Không để nông sản “chết già” trên đồng ruộng chờ hết dịch
Giá nông sản, thực phẩm tăng “sốc” từng ngày chủ yếu do tâm lý Hà Nội hỗ trợ nông sản, sản phẩm OCOP Đồng Tháp, Sóc Trăng trên sàn thương mại điện tử |
Nỗi lo nông sản “chết già”
Cuối vụ hè, những đồng ngô ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì chuyển màu vàng óng, nổi bật giữa mảng xanh tươi mát của cây và đồng ruộng, tạo nên khung cảnh cuốn hút. Thông thường nhà nông ở xã sẽ vui mừng lắm bởi sắp được thu hoạch. Những bắp ngô nếp được trồng theo tiêu chuẩn VietGap sẽ được mang đi khắp nơi, tỏa mùi thơm trên khắp các nẻo đường từ chiếc xe đẩy của người bán hàng rong cho đến những gia đình, cửa hàng, siêu thị…
Ngô nếp vào vụ của bà con đã được "giải cứu" |
Thế nhưng vụ hè năm nay, nhiều nông dân nhìn ruộng ngô chín vàng mà lòng thắt lại. Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bất ngờ ập đến, người dân thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội của Thành phố, những ruộng ngô, ruộng nông sản, hoa màu vào vụ không được tay người hái, đứng trước nguy cơ “chết già” trên đồng ruộng.
Cùng tâm trạng với những người nông dân trong xã, chị Trần Bích Hợp (thôn 2, xã Yên Mỹ) cho biết, gia đình chị có 8 sào ruộng trồng ngô và 2 sào trồng các loại rau như mướp, bầu, mùng tơi, rau ngót, rau ngót. Bây giờ là vào mùa thu hoạch ngô và mướp.
“Chúng tôi bế tắc lắm, khi nghe Chỉ thị 17, chúng tôi hoàn toàn bị sốc. Nông dân chúng tôi chỉ có thể thu hoạch một ít mang ra chợ bán, nhưng ở đây nhà nào cũng trồng ngô, trồng rau thì bán cho ai? Không có dịch thì bán ra các xã ngoài, bán cho các trường học, công sở, nay thực hiện chỉ thị giãn cách thì không được ra khỏi xã để bán nông sản. Ngô thì đang vào mùa thu hoạch, lại là loại ngô trồng theo tiêu chuẩn VietGap, chủ yếu bán tươi, nếu không thu hoạch đúng thời điểm thì ngô sẽ già, chỉ có thể làm thức ăn cho gia súc. Dù không mất mùa nhưng cũng coi như mất trắng”, chị Hợp cho biết.
Những chuyến xe chở nông sản vui mừng đến nơi tập kết để đến với người tiêu dùng. |
Cũng ở thôn 2, gia đình chị Trần Thị Thanh Thủy có 8 sào trồng ngô và 8 sào trồng rau, hoa màu các loại. Vào những ngày giãn cách xã hội, nhìn ruộng ngô vào vụ mà chị không khỏi buồn rơi nước mắt. Ngô “chín” chỉ có thể thu hoạch trong mấy ngày là tươi và ngọt, chứ để già đi thì chất lượng và sản lượng vô cùng thấp. Còn rau màu các loại, nếu “ế” thì cũng chỉ nhà này chia cho nhà kia ăn cho hết. “Nhưng nhà nào cũng trồng ngô với rau, thì ăn sao cho hết được, chỉ có mang mà vứt đi thôi. Giờ mang ra chợ bán cũng chẳng được là bao, lại sợ lây dịch Covid-19. Dù sao sức khỏe cũng là trên hết”, chị Thủy chia sẻ.
"Phép màu" cho người nông dân
Thế nhưng nỗi lo ấy của chị Hợp, chị Thủy cũng như của bà con xã Yên Mỹ đã không còn nữa. Như có “phép màu”, mấy ngày nay bà con hồ hởi đi thu hoạch ngô, rau màu… bởi nông sản đã được “giải cứu”.
Xúc động đến nghẹn lời, chị Trần Bích Hợp cho biết: “Bắt đầu từ đầu tháng 8, xã Yên Mỹ đã có chủ chương giải cứu nông sản cho bà con, đến nay tôi đã thu hoạch và tiêu thụ qua Hợp tác xã An Phát trên 1 sào ngô rồi. Rau, mướp cũng đã tiêu thụ được một ít bởi lượng tiêu thụ phải chia đều cho bà con, mỗi người bán một ít. Tôi rất mừng vì không phải sáng sớm dậy thu hoạch rồi mang ra chợ bán, vất vả mà chẳng được bao nhiêu.
Bây giờ chúng tôi thu hoạch xong thì sơ chế sạch, mang tới Hợp tác xã An Phát. Họ nhập hàng rất nhanh, rất tạo điều kiện cho dân, giá nông sản lại không giảm so với ngày thường. Giá trị nông sản tuy không lớn nhưng là máu thịt của bà con, những người đã đổ công sức, mồ hôi ra ruộng đồng. Tôi rất cảm ơn chính quyền xã đã có chủ trương giúp đỡ bà con tiêu thụ nông sản. Cán bộ Hợp tác xã An Phát cũng rất chu đáo, nhiệt tình hỗ trợ bà con nhanh chóng nhập sản phẩm để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch”.
Những cây rau muống tươi, ngon trồng theo tiêu chuẩn VietGap không lo già úa trên ruộng. |
Chị Trần Thị Thanh Thủy cũng cho biết kể từ khi xã có chủ trương “giải cứu” nông sản cho bà con, gia đình chị cũng đã tiêu thụ qua Hợp tác xã An Phát được hơn 1.000 bắp ngô và một số rau, củ quả. “Từ khi xã thông qua Hợp tác xã An Phát hỗ trợ bà con thu mua nông sản thì nhiều gia đình không phải lo việc hái ra mang ra chợ bán, đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19 đang rất phức tạp hiện nay. Nông sản của chúng tôi không còn phải lo lắng về đầu ra, giá cả lại ổn định nên chúng tôi rất yên tâm”, chị Thủy vui mừng cho biết.
Hiện nay, toàn Thành phố đang thực hiện giàn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nông sản của bà con đến vụ thu hoạch nhưng khó tiêu thụ, chính vì vậy, để hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì đã phối hợp với Hợp tác xã An Phát thu mua nông sản cho bà con nông dân trên toàn xã.
Là người trực tiếp hỗ trợ bà con đăng ký tiêu thụ sản phẩm, bà Trần Thị Thoa – Bí thư Chi bộ Thôn 2 (xã Yên Mỹ) cho biết, từ 1/8 khi xã bắt đầu thu mua giúp bà con tiêu thụ nông sản, bà con rất vui mừng và đã chuyển đến Hợp tác xã rất nhiều ngô, rau, củ, quả… Ước tính mỗi ngày Hợp tác xã An Phát tiêu thụ cho bà con khoảng từ 100-200kg rau, củ quả và khoảng 3.000 – 5.000 bắp ngô. Ngoài ra còn có nhãn, chuối, ổi… bà con trồng xen canh cũng đã mang ra tiêu thụ.
“Trong thời gian tới, Hợp tác xã An Phát sẽ tiếp tục tiêu thụ nông sản cho bà con để bà con có thu nhập, yên tâm ở nhà phòng, chống dịch. Xã cũng sẽ cố gắng tìm thêm đầu ra để tiêu thụ được nhiều nông sản cho bà con với giá thành ổn định”, bà Trần Thị Thoa cho biết.
“Giải cứu” nông sản góp phần ngăn chặn dịch lây lan
Theo ông Nguyễn Đình Quyết – Phó Chủ tịch xã Yên Mỹ, hiện nay đang là vụ hè, chưa phải là vụ chính nên nông sản chủ yếu trái mùa nên sản lượng không nhiều, chủ yếu là ngô. Từ trước đến nay nông sản của bà con đều là tự sản tự tiêu, sau khi thu hoạch thì tự mang đi bán ở các chợ ngoài xã. Hiện nay, các nông sản trái vụ thì không đáng lo ngại nhưng riêng có ngô là bà con chủ yếu trồng ngô nếp, bán tươi nên phải nhanh chóng “giải cứu” cho bà con.
Hợp tác xã "giải cứu" rau các loại (rau muống, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi) với số lượng 100- 200kg và từ 3.000 - 5.000 bắp ngô. |
“Sau khi xã phát động chủ trương tiêu thụ nông sản, bà con rất phấn khởi. Nông sản bà con mang đến tính đến thời điểm này đã tiêu thụ hết không có hàng tồn đọng. Tiêu thụ nông sản qua kênh của xã không chỉ giúp bà con bán được sản phẩm, trang trải cuộc sống hàng ngày mà còn hạn chế việc đi ra ngoài, đi chợ, tránh lây nhiễm dịch bệnh. Từ khi có Chỉ thị 17, xã cũng đã có chỉ đạo nhân dân thực hiện đúng chỉ thị, không bán hàng rong, không ra khỏi địa bàn. Vì vậy, việc tiêu thụ nông sản trong sự an toàn, đảm bảo phòng chống dịch giúp bà con yên tâm ở nhà, thực hiện tốt các chỉ thị của Thành phố”, ông Quyết cho biết.
Theo thông báo của Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ, hàng ngày người dân sẽ đăng ký tiêu thụ sản phẩm với cán bộ xã, báo chủng loại nông sản mình có. Căn cứ lượng tiêu thụ của Hợp tác xã An Phát, cán bộ xã sẽ thông báo khối lượng sản phẩm thu mua của mỗi hộ để các hộ thu hoạch. Điểm tiếp nhận sản phẩm tại Nhà sơ chế tại xóm 9 xã Yên Mỹ vào các buổi chiều hàng ngày. Xã cũng lưu ý người dân cân đối chỉ thu hoạch sản phẩm tới thời điểm thu hoạch, không thu hoạch đại trà để đảm bảo việc điều tiết hợp lý, tiêu thụ tối đa sản phẩm cho nhân dân.
Nông dân vui mừng thu hoạch nông sản trên đồng ruộng. |
Đại diện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Phát cũng cho biết, theo chủ trương của xã, An Phát không chỉ thu mua rau sạch của 121 hộ nông dân trong Chuỗi liên kết mà còn thu mua cho các hộ nông dân nằm ngoài Chuỗi liên kết. Mỗi ngày, Hợp tác xã thu mua rau các loại (rau muống, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi) với số lượng 100- 200kg; từ 3.000 - 5.000 bắp ngô.
Toàn huyện Thanh Trì hiện có 140ha rau an toàn, trong đó 106ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, tập trung tại các xã Yên Mỹ, Duyên Hà… Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, huyện chủ động liên hệ và hướng dẫn các xã, hợp tác xã, hộ sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp như Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phát, Công ty Hưng Gia, Công ty Cổ phần Davicorp Việt Nam. Vào những ngày không giãn cách, huyện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua các bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn. Đến nay, sản phẩm rau an toàn tiêu thụ thông qua hợp đồng với mức giá ổn định và cao hơn thị trường 10-15%; thu nhập bình quân đạt 400-450 triệu đồng/ha.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36