Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ vào nghề săn… ong

Với đồ nghề chỉ là cái vợt làm bằng mùng và một cái chang kèm theo sợi dây thừng, nhiều nông dân ở huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) có thể kiếm được tiền triệu mỗi ngày nhờ nghề bắt ong rừng.
Dịch vụ dọn nhà cuối năm: Nhu cầu cao, nên giá tăng
12 bước để khởi nghiệp
Cơ hội kiếm 60 triệu đồng/tháng tại Đức

Độc đáo nghề săn ong rừng

Trong những ngày cuối đông, rất nhiều người dân ở các huyện miền núi ở Hà Tĩnh đã bắt đầu với hành trình “săn ong”. Trên những tuyến đường như QL 8A (đoạn xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn), đường 17 gần biên giới Việt-Lào (đoạn từ xã Hương Xuân, huyện Hương Khê), đường tỉnh lộ 5 (đoạn Vườn quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang) được coi như là điểm hội tụ của những người có thú vui săn ong rừng.

Chia sẻ về kinh nghiệm săn ong rừng, ông Nhân (trú xã Hương Xuân, Hương Khê) cho biết: “Mùa săn ong rừng rất ngắn, từ khoảng giữa tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 12, khi thời tiết đang giao mùa. Lúc này, mùa đông giữa đại ngàn rất lạnh nên đàn ong phải di trú về bìa rừng kiếm những nơi ấm áp, điểm dừng chân của đàn ong thường là những hàng cột điện ven đường và những tảng đá khuất gió. Với kinh nghiệm có sẵn, nhóm người của ông Nhân chọn những hàng cột điện và tảng đá là điểm săn ong chính”.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ vào nghề săn… ong
Một thợ săn ong đang quan sát con ong dẫn đàn về tổ mới.

Theo lời giới thiệu của ông Nhân, chúng tôi đã cuộc hội ngộ các bậc thầy săn ong. Khoảng 6 giờ 30 sáng theo nhóm thợ săn ong, hành trang trong chuyến đi của mỗi người thợ chỉ đơn giản là một cặp lồng cơm, vài, ba cái chang (chang được làm từ thân cây tro khoét rỗng, dài khoảng 50 cm, hai đầu bịt kín, ở giữa và cuối chang khoét một vài lỗ nhỏ để ong chui vào). Bên trong chang, thợ săn ong thường bỏ sáp ong để mồi, (mùi mật ong phảng phất hương thơm để nhử ong ở lại) của mật và thêm một chiếc vợt để đưa ong vào tổ, chuyến đi này chúng tôi thực tế được cách bắt ong rừng là như thế nào. Trong lần nghỉ dừng chân, ông Đinh Văn Quan - một thợ săn ong có tiếng trong nhóm - chia sẻ: “Hành nghề này vất vả lắm, có ngày đi không gặp thì vẫn về tay không. Nhưng có lúc may mắn, một ngày bắt được vài tổ ong, mỗi tổ bán được hơn một triệu đồng”.

Sau khi bắt được con ong kiếm đi tìm tổ, thợ săn ong phải thường xuyên theo dõi tín hiệu của đàn ong. Lúc chờ đợi này là cũng thời gian các tay săn ong chia sẻ kinh nghiệm bắt ong, nuôi ong… Ông Mai - một thợ săn ở xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn – cho biết: “Sau khi rời quân ngũ, ông về với gia đình sinh sống bằng nghề làm nông. Khoảng 20 năm trở lại đây, nhận thấy mình đang sống trong môi trường đồi núi, nên ông mạnh dạn đầu tư vào nghề nuôi ong. Ban đầu chỉ nghĩ đây là một thú vui, nhưng dần thấy nó có hiệu quả kinh tế cao, nên sau đó ông gắn bó với việc săn bắt và nuôi ong. Ban đầu chỉ theo bạn bè đi cho vui, nhưng rồi mê mải lúc nào không hay. Có lúc rong ruổi cả tháng vẫn không bắt được tổ nào, có ngày cả nhóm bắt được 2 tổ. Thông thường, mỗi tổ ong mật được bán tại chỗ với giá 800.000 đồng, nhưng hầu như không ai bán, bởi chúng tôi săn về để nuôi”.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, ông Mai chia sẻ: “Với ong ruồi, nếu thời tiết tốt, vòng đời là 45 ngày. Ong chúa sống được 3 năm, mỗi lần đẻ 4.000 trứng, nhưng sau 1 năm sức sinh sản sẽ giảm. Những loài ong ruồi được săn về nuôi khoảng 3 tháng sẽ khai thác được một lần, mỗi tổ ong chăm sóc tốt trung bình cho khoảng 5 lít mật, mật ong bán ra thị trường 300.000-500.000 đồng/lít”.

“Ông tổ” nghề ong

Với lợi thế hàng ngàn ha đất rừng, trong đó có Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang 4 mùa hoa trái, một tiểu vùng khí hậu đặc trưng, Vũ Quang đã và đang trở thành miền “đất lành” cho loài ong. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch Hội Người mù huyện Vũ Quang, với niềm đam mê với con ong và trách nhiệm trước cuộc sống của bà con quê nghèo, ông đã được người dân trìu mến gọi là “Ông tổ của nghề nuôi ong Vũ Quang”. Chia sẻ với chúng tôi, ông Dũng cho biết: “Hơn 10 năm trước (2003), Hội Người mù Vũ Quang ra đời, đồng thời cũng đánh dấu sự hình thành nghề nuôi ong tại huyện Vũ Quang. Với vai trò đứng đầu tổ chức hội, nhìn hội viên thiệt thòi, cực khổ là tôi không thể cam lòng. Trong đầu lúc nào cũng đau đáu với suy nghĩ làm thế nào để tìm được một nghề phù hợp cho mọi người vươn lên”.

Cơ hội đã đến khi Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang tổ chức tập huấn, hỗ trợ phát triển nghề nuôi ong cho người dân vùng đệm, ông Dũng là một trong những hộ phát huy tốt hiệu quả của nghề mới. Cũng từ khi nghề nuôi ong cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm, ông Dũng bắt đầu hành trình truyền nghề, phát triển nghề ở nhiều địa phương trong huyện với mong muốn đây thực sự là nghề xóa đói, giảm nghèo cho người dân miền núi.

Năm 2008, sau một thời gian được hỗ trợ của Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh cùng nhiều tổ chức trong và ngoài nước, nghề nuôi ong ở Vũ Quang nhân được 3.000 đàn ong trên toàn huyện. Nhưng cũng trong năm này, một trận dịch nặng nề bùng phát đã đưa nghề ong non trẻ của Vũ Quang đứng trước bờ vực phá sản. Sau nhiều đêm mất ngủ, ông Dũng tự tìm kiếm và chế tác được một loại thuốc đặc hiệu để cứu đàn ong. Việc khôi phục đàn ong đang được dồn sức thực hiện thì cơn lũ lịch sử năm 2010 đã cuốn phăng tất cả thành quả bao năm gây dựng.

Không đầu hàng trước thử thách ngặt nghèo, một lần nữa, ông Dũng lăn lộn, với hy vọng khôi phục nghề ong địa phương trong tình trạng các gia đình kiệt quệ về kinh tế. Tiếp sức cho nghề ong, dự án “Cải thiện sinh kế cho người nghèo” hỗ trợ nguồn lực cho 60 hộ - đây được coi là điểm tái khởi động cho nghề nuôi ong sôi động của Vũ Quang hiện nay.

Bây giờ, mật ong Vũ Quang đã có thương hiệu vươn ra thị trường, đây cũng thành tựu lớn của những người nông dân sống tại huyện miền núi nghèo, đặc biệt đối với những con người miệt mài theo nghề nuôi ong họ đã được đón nhận những thành quả lớn lao này.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.

Tin khác

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động