Không biết chia sẻ sẽ tự đánh mất mình trong “cuộc chiến” xây dựng thương hiệu

Kinh tế chia sẻ là một phạm trù đạo đức trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thời đại hiện nay và mãi về sau. Những sự chia sẻ đúng mức trong lúc khó khăn, chính là tạo dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tin cho các doanh nghiệp trong thời kì đại dịch Covid-19. Ngược lại, nếu tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh nào không biết chia sẻ, thì sẽ tự đánh mất mình trong việc xây dựng thương hiệu đơn vị, họ sẽ bị xã hội phê phán mạnh mẽ.
khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu Sơn Tây nỗ lực xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực
khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu Kim chỉ nam cho chiến lược xây dựng thương hiệu bệnh viện
khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu Hà Nội: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2019

Có thể thấy, từ khi xuất hiện Dịch Covid-19 tới nay tại Việt Nam, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ; nhiều công sức tiền bạc và nguồn nhân lực đã tập trung cho công tác chống dịch. Mục đích để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ sự phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.

Quá trình chống dịch mấy tháng qua đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng để chúng ta học tập và cũng có thể có người phải tự sửa mình nếu có gì chưa phải với cộng đồng xã hội trong những lúc khó khăn này. Trước hết, nổi bật nhất là tấm gương hy sinh vì nhiệm vụ, bất chấp mọi nguy hiểm của đội ngũ cán bộ công nhân viên, thầy thuốc, hộ lý, y tá tại các bệnh viện, các cán bộ công nhân viên các khu cách ly. Họ đã gác lại chuyện gia đình để hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài cán bộ công nhân viên, nhiều chiến sỹ quân đội công an đã vào cuộc để góp phần công tác này.

khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu
Các doanh nghiệp sẽ tự đánh mất mình trong "cuộc chiến" xây dựng thương hiệu trong mùa dịch nêu không biết chia sẻ (ảnh Đ.Đ)

Hưởng ứng lời kêu gọi động viên vào công tác chống dịch của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc các cấp, trên tinh thần tương trợ, san sẻ giúp đỡ nhau để qua những ngày hoạn nạn khó khăn. Chỉ cần một cuộc phát động tin nhắn 20.000đ/lượt, thì trong một vài ngày đã thu được hàng chục tỷ đồng quyên góp.

Nhiều tấm gương khác đáng biểu dương như các mạnh thường quân, bao gồm cả các ca sỹ, nhạc sỹ, các nhà báo, cầu thủ bóng đá, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã ủng hộ hàng trăm tỷ. Nhiều tấm gương phục vụ đời sống nhân dân ở các khu cách ly cũng đáng được biểu dương.

Chúng ta nhận thức rằng, đại đa số tầng lớp nhân dân Việt Nam là tốt, luôn có lòng hảo tâm với cộng đồng, với xã hội trong những lúc khó khăn. Nhưng chúng ta cũng nhận rõ được những hình ảnh không đẹp và trái ngược với những hành động rất nhân văn ở trên, cụ thể, nhân lúc có dịch, hàng nghìn các cửa hàng thuốc và dụng cụ y tế đã bán hàng tăng giá so với quy định, liên kết treo biển hết hàng, sản xuất và bán hàng rởm cho xã hội.

Một số cá nhân đã sử dụng các trang mạng xã hội để xuyên tạc tình hình về dịch bệnh, gây hoang mang lo lắng cho một bộ phận nhân dân. Điều này ngược lại hình ảnh một số tổ chức cá nhân kinh doanh thương mại, bán hàng không lợi nhuận, sản xuất và phát miễn phí hàng hóa chống dịch cho mọi người, thì vẫn còn những tổ chức sản xuất kinh doanh, điển hình là mặt hàng thịt lợn. Suốt từ Tết Âm lịch đến nay, liên tục tăng giá cao chót vót và chỉ giảm giá nhỏ giọt khi có ý kiến của nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Thậm chí, có doanh nghiệp giảm thời gian ngắn sau đó lại tăng giá lại. Một nghịch lý trên thị trường là từ trang trại chăn nuôi của các tập đoàn lớn, giá lợn hơi cho đến khâu bán lẻ đã tăng từ 45 - 60%, với mức lãi 2.000.000 – 3.000.000 đ/con thì một đơn vị có thể thu lãi hàng nghìn tỷ 1 tháng. Đây là một mức lợi nhuận vô lý, không thể chấp nhận được.

Nguyên nhân thì đã rõ, thứ nhất, một số trang trại chăn nuôi lớn có số lượng áp đảo về số đầu lợn đã có hiện tượng ghìm giá lợn hơi, hoặc liên kết ngang để cùng thống nhất một mức giá, họ còn có những hành động biểu hiện của sự tiếp tay cho thương lái và các công ty liên kết của họ, việc làm này đã tạo thêm những chi phí trung gian góp phần đẩy giá lên ở thị trường bán lẻ.

Cần phải nhắc lại rằng trong thời kì giá lợn bị sa sút, xuống 22.000 – 25.000 đ/kg hơi thì ngành chăn nuôi lại kêu gọi người tiêu dùng giải cứu. Ngày nay, giá lợn hơi đã tăng gấp rưỡi, gấp đôi một cách vô lý thì họ có giải cứu người tiêu dùng hay không?

Một lãnh đạo công ty chăn nuôi đã phát biểu trong cuộc họp với Bộ Nông nghiệp về giá lợn là “Chúng tôi chỉ sản xuất chăn nuôi theo kế hoạch, không quan tâm tới giá cả thị trường”. Câu nói vô cảm trên cho ta thấy rõ, trong lúc người tiêu dùng đang thắt lưng buộc bụng để chi tiêu hàng ngày thì họ vẫn bàn quang, thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng, thu lợi nhuận kếch sù về cho đơn vị mình. Điều cần quan tâm là chỉ khi Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp khuyên giảm giá thì họ mới giảm giá ở mức 5.000 – 10.000 đ/kg lợn hơi – mang tính nhỏ giọt.

khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu
Các doanh nghiệp cần tăng cường liên kết, chia sẻ nhằm đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu trong mùa dịch

Ở khâu bán lẻ thì sao? Cho đến nay chưa có thống kê cụ thể của các cơ quan kiểm toán về lợi nhuận, nộp ngân sách chênh lệch giá mua và giá bán của các khâu chăn nuôi và khâu bán lẻ mặc dù đã có ý kiến của Chính phủ trong 2 tháng nay. Điều này cũng phải làm rõ và công khai cho mọi người đều biết

Mua bán trên thị trường là một sự thỏa thuận giữa 2 bên, nhưng những hành động vô cảm trong lúc khó khăn chung của mọi người để hưởng lợi nhuận là hành vi quá mức vô lý, nhất là trong khi Chính phủ đã kêu gọi phải liên kết, phải chia sẻ, kể cả chia sẻ lợi nhuận, thì những hành vi không được nhân văn lắm cần phải bị lên án và phải có những giải pháp mạnh để giải quyết dứt điểm.

Được biết, trong cuộc họp gần đây nhất, các ngành đã đề nghị sẽ trình Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương để đưa mặt hàng thịt lợn vào diện bình ổn giá để kiểm soát việc hình thành giá vốn và giá bán ra trên thị trường, nếu có biến động cần tăng giá thì phải giải trình với các ngành ở các địa phương.

Công cuộc chống dịch Covid-19 chưa có hồi kết thúc ở nước ta, cũng như các nước trên thế giới. Nó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và toàn thể các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ở thị trường nội địa Việt Nam phải chung sức, chung lòng , phải chia sẻ trước những khó khăn chung của xã hội, xứng đáng với truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta và muôn đời sau.

Những sự chia sẻ đúng mức trong lúc khó khăn chính là tạo dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tin trong các doanh nghiệp trong thời kì đại dịch Covid-19. Ngược lại, nếu tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh nào không biết chia sẻ, thì sẽ tự đánh mất mình trong việc xây dựng thương hiệu đơn vị, họ sẽ bị xã hội phê phán mạnh mẽ.

Kinh tế chia sẻ là một phạm trù đạo đức trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời đại hiện nay và mãi về sau. Chúng ta tin tưởng rằng những hành động đẹp biết chia sẻ sẽ góp phần vào sự thành công của công tác chống dịch Covid-19 ở nước ta trong thời gian sớm nhất.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiếp tục được các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm quan tâm và triển khai có hiệu quả.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Mầm non Mỹ Đình 1 là một trong những đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm trong việc triển khai hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" gắn với nâng cao chất lượng dạy và học. Với mô hình "Giờ học hạnh phúc - Lớp học yêu thương", nhà trường đã tạo dựng môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mỗi trẻ đều được phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.

Tin khác

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng

Nếu Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tác động mạnh đến nhiều nhóm hàng xuất khẩu. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần chủ động hơn trong việc ứng phó với tác động của chính sách thuế quan thay vì chỉ phản ứng thụ động.
Giá xăng dầu hôm nay (12/4): Thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (12/4): Thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (12/4), giá dầu thế giới đang hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về suy thoái do tình hình căng thẳng địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 60,08 USD/thùng, giảm 0,02%, giá dầu Brent ở mốc 63,32 USD/thùng, giảm 0,02%.
Tỷ giá USD hôm nay (12/4): Đồng USD trên thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Tỷ giá USD hôm nay (12/4): Đồng USD trên thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Tỷ giá USD hôm nay (12/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 41 đồng, hiện ở mức 24.923 đồng.
Hôm nay (12/4): Giá vàng trong nước tăng mạnh

Hôm nay (12/4): Giá vàng trong nước tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (12/4): Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu. Trong nước, giá vàng nhẫn và vàng miếng cũng tăng mạnh.
Giá vàng thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới hôm nay tăng gần 2% và vượt ngưỡng quan trọng 3.200 USD/ounce. Chuyên gia dự báo vàng còn dư địa tăng thêm.
Giá vàng chiều 11/4: Tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều 11/4: Tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng

Chiều 11/4, giá vàng thế giới tiếp tục tăng thêm 42,83 USD/oune. Trong nước, giá vàng đồng loạt tăng theo, với mức tăng cao nhất lên tới 3 triệu đồng/lượng cả hai chiều mua và bán.
Tỷ giá USD hôm nay (11/4): Giá USD tại ngân hàng giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (11/4): Giá USD tại ngân hàng giảm mạnh

Hôm nay (11/4), giá USD tại các ngân hàng thương mại lao dốc, lùi sâu khỏi mốc 26.000 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (11/4): Thế giới và trong nước cùng giảm

Giá xăng dầu hôm nay (11/4): Thế giới và trong nước cùng giảm

Hôm nay (11/4), giá dầu thế giới giảm hơn 2 USD/thùng, xóa sạch đà tăng của phiên trước đó. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư xem xét kỹ hơn chi tiết về việc tạm dừng kế hoạch áp thuế rộng rãi của Mỹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 59,49 USD/thùng, giảm 4,70%, giá dầu Brent ở mốc 62,91 USD/thùng, giảm 4,03%
Giá vàng hôm nay (11/4): Vàng nhẫn, vàng miếng bứt phá mạnh mẽ

Giá vàng hôm nay (11/4): Vàng nhẫn, vàng miếng bứt phá mạnh mẽ

Hôm nay (11/4), giá vàng trong nước và thế giới giữ đà tăng giữa bối cảnh giới đầu tư đang tìm đến kim loại quý này như một kênh trú ẩn an toàn. Trước rủi ro suy thoái và tác động của thuế quan, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động