tuấn thông tin.
Liên quan đến tiến độ thực hiện kiến nghị giám sát đối với các dự án vốn ngoài ngân sách, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường thừa nhận, dù có nhiều cố gắng, song kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Trong số 379 dự án chậm triển khai theo báo cáo giám sát của HĐND Thành phố, có 30 dự án kiến nghị thu hồi, đến nay mới thu hồi 10 dự án.
Theo ông Cường, nguyên nhân khách quan do chính sách về đất đai có thay đổi, một số dự án chờ rà soát quy hoạch chung phân khu và tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng tiến độ. Nguyên nhân chủ quan, do nhận thức, ý thức chấp hành về đất đai của một số chủ đầu tư hạn chế; nhiều chủ đầu tư không phối hợp với chính quyền địa phương trong giải phóng mặt bằng và cố tình chây ỳ, để không phải nộp nghĩa vụ tài chính. Cùng với đó, sự phối hợp của các sở, ngành trong thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư chưa đồng bộ, hiệu quả…
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường trả lời chất vấn tại kỳ họp. (Ảnh: Nhật Nam) |
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cam kết sẽ cùng với các địa phương thực hiện các kiến nghị của HĐND Thành phố và kế hoạch của UBND Thành phố trong khắc phục, xử lý các dự án chậm triển khai; đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục đầu tư, rõ trách nhiệm trong thẩm định các dự án ngay từ khâu ban đầu. "Sở sẽ tham mưu Thành phố kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ỳ, không thực hiện kết luận thanh tra về dự án chậm triển khai", ông Cường nhấn mạnh.
Giải trình thêm về việc dự án đầu tư chậm triển khai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thời gian qua, đặc biệt là đối với 61 dự án trên địa bàn huyện Mê Linh. Nguyên nhân chính là do công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, trong khi năng lực của một số chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì thế, Thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể từng dự án, với tinh thần những dự án nào liên quan đến các quận, huyện, thị xã thì Thành phố sẽ tập trung tháo gỡ để sớm triển khai thực hiện. Đối với những dự án mà nguyên nhân là do chủ đầu tư thì Thành phố kiên quyết thu hồi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Tin khác
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 06:18
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25