Khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp |
Chuyển đổi tư duy quản lý sang tư duy khơi thông mọi nguồn lực
Ngày 9/10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua thảo luận tại Diễn đàn cho thấy quyết tâm, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành, địa phương trong công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật - một trong ba đột phá chiến lược của nước ta.
Nhắc lại chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về đổi mới tư duy trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, Phó Thủ tướng cho rằng, Diễn đàn là hành động cụ thể hóa chủ trương chuyển đổi tư duy quản lý sang tư duy khơi thông mọi nguồn lực.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề cập, các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ rất nhiều lần nhấn mạnh đến phân cấp, phân quyền và đảm bảo cho các tổ chức, người được phân cấp, phân quyền có đủ khả năng tổ chức, thực hiện được công việc.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. |
Vì vậy, sử dụng công cụ một luật sửa nhiều luật là một trong nhiều việc chúng ta phải làm. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội tới đây có hàng chục dự án luật, nghị quyết và có thể còn đề xuất thêm, trong đó có nhiều văn bản đề xuất theo phương án 1 luật sửa nhiều luật - tức là chúng ta sử dụng công cụ này thường xuyên hơn, chứng tỏ sự bức thiết từ cuộc sống.
Nêu một số kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng cho biết, tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2024 đạt 6,82%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,41%; thu ngân sách Nhà nước tăng mạnh, tăng 17,9% so với cùng kỳ. Từ đó, có thể thấy rằng chúng ta đã cố gắng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chắc chắn trong thành tích này có sự đóng góp của thể chế.
Ngoài ra, cũng theo Phó Thủ tướng, chúng ta còn khá nhiều vấn đề phải xử lý để đẩy mạnh hơn nữa phát triển sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của Diễn đàn là chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý và tập trung lại hai nhóm vấn đề mà Ban tổ chức đã chọn để giải quyết.
Các bộ, ngành cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị
Cho biết sắp tới sẽ sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật sửa đổi 4 luật về đầu tư xây dựng cơ bản và Luật sửa đổi một số luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngân sách, Phó Thủ tướng lưu ý, vấn đề không nằm ở chỗ văn bản quy phạm không đúng hay vướng mắc trong tổ chức thi hành mà có rất nhiều vấn đề cần xử lý về quan điểm, cách tiếp cận, cách giải quyết vấn đề còn khác nhau.
Toàn cảnh Diễn đàn. |
Phó Thủ tướng nhìn nhận, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần tập hợp nhiều yếu tố. Trước hết là yếu tố trách nhiệm, đòi hỏi chúng ta cần xem xét có hành lang pháp lý làm sao đó để công chức trong hoạt động công vụ sẽ yên tâm làm việc.
Về phía các doanh nhân, doanh nghiệp, cũng cần phát huy yếu tố đạo đức doanh nghiệp, doanh nhân. Doanh nghiệp cần làm theo pháp luật, nghiêm túc tuân thủ với một nền văn hóa doanh nhân tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ghi nhận ý kiến đóng góp tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp, cơ quan thường trực của Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị, tham mưu xây dựng một văn bản của Thủ tướng để giao việc cho các cơ quan, trước hết là các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị để chỉnh lý, đưa vào các dự thảo văn bản và giải trình một cách thỏa đáng.
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 sắp đến, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chúc các doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn phát đạt, đúng quy định của pháp luật, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước cũng như cho các chương trình an sinh xã hội.
Tại diễn đàn, các diễn giả, đại biểu, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp đã phát biểu ý kiến, phản ánh, đóng góp, kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp cụ thể. Cụ thể như về thời gian tuân thủ thủ tục hành chính (liên quan tới đất đai) còn dài, có dự án kéo dài tới 2-3 năm; người thực thi công vụ chưa lắng nghe góp ý; hoàn thuế giá trị gia tăng chậm; cán bộ thuế sợ trách nhiệm; cần giới hạn trách nhiệm của cán bộ, công chức thuế để họ yên tâm làm việc; việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra có sự chênh lệch...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50